Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Như chúng tôi đã nói để giảm thiểu những sai số nhập dữ liệu tọa độ trực tiếp vào máy và tiết kiệm thời gian cho công tác này chúng tôi sẽ:

Hướng dẫn trút số liệu sang máy toàn đạc Nikon bằng phần mềm TransIt.

Đầu tiên chúng ta có 1 bản vẽ trên Auto Cad. Việc chúng ta là cần xuất tọa độ nó ra 1 định dạng nào đó, sau đó chúng ta đổi dữ liệu đầu vào để phần mềm TransIt có thể nhận dạng và đọc được.

Bước tiếp theo là chúng ta lưu file đó thành định dạng của máy Nikon là ( *.trn)

Việc cuối cùng là chúng ta kết nối cáp trút dữ liệu từ máy toàn đạc vào máy tính. Chọn thông số cổng COMS giữa máy tính và máy toàn đạc trùng nhau và tiến hành trút sang máy toàn đạc.

Sau đây là hướng dẫn trút số liệu chi tiết cho các bạn.

1. Phần xử lý số liệu:

- Từ file Auto Cad chúng ta xuất tọa độ ra file có đuôi (.txt).

- Khởi động phần mềm TransIt lên.

Vào File chọn Import Job. Phần mềm sẽ xuất hiện cho ta bảng để lựa chọn định dạng đầu vào

ở ô Data Fomat chúng ta chọn ASCII Coordinate.

ở ô Job Name chúng ta chọn ( *.* ).

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Sau đó chọn đường dẫn file đã lưu khi xuất từ Auto Cad. Tiếp theo là chúng ta nhấn OK để chấp nhận. Lúc này phần mềm TransIt sẽ xuất hiện 1 bảng với tiêu để là Browser - ( tên file ). Ở đây sẽ có các tên điểm và tọa độ để chúng ta xem và kiểm tra.

Tiến hành lưu File bằng cách vào File chọn Save Job As, chọn đường dẫn cần lưu. Sau đó nhấn OK để chấp nhận lưu.

Như vậy chúng ta đã hoàn thành phần xử lý định dạng đưa vào máy toàn đạc. Bước tiếp theo là trút số liệu vào máy tính

2. Kết nối máy toàn đạc và máy tính thông qua Cáp trút:

Các bạn nhớ cài Driver cáp trút và tiến hành đặt các thông số cổng COMS trên máy toàn đạc và trên máy tính trùng khớp nhau thì việc trút số liệu máy toàn đạc nikon mới thực hiện được.

a. Cài đặt thông số cổng COMS trên máy tính

Bằng cách vào Tools chọn Coms setting. Chúng ta lựa chọn cổng Coms Port, tốc độ trút Baud sau đó nhấn OK để chấp nhận.

b. Cài đặt thông số cổng COMS trên máy toàn đạc

Bằng cách vào Menu chọn 5.Comm. chọn Upload XYZ nhấn MSR2 Comm và cài đặt các thông số cổng comms như lúc chúng ta cài đặt trên phần mềm TransIt.

3. Trút số liệu vào máy toàn đạc

a. Ở máy toàn đạc:

Sau khi chúng ta lựa chọn thông số cổng comms xong chúng ta nhấn phím ANG (GO) để chấp nhận dữ liệu vào.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

b. Ở phần mềm TransIt:

Chúng ta vào Transfer và chọn PC to DataRecorder chọn tiếp dòng máy. Dòng máy Nikon DTM 332 chúng ta chọn DTM-330 sau đó nhấn OK là việc trút dữ liệu hoàn thành.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Như vậy việc trút số liệu từ máy tính sang máy toàn đạc điện tử Nikon được thực hiện dễ dàng phải không các bạn.

Máy toàn đạc là dòng thiết bị hỗ trợ rất tốt cho công tác đo trắc địa giúp các kỹ sư quan trắc địa đo đạc nhanh chóng và chính xác hơn. Nikon là nhà sản xuất máy toàn đạc uy tín và lớn trên thế giới. Máy toàn đạc Nikon rất dễ sử dụng, độ chính xác cao, tốc độ đo nhanh, bền bỉ và thiết kế đẹp. Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc Nikon chi tiết nhất cho bạn.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  1. LÀM QUEN VỚI CÁC KÍ HIỆU VÀ BÀN PHÍM MÁY TOÀN ĐẠC

Trước khi sử dụng máy toàn đạc, chúng ta phải hiểu về thiết kế cũng như các phím chức năng của máy. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê các chím chức năng của máy.

1. Các kí hiệu hiển thị

-HA: góc ngang phải – L: dịch gương sang trái

– HL: góc ngang trái – IN: dịch gương thẳng về phía hướng máy

– VA: góc đứng – OUT: dịch gương ra xa phía hướng máy

– SD: khoảng cách nghiên – FILE: nâng cao chiều cao gương

– VD: chênh cao – CUT: hạ thấp chiều cao gương

– HD: khoảng cách bằng – Vh: độ cao không với tới

– V%: phần trăm độ góc đứng – rSD: khoảng cách nghiên giữa 2 điểm

– X, Y, Z: tọa độ – rHD: khoảng cách bằng giữa 2 điểm

– PT: tên điểm đo – rHA: phương vị từ điểm 1 sang điểm 2

– BS: điểm định hướng – rV%: phần trăm độ dốc (rVD/rHD) x100%

– HT: chiều cao gương – rGD: dốc đứng (rHD/rVD)

– STN: điểm trạm máy – dHD: hiệu khoảng cách bằng

– HI: chiều cao máy – R: dịch gương sang phải

– dZ: hiệu khoảng cách bằng – dha: hiệu khoảng cách bằng

– Dvd: hiệu khoảng cách đứng

2. Chức năng các phím cứng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
bật đóng/ tắt nguồn sử dụng để mở máy hoặc tắt máy

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
bật đóng/ tắt đèn chiếu sáng màn hình. Khi ấn giữ 1s bật ra cửa sổ danh mục đặt chế độ chiếu sáng màn hình và tín hiệu âm thanh. Nút này rất hữu dụng khi làm việc nơi ánh sáng yếu

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
mở danh mục phần mềm điều khiển máy, truy cập vào các chức năng của máy

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
ở màn hình chính cho phép ngầm định 10 phím mã nhập nhanh/ ở trường nhập số liệu bật chuyển chế độ sử dụng phím bấm nhập ký tự giữa chữ và số

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
mở danh mục thao tác đặt trạm máy

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
mở danh mục thao tác đo (cắm điểm, đưa toạ độ thiết kế ra thực địa) tìm điểm ngoài thực địa

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
mở danh mục thao tác đo các điểm khuất

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
mở danh mục thao tác đo ứng dụng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
ấn giữ 1s mở danh mục quản lý số liệu trong bộ nhớ

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
phím nóng được ngầm định chức năng do người sử dụng tự chọn, ấn giữ 1s bật ra cửa sổ chọn.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
ấn giữ 1s mở danh mục mã đánh dấu điểm đo theo địa hình, địa vật

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
bật đóng/ tắt bọt thủy điện tử hiển thị trên màn hình, dùng phím mũi tên thay đổi chế độ bù cho các phương đứng/ngang.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
ấn giữ 1s mở danh mục thay đổi các điều kiện đo

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
chấp nhận kết quả đo, hiển thị/ ghi dữ liệu vào bộ nhớ. Trong khi đo, nếu ấn giữ 1s bật ra cửa sổ chọn kiểu bản ghi kết quả đo vào bộ nhớ theo dạng: SS điểm ngắm đo, hay CP điểm được tính.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
di chuyển vị trí con trỏ trên màn hình theo phím tương ứng.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
ấn giữ 1s mở chức năng kiểm tra hướng chuẩn.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
ấn giữ 1s mở danh mục thao tác đo chế độ kinh vĩ.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
lật các trang màn hình hiển thị. ấn giữ 1s mở danh sách chọn thông số hiển thị trên các trang màn hình.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
thao tác đo điểm, chức năng đo thô, tinh do người sử dụng chọn, ấn giữ 1s bật ra cửa sổ chọn điều kiện đo.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
thoát màn hình hay chức năng đang thực hiện, bỏ kết quả đo không ghi vào bộ nhớ.

Trên màn hình còn hiển thị:

  • Số trang/ tổng số của mục hiện thời
  • Cửa sổ kết quả đo, soạn thảo
  • Mức tín hiệu gương
  • Mức nguồn pin
  • Chế độ làm việc của bàn phím là nhập chữ hay số

II. Một số thao tác cơ bản thường sử dụng

1. Tạo một file công việc (Job) mới

-Máy toàn đạc có chức năng quản lý các công việc đo đạc khác nhau trong các file, ta có thể tạo được tối đa 32 file (Job) khác nhau

– Cách tạo 1 Job (file) mới

-> Menu -> 1. Job ->

  • Tạo công việc chọn Creat Jog

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Hiện khung cửa sổ nhập tên không quá 8 ký tự (gồm chữ, số hoặc dấu gạch ngang). Xuất hiện câu nhắc và ba phím mềm: bỏ qua Abrt, đặt tham số công việc Sett, chấp nhận OK.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

– ấn phím ESC chọn Abrt bỏ qua tên vừa nhập

– ấn phím MSR2 chọn Sett vào ba màn hình đặt tham số đo, sử dụng các phím mũi tên thao tác, xem mục

4.3 Cài đặt các thông số và chế độ làm việc của máy.

– ấn ENT hay ANG ứng với OK xác nhận tên việc.

2. Xóa công việc chọn DEL

Chú ý: chọn chức năng này là xóa toàn bộ các bản ghi điểm trong công việc.

Hiện khung cửa sổ xóa tên kèm câu hỏi xác nhận và hai phím mềm: bỏ qua , xóa .

– ấn phím ESC chọn bỏ qua không xóa tên

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

ấn ENT hay ANG ứng với xác nhận xóa việc, màn hiện cửa sổ báo đang tiến hành xóa , khi xóa xong nó quay về màn hình danh sách công việc.

3. Xem thông tin của Job chọnInfo

Hiện khung cửa sổ tên cùng các dòng tin tóm tắt: số lượng bản ghi Records, dung lượng trống Free space, ngày tạo ra công việc Created.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

4. Nhập toạ độ các điểm vào máy bằng tay

  • Nhấn và giữ phím 6.DAT một giây sau đó chọn 3.XYZ data
  • Ấn ANG ứng với Input nhập tọa độ điểm vào máy kèm 4 phím mềm ở đáy: xóaDEL, sửa Edit, tìm Srchdùng các phím di chuyển con trỏ tuần tự nhập trị số tọa độ XYZ, tên PT, mã địa hình CD. Kết thúc ấn ENT, nếu nhập sai thì chọn ESC bỏ qua quay về nhập lại.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

​5. Nhập hằng số gương ấn giữ phím

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330
1s

+ Taget: Prism (loại gương) –Prism: là chọn gương đơn, gương mini; N-Prism: đo không gương

+ Const: nhập hằng số gương vào đây (thông thường mặt thuận gương lớn +30, gương mini Leica 17/18)

Chú ý: Để kiểm tra hằng số gương đã đúng chưa ta tham khảo hai cách sau:

  • Nếu có sẵn hai điểm mốc đã biết trước tọa độ – khoảng cách, ta đặt máy và gương vào hai mốc này và kiểm tra lại
  • Hoặc dùng thước thép để kiểm tra khoảng cách

6. Chọn Job đã có sẵn trong máy

Menu → Job ta có màn hình quản lý Job như sau:

1.Job Màn hình hiển thị tên các công việc có trong bộ nhớ, tối đa 32 job

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Di chuyển con trỏ tới Job cần chọn rồi nhấn ENT

Thao tác chọn Job đã xong

7. Chuyển trạm máy

Khi chuyển trạm máy, thực hiện thao tác đặt trạm như trên, lấy điểm hướng chuẩn BS là điểm trạm vừa rời đi, hệ tọa độ tự động cập nhật khi đo chi tiết.

Trong mọi trường hợp, cố gắng dụng bộ đế dọi tâm có bọt thủy đặt tại trạm chuyển tới và đo hai mặt trong chế độ đo tinh để giảm thiểu sai số do chuyển trạm.

III. MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH ĐO CƠ BẢN

1. Đo khảo sát, khi biết tọa độ điểm đặt máy và phương vị từ điểm đặt máy tới điểm định hướng

Bước 1: Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào điểm đặt máy.

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào Quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy (PT: Tên điểm đặt máy; HI: Chiều cao máy; X,Y,Z: tọa độ điểm đặt máy).

→ Từ bàn phím ấn 7.STN ta có màn hình:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ 1.Known ta có màn hình khai báo điểm trạm máy

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

ST: Nhập tên điểm trạm máy rồi ENT ta có màn hình khai báo tọa độ trạm máy

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Khi nhập xong rồi, nhấn ENT để xuống dòng kế tiếp (CD: mã code ta có thể bỏ qua) nhập xong nhấn ENT ta có màn hình sau:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Bước 3: Khai báo điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ 2. Angel: Có màn hình khai báo điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • BS: Nhập tên điểm định hướng
  • HT: Chiều cao gương
  • Nhập xong → ENT ta có màn hình khai báo phương vị định hướng
  • AZ: Nhập phương vị định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ ENT ta có màn hình đo

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Ngắm chuẩn gương và khóa bàn độ ngang, vi động ống kính ngắm vào giữa gương rồi chọn → MSR/ENT

Thao tác định hướng đã xong, lúc này máy chuyển về màn hình cơ bản

Chú ý: Để kiểm tra xem thao tác định hướng đã đúng chưa, ta kiểm tra như sau:

Kiểm tra hằng số gương đúng chưa (thường là +30 với mặt thuận gương lớn Nikon, gương mini Leica là 17/18)

Khi định hướng xong, ta xem trên màn hình HA phải giống với góc mà ta vừa nhập ở dòng AZ

Đo lại tọa độ điểm định hướng, nếu ta chọn AZ = 0, thì tọa độ Y (đo)= Y trạm máy, còn X (đo) = X (trạm máy) + HD (đo)

Ví dụ 1: Đo khảo sát khu đất A (có các điểm H3, H4, H5,…)

Biết tọa độ H1 (X=10.00, Y=10.00) và phương vị của H1,H2 = 0000’00”

Ta tiến hành như sau:

Bước 1: Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào mốc H1

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy → 7.STN

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ Known, ta có màn hình

ST: Nhập H1

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ENT có màn hình khai báo tọa độ H1

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • X Nhập 10.00, Y nhập 10.00, Z có thể bỏ qua
  • Nếu H1 đã có trong bộ nhớ, thì máy sẽ tự động tìm ra

Nhập xong ENT 2 lần ta có màn hình nhập chiều cao máy.

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • Hi: Nhập chiều cao máy, nhập xong chọn ENT ta có màn hình sau

Bước 3: Khai báo điểm định hướng (H2 với phương vị AZ = 0000’00”)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ Angel ta có màn hình khai báo điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • BS: Nhập H2 – tên điểm định hướng
  • HT: 1.650 – chiều cao gương

→ ENT ta có màn hình sau:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

AZ = 0000’00”

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • Quay máy về H2 ngắm chuẩn vào chân gương khóa ngang lại, vi động ống kính đi lên ngắm vào giữa gương rồi chọn MSR/ENT (nếu chọn MSRmáy sẽ đo khoảng cách tới gương → ENT để kết thúc/Nếu ta chọn ENT thì quá trình định hướng sẽ kết thúc ngay)
  • Lúc này máy sẽ quay về màn hình cơ bản. Thao tác đặt trạm máy đã xong
  • Ta tiến hành đo khảo sát
  • Kiểm tra quá trình định hướng
  • Ta ấn nút DSP 3 lần để có màn hình tọa độ, sau đó đo tọa độ điểm định hướng

Trong trường hợp này H2 (53.165; 10.000)

  • Vì góc phương vị AZ = 0000’00”
  • Nên tọa độ Y (đo) = Y (trạm máy) = 10.000, X (đo) = X (trạm máy) + HD đo = 53.165
  • HA = AZ = 0000’00”
  • Nếu kết quả sai khác nhiều, ta nên kiểm tra lại thao tác và máy

2. Đo khảo sát, khi biết tọa độ điểm đặt máy và tọa độ điểm địnhh hướng

1.Coord

Bước 1:Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào mốc H1

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy → 7.STN

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ Các bước còn lại làm như Bước 2 của phần III.1

Bước 3: Khai báo điểm định hướng

Khi nhập chiều cao máy (HI) xong → ENT ta có màn hình sau:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

1.Coord: Có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • BS: Nhập H2 – tên điểm định hướng
  • HT: 1.650 – chiều cao gương

Nhập xong → ENT có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • Nhập tọa độ X, Y, Z vào các dòng (nhập xong mỗi dòng nhấn ENT con trỏ sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp)
  • CD: mã code của điểm (Có thể bỏ qua)

→ ENT có màn hình nhập chiều cao gương

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • HT = 1.650 m

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Quay máy về H2 ngắm chuẩn vào chân gương khóa ngang lại, vi động ống kính đi lên ngắm vào giữa gương rồi chọn MSR/ENT

Thao tác định hướng đã xong

Ví Dụ 2: Đo khảo sát khu đất A (có các điểm H3, H4, H5,…)

Biết tọa độ H1 (X=10.00, Y=10.00) và H2 (X = 53.165; Y = 10.000)

Ta tiến hành như sau:

Bước 1: Dựng máy, định tâm và cân bằng máy chính xác vào mốc H1

Lập Job công việc CT HAILY xem II.1 (Nếu đã có sẵn trong máy thì ta vào quản lí công việc để mở ra xem II.6)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Bước 2: Khai báo điểm đặt máy → 7.STN

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ Known, ta có màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • ST: Nhập H1
  • ENT có màn hình khai báo tọa độ H1
  • Các bước tiếp theo ta làm giống bước 2 trong ví dụ 1

Bước 3: Khai báo điểm định hướng

Khi nhập chiều cao máy (HI) xong → ENT ta có màn hình sau:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

1.Coord: Có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • BS: Nhập H2 – tên điểm định hướng
  • HT: 1.650 – chiều cao gương

Nhập xong → ENT có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • Nhập tọa độ X, Y, Z vào các dòng (nhập xong mỗi dòng nhấn ENT con trỏ sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp)
  • CD: mã code của điểm (Có thể bỏ qua)

→ ENT có màn hình nhập chiều cao gương

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • HT = 1.650 m→ ENT ta có màn hình:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Bước 4: Ngắm gương và đo (kết thúc việc định hướng)

  • Quay máy về H2 ngắm chuẩn vào chân gương khóa ngang lại, vi động ống kính đi lên ngắm vào giữa gương rồi chọn MSR/ENT
  • Thao tác định hướng đã xong
  • Lúc này máy đã trở về màn hình cơ bản, ta có thể tiến hành đo khảo sát các điểm H3, H4, H5

Các kiểm tra lại quá trình định hướng có đúng không: Sau khi kết thúc quá trình định hướng máy sẽ quay về màn hình cơ bản ta ấn phím DPS 3 lần máy sẽ chuyển sang màn hình tọa độ, ta đo lại điểm H2 vừa định định hướng, tọa độ của điểm H2 đo, phải gần giống với điểm H2 trước đó

3. Giao hội nghịch

Giả thiết khi đo đạc ngoài thực địa, ta biết trước 2 mốc, H2 (X=53.165; Y=10.000) và H3 (X=51.707, Y=5.508) nhưng 2 điểm H2, H3 không thông hướng, ta không thể dựng máy tại 2 điểm H2, H3 được, khi đó phương pháp giao hội nghịch giúp ta đặt trạm máy và định hướng mà không cần dựng máy tại 2 điểm H2 và H3.

Trong khi giao hội, số điểm đo giao hội tối thiểu là 2, tối đa là 10

Cách thực hiện như sau:

Ta dựng máy tại 1 vị trí có thể nhìn thấy 2 điểm H2 và H3

Từ màn hình máy

→ 7.STN

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

→ 2.Resection

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Ta có màn hình sau:

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • PT ghi tên điểm H2 rồi ENT ta có màn hình khai báo tọa độ H2 (nếu điểm H2 có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động tìm ra, ta không cần phải khai báo tọa độ H2 nữa).

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • Khai báo tọa độ xong ta ngắm chuẩn vào gương ta ấn ENT khi nào quay về màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Ta dừng lại nhập chiều cao gương 1.650 vào dòng HT → ENT ta có màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Ngắm chuẩn vào gương ấn MSR để đo rồi ấn ENT máy sẽ chuyển sang màn hình khai báo điểm tiếp theo H3

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

PT ghi tên điểm H3 rồi ENT ta có màn hình khai báo tọa độ H3 (nếu điểm H3 có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động tìm ra, ta không cần phải khai báo tọa độ H3 nữa).

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Khai báo tọa độ xong ta nhấn ENT ta có màn hình khai báo chiều cao gương

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Khai báo chiều cao gương xong ta ấn ENT ta có màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Ấn MSR để đo rồi nhấn ENT ta có màn hình khai báo sai số của quá trình giao hội điểm

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Có 4 nút lệnh:

  • Add: đo giao hội thêm 1 điểm nữa
  • View: xem lại các điểm vửa giao hội
  • DSP: lật trang màn hình để xem kết quả giao hội (tọa độ điểm trạm máy)
  • Kết thúc quá trình giao hội

4. Chương trình bố trí điểm ra thực địa

Ví dụ 3: Ngoài thực địa có 2 mốc biết trước tọa độ H1 (X=10.000; Y=10.000) và H2 (X=53.165; Y=10.000)

Bài toán ở đây là chuyển điểm H3 (X=51.707; Y=5.508) ra thực địa (hoặc tìm điểm H3 ngoài thực địa đã bị mất) ta tiến hành như sau:

Bước 1: Dựng máy và cân bằng máy tại mốc H1

Bước 2: Lấy H1 là điểm trạm máy. Thao tác khai báo điểm trạm máy như sau:

  • 7.STN

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • Known: Ta có màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

ST: Nhập H1

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • ENT: có màn hình khai bái tọa độ H1

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

+ X: nhập 10.00, Y: nhập 10.00, Z: có thể bỏ qua

+ Nếu H1 đã có trong bộ nhớ thì máy tự động tìm ra

Nhập xong ENT 2 lần ta có màn hình nhập chiều cao máy

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

+ Hi: Nhập chiều cao máy vào, nhập xong chọn ENT ta sẽ có màn hình sau

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Bước 3: Lấy H2 làm điểm định hướng. Thao tác định hướng như sau

1.Coord: có màn hình khai báo điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

BS: nhập H2 – tên điểm định hướng

HT= 1.650 – chiều cao gương

Nhập xong ->ENT ta có màn hình khai báo tọa độ điểm định hướng

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

+ Nhập tọa độ X, Y, Z vào các dòng, nhập xong mỗi dòng nhấn ENT con trỏ sẽ tự động nhảy xuống dòng kế tiếp, nếu điểm H2 đó có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động cập nhật điểm H2, ta không cần khai báo nữa.

+ CD: mã code của điểm (có thể bỏ qua)

  • ENT có màn hình nhập chiều cao gương

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

+ HT = 1.650

ENT ta có màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • MSR để đo rồi ấn ENT thao tác định hướng đã xong

Bước 4: Tiến hành bố trí điểm

  • 8.S-O xuất hiện màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

2.XYZ

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Nhập H3 vào dòng PT nhấn ENT xong ta có màn hình khai báo tọa độ điểm H3 (nếu điểm H3 có trong bộ nhớ thì máy sẽ tự động truy bắt điểm H3)

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

Nhập xong tọa độ nhấn ENT ta có màn hình

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

+ Đưa bàn độ ngang về 0 (dHA = 0) sau đó khóa ngang lại

Ta mang gương để vào hướng của ống kính rồi bấm MSR để đo

Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc nikon dtm 330

  • dHA: Sai lệch góc bằng tới điểm ngắm
  • R/L: Sai lệch hướng bên phải/trái gương
  • IN/OUT: Sai lẹch về khoảng cách so với điểm cần bố trí IN là đi vào, Out: là đi ra

Sử dụng máy toàn đạc nikon ngoài hiện trường

1. Khi làm việc ngoài hiện trường bạn phải cho máy lên chân và cân bằng máy sao cho 2 bọt thủy (dài,tròn) vào chính giữa. Nếu đặt máy tại mốc thì phải chỉnh dọi tâm máy vào chính giữa tâm mốc, còn với chức năng giao hội thì không cần.

2. Mở máy đảo ống kính khoảng 45 °Ấn phím (Menu) chọn 1(job) tạo công việc ấn vào creat ghi tên không quá 8 ký tự tiếp theo ấn (ENT)

3. Thao tác đặt trạm máy theo phương pháp tại mốc :

Trên bàn phím ấn phím 7 (STN) xong ta chọn 1(Known) ấn (ENT) nhập tên điểm và tọa độ đã biết vào xong ấn (ENT),đo chiều cao máy từ đỉnh mốc tới điểm đánh dấu của máy nhập vào (HI). Chọn điểm định hướng theo hai cách tọa độ(1Coord)và góc (2 Angle), ta chọn (1Coord) xong ấn (ENT) ngắm ống kính đến điểm mốc đang dựng gương để định hướng và ấn phím đo (MSR1/MSR2) xong màn hình suất hiện dòng nhắc -REC STN- ta ấn (ENT)đã hoàn thành thao tác đặt trạm máy. Kiểm tra lại ta ấn phím đo tới mốc và so sánh

4. Đặt trạm máy theo phương pháp giao hội:

Ấn phím 7(STN) trên bàn phím xong chọn 2 Resection. Nhập tọa độ điểm đo gương thứ 1 (PT), nhập chiều cao của gương (HT) tiếp theo ấn phím đo MSR1/MSR2 tới gương và ấn (ENT)quay ống kính máy tới điểm gương thứ 2(PT) nhập tọa độ vào xong, nhập chiều cao gương (HT)ấn phím đo tới gương xong ấn(ENT). Kết thúc trạm máy đã được thiết lập xong thao tác đặt trạm máy.

5. Chuyển điểm ra ngoài thực địa

6. Khi đã thao tác đặt trạm máy xong ta chọn phím 8(S-O)trong đó có 2 cách tìm điểm hoặc cắm điểm ra thực địa

7. Tìm theo góc phương vị và khoảng cách, chọn 1(HA-HD)màn hình suất hiện nhập khoảng cách (HD)và nhập góc phương vị (HA)nhập xong bạn đưa ống kính tới vị trí của gương và ấn phím đo MSR1/MSR2điều chỉnh gương về đúng vị trí khoảng cách (HD)và góc phương vị (HA)là 00°00’00”là điểm cần tìm hoặc cắm điểm

8. Tọa độ hoặc cắm điểm:

Chọn 2 (XYZ)ấn ENT, màn hình suất hiện nhập tên điểm(PT) cần tìm hoặc đã có trong danh sách thì gọi ra xong màn hình báo dHA chỉ góc ngang cửa điểm cần tìm, dHD chỉ khoảng cách tới điểm cần tìm. Ta xoay ống kính ngắm tới gương ấn phím MSR1/MSR2đo cho tới các kết quả tính về 0 là điểm cần tìm.

9. Đo cắm điểm

Khi ta thao tác đặt trạm máy xong ấn phím 4(PRG),ta chọn 1(2Pt Refline) là chia nhỏ điểm trên đoạn thẳng và bẻ vuông góc tim tuyến xang 2 bên. Nhập tuần tự tên điểm PT1,PT2, nếu chưa có tọa độ thì nhập vào, nếu đã có trong (Job) rồi thì gọi ra (List). Màn hình sẽ hiển thị kết quả cần tìm sau khi đo tới gương, Trong đó: (Sta…)thông báo khoảng cách ở giữa tính từ PT1đến PT2,(O/S…)là khoảng cách vuông góc cách trục PT1đến PT2