Huyện giáp biển nào xe đạp không được đi bao năm 2024

https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/tuyen-truyen-an-toan-giao-thong/nhung-quy-dinh-can-biet-danh-cho-nguoi-di-bo-khi-tham-gia-giao-thong-513.html /themes/binhphuoc/images/no_image.gif

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau: 1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. 2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. 3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường. 4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. 5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường. Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;
  2. Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
  3. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông. 2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  4. Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
  5. Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
  6. Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy. 3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Tập thể dục thể thao bằng cách đạp xe lâu nay đã trở thành phong trào tích cực, thu hút được đông đảo người dân tham gia rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, vào cuối mỗi buổi chiều hoặc sáng sớm, đã xuất hiện một số người không tuân thủ các quy định Luật GTĐB, đi dàn hàng đôi, hàng ba, sử dụng tai nghe gây mất an toàn giao thông. Xe đạp là một phương tiện di chuyển khá phổ biến, quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người trên tất cả các nước trên thế giới. Giờ đây nó không đơn thuần là giúp chúng ta trong việc đi lại dễ dàng, thuận lợi, tiết kiệm nhiên liệu, góp phần bảo vệ môi trường mà xe đạp còn rất hữu ích như là phương tiện thể dục, thể thao, được khoa học chứng minh tốt cho sức khỏe. Vậy nên, lâu nay việc sử dụng xe đạp làm phương tiện thể dục được nhiều người (trong đó có người Điện Biên) ưa thích lựa chọn. Vào sáng sớm hoặc giờ tan tầm buổi chiều hàng ngày, trên khắp các tuyến đường của TP. Điện Biên Phủ, các tuyến quốc lộ, hàng trăm người dân đủ mọi lứa tuổi, giới tính đạp những chiếc xe thể thao đắt đỏ, trang bị đồ đạc, dụng cụ bảo vệ thân thể, đồng phục rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, không hiếm cảnh dàn xe nối đuôi nhau đạp lao vun vút trên đường phố, dàn hàng, hai hàng ba đi trên các tuyến quốc lộ gây mất an toàn giao thông.

Huyện giáp biển nào xe đạp không được đi bao năm 2024
Xe đạp nối đuôi nhau dàn hàng, hai hàng ba đi trên các tuyến quốc lộ gây mất an toàn giao thông

Tuyến QL12, đoạn từ trung tâm TP. Điện Biên Phủ đến đèo Cò Chạy thuộc địa phận xã Hua Thanh, huyện Điện Biên có chiều dài khoảng 13km, mặt đường đẹp, độ dốc vừa phải là cung đường ưa thích của những người đạp xe. Đây là tuyến quốc lộ huyết mạch nối tỉnh Điện Biên với Lai Châu, Lào Cai, có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông đông đúc, nhất là các xe vận tải hàng hóa có tải trọng lớn và xe khách. Tuyến đường này mặt đường hẹp, độ dốc lớn lại nhiều khúc cua nguy hiểm nhưng dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm người dân đạp xe lấn chiếm làn đường, đi dàn hàng hai, hàng ba, đeo tai nghe để mặc các phương tiện cơ giới phải nhường đường, còi inh ỏi. Thậm chí, nhiều người đi xe đạp còn tụ tập nghỉ giải lao ngay sát ven đường, tại các khúc cua khuất tầm nhìn, dưới chân đèo và mua hàng hóa ngay tại các điểm tự phát ven đường mà không lường trước được các nguy hiểm đang rình rập. Nhất là vào thời điểm chiều tối, tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát, trong khi các phương tiện xe đạp thường không có đèn cảnh báo như ô tô hoặc có nhưng tín hiệu yếu không đủ quan sát. Trước tình trạng này, không ít người khi lưu thông trên QL12, đặc biệt là tài xế xe tải cảm thấy rất bức xúc và lo sợ không biết khi nào tai họa ập đến.

Huyện giáp biển nào xe đạp không được đi bao năm 2024
Tuyến Quốc lộ 12 có nhiều xe trọng tải lớn lưu thông rất dễ xảy ra tai nạn nếu người đạp xe dàn hàng ngang trên đường

Tập thể dục bằng xe đạp trên các tuyến đường quốc lộ không phải là một sự lựa chọn đúng đắn, luôn bị rình rập bởi rất nhiều nguy hiểm từ các phương tiện giao thông xung quanh. Để hạn chế và tránh rủi ro tai nạn giao thông xảy ra, Phòng CSGT Công an tỉnh đã triển khai các biện pháp như tuyên truyền như tăng cường CBCS tuần tra nhắc nhở người dân đi xe đạp chấp hành Luật GTĐB, các quy tắc bảo đảm ATGT, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh tại khu dân cư, phát tờ rơi, tuyên truyền lưu động… để người dân tự giác chấp hành vừa rèn luyện sức khỏe, vừa bảo đảm an toàn tính mạng sức khỏe cho bản thân và những người tham gia giao thông khác. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Để đảm bảo an toàn, khi đi xe đạp, người dân nên lựa chọn những cung đường rộng, ít phương tiện lưu thông, nhất là các xe tải trọng lớn; đặc biệt là phải tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ, không dàn hàng hai, hàng ba, không sử dụng tai nghe, chú ý quan sát; không tụ tập ở những vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT; xe đạp cần lắp đặt đầy đủ các thiết bị cảnh báo, an toàn như gương chiếu hậu, đèn cảnh báo trước sau… Tập thể dục nhằm rèn luyện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Vì vậy, chúng ta không nên vì một chút sơ suất của việc đi trên đường mà đánh mất đi mục tiêu mà chúng ta hướng tới.

Biển cấm như thế nào?

Trên nền biển cấm thường có các ký hiệu là chữ số, chữ viết hoặc hình vẽ màu đen, biểu thị các điều cấm. Ngoài ra, một số biển cấm có hình chữ nhật, hình vuông, nền màu xanh lam. Với đặc điểm hình dạng như vậy, biển cấm sẽ giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết và hạn chế vi phạm lỗi trên đường.

Biển báo cấm dùng để làm gì?

Biển báo cấm có tác dụng quy định những luật cấm không được vi phạm, do đó người điều khiển phương tiện giao thông cần phải nghiêm túc chấp hành theo những nội dung biểu hiện trên biển báo.

Theo Luật giao thông đường bộ người tham gia giao thông phải như thế nào?

Khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ”.

Có tất cả bao nhiêu biển báo cấm?

Biển báo cấm Trong đó, có 56 biển báo (39 loại) và được đánh số từ 101 đến 139. Biển báo cấm có hình tròn viền đỏ, và nền màu trắng đặc trưng, các bạn có thể ghi nhớ bằng cách này để khi đi thi B2 có thể nhận ra ngay.