Huyện Đồng Phú có bao nhiêu xã thị trấn?

BPO - Nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, huyện Đồng Phú có vị trí chiến lược quan trọng, có quốc lộ 14, đường liên tỉnh ĐT.741 đi qua. Đây là những tuyến giao thông huyết mạch nối liền Đồng Phú với các tỉnh Tây Nguyên, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, là cơ sở để Đồng Phú cùng với huyện Chơn Thành và TP. Đồng Xoài trở thành những đầu tàu phát triển công nghiệp, dịch vụ và thương mại của tỉnh trong những năm tới.

Một góc trung tâm hành chính huyện Đồng Phú

Đồng Phú hôm nay đang từng bước đổi thay, chuyển mình mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại phát triển mạnh; hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện đã được đầu tư đồng bộ, mang tính kết nối. Đặc biệt, 5 dự án giao thông kết nối ĐT.741 với đường Đồng Phú - Bình Dương qua Khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú; các tuyến giao thông tạo liên kết vùng, động lực cho thu hút đầu tư và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đường ĐT.741 là tuyến đường huyết mạch nối Đồng Phú với các tỉnh Tây Nguyên

Hiện nay, Đồng Phú đang tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị, tạo tam giác phát triển Đồng Xoài - Đồng Phú - Chơn Thành và ưu tiên phát triển du lịch sinh thái 2 bên bờ hồ Suối Giai, vừa cân bằng sinh thái, ổn định môi trường, vừa tạo động lực phát triển du lịch địa phương. Đồng Phú hiện có 2 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp, với hơn 300 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 181 công ty, doanh nghiệp so với giai đoạn 2010-2015. Phấn đấu đến năm 2025, tăng trên 400 công ty, doanh nghiệp. Trong đó, điểm nhấn là Khu công nghiệp và dân cư Đồng Phú [diện tích 6.317 ha] thuộc địa bàn các xã: Tân Lợi, Tân Hòa và Tân Lập; Cụm công nghiệp Thuận Phú - Tân Phước - Tân Tiến 1 - Tân Tiến 2 và Tân Phú 1 sẽ góp phần quan trọng để đưa Đồng Phú sớm trở thành huyện công nghiệp trước năm 2025.

Các tuyến đường tại Trung tâm hành chính huyện Đồng Phú được trang trí đẹp mắt trong những ngày tết

Là quê hương giàu truyền thống cách mạng, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, huyện Đồng Phú đã được Chính phủ tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang. Di tích lịch sử Phú Riềng Đỏ tại ấp Làng Ba, xã Thuận Phú là địa chỉ đỏ, niềm tự hào của quân và dân Đồng Phú, nơi thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên ở Đông Nam Bộ. Đồng Phú còn là nơi quy tụ 29 dân tộc anh em cùng sinh sống, các dân tộc có bản sắc riêng tạo nên nền văn hóa phong phú và đa dạng. Những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện vẫn đang được giữ gìn và phát huy, điển hình như: Câu lạc bộ cồng chiêng của người S’tiêng tại xã Thuận Lợi, Đồng Tâm; Câu lạc bộ đàn tính, hát then của người Tày, Nùng tại các xã Đồng Tiến, Tân Phước, Tân Hòa, Câu lạc bộ đờn ca tài tử của cư dân Nam bộ tại xã Tân Phước, Tân Hưng, Đồng Tiến...

Câu lạc bộ đàn tính, hát then xã Đồng Tiến biểu diễn tại ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2021

Thiên nhiên ban tặng cho Đồng Phú những cảnh quan tuyệt đẹp như: Hồ suối Lam ở xã Thuận Phú; hồ Suối Giai và hồ Bàu Cọp với diện tích mặt nước lớn trải dài từ xã Tân Lập đến thị trấn Tân Phú, giúp điều tiết lượng nước vào mùa mưa và điều hòa nước vào mùa khô, cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Hồ có mặt nước trong xanh, đẹp và yên bình, nơi đây có một không gian xanh tự nhiên, mang vẻ đẹp hoang sơ, bầu không khí trong lành; bao quanh lòng hồ là những vườn cây xanh mát, tươi tốt tạo nên khung cảnh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng, với nhiều động thực vật phong phú, với đủ loại cá, chim, kết thành từng thảm. Nét đẹp tự nhiên, trải dài của lòng hồ cùng với khí hậu có nền nhiệt cao, ít gió bão, không có mùa đông lạnh là tiềm năng, lợi thế để khai thác phát triển du lịch sinh thái, trở thành điểm đến hấp dẫn trong vùng Đông Nam Bộ.

Hồ Suối Giai còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ - hứa hẹn điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai

Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, các chợ truyền thống trên địa bàn đã, đang được xã hội hóa xây dựng lại khang trang như Chợ Tân Tiến, Chợ Tân Lập. Đồng Phú hiện có 3 siêu thị, 3 hệ thống bách hóa xanh và khoảng 5.000 cửa hàng bán lẻ, lượng hàng hóa tương đối dồi dào về số lượng, phong phú về chủng loại, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, đến năm 2025, thị trấn Tân Phú phấn đấu trở thành đô thị loại IV, xã Tân Lập, Tân Tiến đạt tiêu chí đô thị loại V. Đặc biệt, thị trấn Tân Phú là trung tâm hành chính huyện Đồng Phú được quy hoạch với diện tích 3.242,50 ha, bao gồm 7 phân khu phát triển với quy mô dân số trên 30.000 người.

Là huyện trung du, miền núi, sở hữu quỹ đất rộng, chủ yếu là đất đỏ ba zan, với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, số giờ nắng trong năm cao là cơ sở để phát triển ngành nông nghiệp với quy mô lớn. Trong những năm gần đây, huyện đã thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ưu tiên phát triển kinh tế theo mô hình hợp tác xã. 

Kinh tế trang trại phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, toàn huyện hiện có 74 trang trại, thu nhập bình quân đạt từ 700 triệu đồng đến 2 tỷ đồng/trang trại/năm. Huyện còn thực hiện tốt các chính sách về đất đai, tín dụng ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Huyện đang quy hoạch khoảng 2.785 ha để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có 524 ha trồng cây ăn trái tại xã Tân Lập; 661 ha trồng cây ăn trái và cây dược liệu tại vùng ven hồ Suối Giai, 1.600 ha xây dựng Công viên nông nghiệp công nghệ cao cạnh hồ Suối Lam. Từ đó, tạo điều kiện cho nông dân ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích.

Với điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi, không khí trong lành, không gian thiên nhiên tuyệt đẹp, người dân cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đảm bảo. Đồng Phú đang trở thành nơi đáng sống, làm việc, học tập và là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư.

Bình Phước có bao nhiêu xã phường thị trấn?

Hiện nay tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 3 thị xã và 7 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 20 phường, 5 thị trấn và 86 xã.

Bình Phước có bao nhiêu huyện thị thành phố?

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có 11 huyện, thị xã, thành phố, trong đó có 3 huyện biên giới [Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh] tiếp giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia [Mondulkiri, Kratie, Tboung Khmum], với tổng chiều dài đường biên giới là 258,939km, với 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ.

Phú Riềng có bao nhiêu xã?

Phú Riềng
Huyện lỵ
xã Bù Nho
Trụ sở UBND
Thôn Tân Bình, xã Bù Nho
Phân chia hành chính
10 xã
Thành lập
2015
Phú Riềng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Phú_Riềngnull

Huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước có bao nhiêu xã?

Đến cuối năm 2021, huyện Chơn Thành có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Chơn Thành [huyện lỵ] và 8 xã: Minh Hưng, Minh Lập, Minh Long, Minh Thắng, Minh Thành, Nha Bích, Quang Minh, Thành Tâm.

Chủ Đề