Hướng dẫn xử lý vỡ hụi

18/09/2019

Hỏi.  Năm 2019, gia đình Minh và An cùng tham gia hụi. An đã lấy tiền hụi trước nhưng các tháng sau thì không đóng hụi lại cho gia đình Minh. Sau đó An tuyên bố vỡ hụi, và nói rằng tham gia hụi giúp một người khác, người đó cũng thừa nhận là có việc đó. Hiện tại số tiền gia đình Minh đã đóng cho hụi là khoảng 50 triệu đồng. Gia đình Minh phải làm đơn khởi kiện gửi đến đâu?

Đáp: Điều 471 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: Họ, hụi, biêu, phường [sau đây gọi chung là họ] là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Khi gia đình Minh và chị An cùng tham gia hụi đã tự thỏa thuận với nhau về số người, số tiền tham gia, về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia... Theo thông tin trên thì có thể hiểu rằng, mỗi tháng gia đình Minh và An cùng đóng một số tiền hụi nhất định, rồi cho một người lấy hụi trước, các tháng sau người đó vẫn phải tiếp tục đóng hụi để cho những người khác được lấy. An đã lấy tiền hụi trước nên An có nghĩa vụ tiếp tục đóng hụi vào các tháng sau để gia đình Minh được lấy hụi.

Sau khi vỡ hụi, việc An nói rằng An tham gia hụi giúp người khác là không có căn cứ chứng minh. Vì An đã trực tiếp thỏa thuận với gia đình Minh về việc tham gia, trực tiếp lấy tiền hụi nên An phải là người có quyền, nghĩa vụ đối với gia đình bạn và những người tham gia hụi khác. Nếu đúng là An tham gia giúp người khác thì phải có sự thỏa thuận với những người tham gia hụi ngay từ ban đầu và phải có ủy quyền của người đó cho An thay mặt mình tham gia hụi.

Hiện nay, nếu An không thể thực hiện nghĩa vụ góp tiền hụi thì gia đình Minh có thể thỏa thuận với An về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ. Nếu không thỏa thuận được hoặc An cố tình không đóng hụi thì gia đình Minh có thể khởi kiện đến tòa án để được giải quyết.

Khi khởi kiện, gia đình Minh phải làm đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 :

- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử [nếu có]. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử [nếu có];

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử [nếu có]. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử [nếu có].

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng [nếu có];

Gia đình Minh có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án [nếu có].

QUỐC HƯNG

11/07/2022 10:00

Đòi tiền do bị chủ hụi giật luôn là vấn đề được rất nhiều người chơi hụi quan tâm, đặc biệt khi rơi vào trường hợp chủ hụi bỏ trốn. Phải làm gì để có thể đòi lại tiền, bảo vệ quyền lợi của người chơi hụi. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ làm rõ về điều này.

Phát sinh tranh chấp khi chủ hụi không trả tiền cho người chơi hụi dù đã đến hạn

Mục Lục

  • Quy định của pháp luật liên quan đến việc chơi hụi
  • Phải làm gì khi bị giật hụi?
    • Trách nhiệm của chủ hụi khi không trả đủ tiền khi đến kỳ mở hụi
    • Thủ tục khởi kiện đòi tiền hụi
  • Dấu hiệu pháp lý cấu thành đối với hành vi giật hụi
    • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
    • Xử lý trách nhiệm hình sự

Quy định của pháp luật liên quan đến việc chơi hụi

Hụi còn được gọi là họ, biêu, phường. Bản chất ban đầu của hụi vốn dĩ là hoạt động góp vốn của một nhóm người cho một người có uy tín ở địa phương, nhằm tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Hiện nay, hụi đã được định nghĩa tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, họ có thể thỏa thuận với nhau về:

  • Số người chơi;
  • Thời gian chơi;
  • Số tiền chơi;
  • Loại tài sản góp;
  • Thể thức góp, lĩnh hụi và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Hiện nay, chơi hụi tồn tại khá nhiều rủi ro, dần biến tướng thành một hình thức huy động vốn với lãi suất cao. Do đó, việc chủ hụi bỏ trốn, chủ hụi giật tiền ngày càng phổ biến.

Chơi hụi ngày càng biến tướng và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Do đó, Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định rất chặt chẽ về vấn đề chơi hụi, nhằm hạn chế rủi ro, bảo vệ người chơi hụi và chủ hụi. Cụ thể:

  • Nguyên tắc tổ chức hụi;
  • Điều kiện làm thành viên, chủ hụi;
  • Gia nhập, rút khỏi hụi;
  • Văn bản thỏa thuận về hụi;
  • Thứ tự lĩnh hụi, lãi suất;
  • Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của thành viên, chủ hụi.

Phải làm gì khi bị giật hụi?

Trách nhiệm của chủ hụi khi không trả đủ tiền khi đến kỳ mở hụi

Trường hợp đến kỳ mở hụi mà chủ hụi không giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi thì chủ hụi có trách nhiệm:

  • Giao các phần hụi cho thành viên lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi.
  • Nộp thay phần hụi của thành viên nếu đến kỳ mở hụi mà có thành viên không góp phần hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh hụi theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.
  • Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây hụi có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.
  • Bồi thường thiệt hại [nếu có].

Khi có tranh chấp về hụi hoặc phát sinh từ hụi thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, người chơi hụi có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho “vay tiền” lãi nặng, LỪA ĐẢO chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật.

[ Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP]

Thủ tục khởi kiện đòi tiền hụi

Sau khi thương lượng, hòa giải không thành, người chơi hụi có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để đòi lại tiền do bị chủ hụi giật theo trình tự sau:

  1. Người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án.
  2. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay cho người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ĐƠN KHỞI KIỆN, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  6. Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện giật hụi

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN KHỞI KIỆN GIẬT HỤI

Dấu hiệu pháp lý cấu thành đối với hành vi giật hụi

Người dân tụ tập xung quanh nhà chủ hụi khi bị chủ hụi giật tiền, bỏ trốn

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi đáp ứng 02 điều kiện:

Thứ nhất, thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Thứ hai, giá trị tài sản chiếm đoạt thuộc các trường hợp:

  • Từ 4.000.000 đồng trở lên;
  • Dưới 4.000.000 đồng nhưng có nhân thân xấu [từng phạm tội về tài sản, chưa được xóa án tích];
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

[Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017]

Xử lý trách nhiệm hình sự

  • Tranh chấp về hụi thông thường được giải quyết theo pháp luật về dân sự, tuy nhiên, trường hợp chủ hụi có hành vi, thủ đoạn gian dối, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì có thể cấu thành tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Như vậy, hành vi giật tiền của chủ hụi hoàn toàn có thể phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội này, người chơi hụi có quyền làm Đơn tố cáo chủ hụi đến cơ quan công an để giải quyết.
  • Khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chủ hụi có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc “phạt tù” từ 06 tháng đến 03 năm, thậm chí bị phạt tù nhiều hơn nếu có tình tiết tăng nặng hoặc giá trị tài sản quá lớn.

Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc về vấn đề trên hoặc muốn được tư vấn trực tiếp hoặc yêu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Long Phan qua hotline bên dưới.

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.

Chủ Đề