Jsenve nguyên nhân lơn con ỉa phân trắng

Jsenve nguyên nhân lơn con ỉa phân trắng
Ảnh minh họa

Tiêu chảy do thiếu dinh dưỡng

Nguyên nhân: Do nguồn thực phẩm, thức ăn thiếu dinh dưỡng, đồ ăn bị ôi thiêu, nấm mốc…

Triệu chứng: Heo nôn mửa, đi ngoài thối, biểu hiện đau, khó chịu,…

Cách điều trị: Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, xem lại khẩu phần thức ăn, cho dùng một số thuốc kháng sinh để giảm bệnh.

Tiêu chảy phân trắng

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa.

Triệu chứng: Phân heo thường có màu trắng hoặc vàng xám sền xệt, lỏng, heo thường đi ngoài nhiều lần trong ngày (>3 lần). Da heo nhăn nheo, lông dựng xù lên, mắt trũng, heo bỏ bú nằm run rẩy. Phải điều trị sớm nếu kéo dài quá 5 ngày heo dễ chết và lây bệnh.

Điều trị:

Cần đảm bảo nhiệt độ cho heo trung hòa, chuồng trại thoáng mát, sách sẽ. Cho heo uống hoặc tiêm một số thuốc kháng sinh như: Chloramphenicol, Tetracyclin, Septotryl,…Nếu heo bị nặng có thể dùng thêm chế phẩm: Bcomplex C pha với Glucose 5%. Cho heo uống nước ép hạt điều tỷ lệ ½ thìa hạt điều/ 1 con/ 1 lần. Nếu bệnh nặng uống 4 tiếng 1 lần; heo con điều trị nên được cách ly để không lây lan bệnh.

Phó thương hàn

Nguyên nhân: Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống, có khả năng lây nhiễm cao.

Triệu chứng: Heo con bỏ ăn, sốt, xuất hiện các đốm tím sẫm trên da, tiểu ít, phân lỏng có màu xanh, heo nôn mửa, mệt mỏi.

Điều trị: Sử dụng một số thuốc sau để điều trị như: Tetracyclin, Tylo PC, Chloramphenicol. Có thể cho heo uống thêm nước hạt điều hoặc lá chát để cầm tiêu chảy.

Hồng lị

Nguyên nhân: Thường do ruồi, muỗi, chuột,… gây ra; bệnh thường xảy ra trên diện rộng.

Triệu chứng: Heo con bị tiêu chảy nặng, gầy còm, lưng cong, sốt, bụng thóp, phân lỏng kèm dịch nhầy và máu, đi tiểu nhiều lần.

Cách điều trị: Cho heo dùng một số loại thuốc kháng sinh như: Sedecamycin, Tiamulin, Meccadox,…

Heo con ở độ tuổi còn nhỏ thường rất dễ bị mắc các bệnh tiêu chảy, vì thế bà con cần phải chú ý quan sát theo dõi đàn heo mỗi ngày để kịp thời nhận biết và phát hiện các triệu chứng bệnh./.

Hỏi: Lợn con nhà tôi mới đẻ 3 ngày, đi ngoài phân lỏng màu vàng, có nhớt. Tôi đã cho uống thuốc đặc trị đi ngoài nhưng chưa thấy đỡ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Jsenve nguyên nhân lơn con ỉa phân trắng

Lợn con đi ngoài phân lỏng, màu vàng có nhớt

Trả lời:

Bệnh lợn con ỉa phân trắng là hội chứng tiêu chảy phân trắng của lợn con đang theo mẹ, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.

Triệu chứng:

– Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất khi thời tiết  lạnh, độ ẩm cao.

– Gặp nhiều ở lợn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi, kém bú, rồi bỏ hẳn, ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo.

– Lợn đi ỉa, da khô nhăn nheo, đầu to bụng hóp, niêm mạc mắt nhợt nhạt, 4 chân lạnh, thở nhanh, lợn gầy sút rất nhanh, hậu môn thường dính bết phân, phân dính nhiều vào đít, vào khoeo, lợn rặn rất nhiều khi ỉa. Màu phân lúc đầu màu trắng, màu xanh đen sau đó chuyển sang xám (màu tro bếp, màu xi măng) vàng nhạt, có mùi tanh, khắm đặc trưng.

– Lợn con bị bệnh thường hay khát nước, hay tìm nước bẩn trong chuồng uống làm bệnh nặng thêm nếu không đảm bảo đủ nước sạch. Bệnh kéo dài 2 – 4 ngày, đôi khi có lợn nôn ra sữa chưa tiêu hoá nên có mùi chua, lợn suy nhược nhanh, co giật, run rẩy và chết, tỷ lệ chết 50-80%.

+ Đối với heo con từ 7 – 21 ngày tuổi nếu bị phân màu vàng kem có nhớt thường do bệnh Cầu trùng gây nên nên điều trị bằng các kháng sinh thông thường khó khỏi bệnh. Vì vậy phải dùng thuốc điều trị Cầu trùng có thành phần như Totazuril 2.5% hoặc Sulfamide cho uống. Phòng bệnh bằng cách cho uông thuốc phòng cầu trùng lúc 3 ngày tuổi.

Nguyên nhân:

– Về lợn mẹ : do công tác hộ sinh không có kinh nghiệm hoặc sử dụng Oxytocin không đúng thường gây ra rồi loạn quá trình đẻ và dễ gây sót dịch và viêm vú, viêm tử cung dẫn đến mất sữa => lợn con bú sữa mẹ kém phẩm chất, thiếu chất dinh dưỡng, nhất là thiếu sắt. Khi còn bú mẹ, lợn con rất cần nước, thiếu nước chúng sẽ uốngnước bẩn khiến lợn con bị tiêu chảy

+ Do tập ăn cho heo con muộn dẫn đến heo bị đói gặm các thứ lung tung trong chuồng dẫn đến nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, hoặc heo con ăn thức ăn của heo nái dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy sau đó kế phát các loại vi khuẩn cơ hội như E. Coli gây sung phù đầu,…

+ Do ô úm dành cho heo con không đủ nhiệt, nền chuồng ẩm thấp, lạnh làm cho heo con bị lạnh dẫn đến không tiêu hóa được thức ăn (chủ yếu là sữa với heo con đang theo mẹ dẫn đến tiêu chảy phân trắng)

+ Do heo con được bấm nanh không đúng kỹ thuật (bấm vào lợi heo con) gây viêm nên heo con không bú được sữa mẹ dẫn đến dễ tiêu chảy.

+ Do đặc điểm sinh lý lợn con và thời tiết khi hậu bất thường.

Phòng bệnh:

– Luôn giữ cho ô úm heo con đủ nhiệt (từ 32 – 33 độ C), giữ nền chuồng khô ráo

– Cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng lúc 3 ngày tuổi và tiêm sắt lúc 3 ngày tuổi

– Bấm nanh đúng kỹ thuật (do bấm nanh sai kỹ thuật bấm vào lợi heo con gây viêm lợi heo con đau không bú sữa mẹ dẫn đến tiêu chảy)

– Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mẹ, lợn con tốt, chú ý khâu thức ăn cho mẹ phải tốt cả về số lượng và chất lượng. Thực hiện tốt 3 khâu (chống lạnh, chống ẩm và chống bẩn), chuồng trại thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông đồng thời tập cho lợn con ăn sớm với thức ăn có chất lượng cao.

– Phòng bằng vắc xin cho cả mẹ và con, vắc xin được chế từ các chủng E.coli gây bệnh lợn con phù đầu, bằng cách tiêm cho mẹ 1 – 2 tuần trước khi đẻ. Vắc xin có tác dụng bảo hộ 70% cho lợn khi đang cho con bú. Định kỳ phun sát trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng để ngăn dịch bệnh.

– Điều trị : liên tục từ 3-5 ngày

– Kháng sinh: Dùng các kháng sinh sau đây cho uống: Ampicillin+Colistin, Florfenicol, Norfloxacine

– Thuốc bổ: Điện giải, Bcomplex hoặc Vinatosal, Gluco-C kết hợp men Enzym Phyte.

Gọi Tổng đài Khuyến nông 9195 (VinaPhone) hoặc 19001595 (Các mạng khác: MobiFone, Viettel…) để được Hỗ trợ kỹ thuật  nuôi và phòng trị bệnh cho HEO từ các Chuyên gia hàng đầu.

Tổng hợp