Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024

Tới dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương cùng 251 đại biểu chính thức đại diện cho gần 400 nghìn hội viên Hội Nông dân của tỉnh.

Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ 9, nhiệm kỳ 2018-2023 đề ra.

Nổi bật là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội Nông dân tỉnh và trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn.

Qua đó xuất hiện ngày càng nhiều nông dân dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Trung bình mỗi năm có 190.794 hội viên đăng ký danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi.

Qua bình xét có 130.651 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, vượt 36,6% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ 9.

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024

Các đại biểu dự Đại hội Hội Nông dân tỉnh Hải Dương lần thứ 10.

Hội Nông dân các cấp đã tích cực khai thác nguồn vốn cho hội viên vay. Tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đến ngày 30/6 đạt 78,8 tỷ đồng, tăng 26,84 tỷ đồng so với đầu nhiệm kỳ.

Các cấp hội còn phối hợp với các ngân hàng nhận ủy thác hàng nghìn tỷ đồng cho hàng nghìn lượt nông dân vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; tặng 20.177 suất quà cho các hộ nông dân nghèo, hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ xây mới và sửa chữa 40 nhà “mái ấm nông dân” với tổng số tiền gần 7 tỷ đồng...

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024

Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng tặng hoa chúc mừng Đại hội.

Các cấp hội đã tham gia tổ chức 310 lớp dạy nghề cho 10.933 lao động nông thôn, 8.346 buổi tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, theo hướng hữu cơ cho 579.150 lượt người; xây dựng 172 mô hình trình diễn về giống, tiến bộ kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn GAP; kết nối, hỗ trợ tiêu thụ 41.700 tấn nông sản cho nông dân, xây dựng 536 mô hình bảo vệ môi trường như mô hình: nông dân thu gom, xử lý rác hữu cơ thành phân bón, cánh đồng không rác thải, tuyến đường nông dân tự quản; hàng cây nông dân...

Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân các cấp đã kết nạp 48.321 hội viên, vượt 222% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội 9, nâng số hội viên toàn tỉnh lên 388.437 người và chất lượng hội viên ngày càng được nâng lên.

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024

Chỉ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Phát biểu tại đại hội, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương ghi nhận, biểu dương những kết quả trong công tác hội và phong trào nông dân mà Hội Nông dân tỉnh đạt được nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời đề nghị: trong nhiệm kỳ tới, Hội Nông dân các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ, hội viên, nông dân. Không ngừng kiện toàn củng cố tổ chức bộ máy Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng mẫu hình người nông dân mới có ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo, có kiến thức về khoa học công nghệ, nắm chắc kinh tế số, đổi mới tư duy, cách làm, vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh.

Các cấp Hội Nông dân thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước trong thực hiện các đề án, dự án phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn.

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024

Hội Nông dân tỉnh Hải Dương vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ tặng.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa 10 (nhiệm kỳ 2023-2028) gồm 29 đồng chí; bầu đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2023-2028) với 22 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết.

Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh Hải Dương khóa 10, đồng chí Trịnh Văn Thiện, Bí thư Huyện ủy Thanh Hà được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương. Những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh tập huấn phổ biến kiến thức về Luật Hợp tác xã và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể cho đông đảo cán bộ, hội viên, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã.

Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh chủ trì tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho 100% cán bộ Hội từ tỉnh đến chi, tổ Hội về các nội dung: vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong hướng dẫn xây dựng chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết theo chuỗi giá trị, kiến thức về marketing, xây dựng thương hiệu nông sản, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Các vấn đề tập huấn bám sát nhu cầu thực tiễn như: Cách thức đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử, kỹ năng bán hàng trực tuyến; hướng dẫn xây dựng hợp đồng hợp tác, điều lệ hợp tác xã, phương án sản xuất kinh doanh, thủ tục hồ sơ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã. Qua đó, số lượng hội viên, nông dân chủ động tự nguyện tham gia các tổ hợp tác, hợp tác xã ngày càng tăng.

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024
Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Nam Vũ (ở thôn Mạc Thủ 1, xã Liên Mạc, Thanh Hà) chuyên rau quả sạch theo tiêu chuẩn VietGAP

5 năm qua, các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp tổ chức 310 lớp dạy nghề cho gần 11.000 lao động nông thôn. Các bài giảng đi sâu hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành, nâng cao chất lượng nông sản và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các cấp Hội đã tổ chức 8.346 buổi tập huấn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ cho trên 579.000 lượt người; xây dựng 172 mô hình trình diễn về giống, tiến bộ kỹ thuật mới theo tiêu chuẩn GAP.

Để tổ hợp tác, hợp tác xã có vốn phát triển sản xuất kinh doanh, Hội Nông dân các cấp đã tín chấp với Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp… để hỗ trợ nguồn vốn vay với tổng dư nợ trên 2.400 tỷ đồng. Hàng năm, các cấp Hội phối hợp cung ứng trên 5.000 tấn phân bón trả chậm, hàng tấn thuốc thú y – thủy sản, chế phẩm sinh học, hàng chục nghìn cây giống các loại gắn với đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hướng dẫn nông dân sử dụng hiệu quả, tiết kiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024
Bà Nguyễn Thị Bình (ở phường Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương) là “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2023 với trang trại nuôi đà điểu 800 con

Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân tỉnh trực tiếp thực hiện dự án khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà”; xây dựng 19 mô hình điểm tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi giá trị, sản phẩm có nhãn hiệu, tem truy xuất nguồn gốc.

Cán bộ Hội trực tiếp nghiên cứu, hỗ trợ gần 40 tổ hợp tác, hợp tác xã thiết kế logo nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hướng dẫn thủ tục hồ sơ và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đến nay, các cấp Hội trực tiếp xây dựng và quản lý 18 nhãn hiệu tập thể; phối hợp với ngành nông nghiệp xây dựng được 234 sản phẩm OCOP.

Với sự vào cuộc tích cực của ngành nông nghiệp và Hội Nông dân, đã góp phần tổ chức thành công Lễ hội vải thiều, Lễ hội Lúa – Rươi Tứ Kỳ, Lễ hội Cà rốt Cẩm Giàng, Lễ mở vườn xuất khẩu các sản phẩm: vải thiều Thanh Hà, nhãn Chí Linh, triễn lãm sản phẩm tiêu biểu tỉnh Hải Dương, thu hút hàng chục doanh nghiệp lớn tham gia ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024
Đoàn nông dân đi tập huấn, tham quan mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới tại Hải Dương

Đến nay, Hội đã phối hợp xây dựng 260 mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, truy xuất nguồn gốc, với tổng diện tích trên 1.500 ha, tập trung chủ yếu tại các vùng vải thiều của huyện Thanh Hà, nhãn của thành phố Chí Linh, cà rốt của HTX Đức Chính (huyện Cẩm Giàng), vùng rau của huyện Gia Lộc; một số sản phẩm tiêu biểu chủ lực của tỉnh đã được tiêu thụ trên 5 sàn thương mại điện tử, mở rộng thị trường tiêu thụ tới các thị trường có tiềm năng, đem lại giá trị kinh tế cao như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN...

Tăng giá trị nông sản - tăng thu nhập

Qua các giải pháp đồng bộ nói trên, các cấp Hội Nông dân tỉnh Hải Dương đã xây dựng được 414 chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp với trên 9.300 hội viên tham gia, đây là tiền đề phát triển thành tổ hợp tác, hợp tác xã. Các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã do Hội thành lập và hỗ trợ hoạt động đã giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, công tác phòng, trị dịch bệnh đạt hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Trong đó có trên 20 tổ hợp tác, hợp tác xã xây dựng được thương hiệu tiêu biểu, giá trị nông sản và thu nhập của thành viên tăng từ 10-20%, tiêu biểu như: Vải thiều xuất khẩu của HTX Thanh Sơn, HTX Thanh Quang (Thanh Hà); Rau quả sạch của HTX Nông sản sạch Nam Vũ (Liên Mạc – Thanh Hà), HTX Tân Minh Đức (Phạm Trấn – Gia Lộc); Gạo nếp cái hoa vàng của HTX Duy Tân (Kinh Môn); Bột sắn dây sạch của HTX Thành Nhàn (Thượng Quận – Kinh Môn); Nấm sạch của Tổ hợp tác Sao Mai (xã Nam Tân – Nam Sách); Cà chua sạch của Tổ hợp tác Nhân Huệ (Chí Linh)...

Hướng dẫn số 13 hội nông dân tỉnh hải dương năm 2024
Hợp tác xã Tân Minh Đức, xã Phạm Trấn, huyện Trấn Yên, tỉnh Hải Dương thu lãi gần 2 tỷ đồng/năm nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, bao tiêu nông sản cho nông dân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo nghề, hỗ trợ nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã xây dựng thương hiệu còn gặp một số khó khăn. Hội Nông dân các cấp thiếu nguồn lực để trực tiếp vận động, hướng dẫn thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, xây dựng thương hiệu nông sản. Kinh phí dành cho đào tạo nghề còn thấp. Chưa có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân hết tuổi lao động, trong khi tỷ lệ nông dân cao tuổi tham gia sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, ngành nghề đào tạo do Hội Nông dân trực tiếp thực hiện còn chưa đa dạng, chưa xây dựng được chương trình đào tạo chuyên sâu về chế biến nông sản. Thực tiễn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã về vốn, đất đai, kết cấu hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn.

Những thách thức này còn cần thời gian để tháo gỡ dần, và rất cần sự vào cuộc của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, các Bộ, ban ngành Trung ương tiếp tục quan tâm có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Hội Nông dân tỉnh Hải Dương phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc đào tạo nghề, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã phù hợp với điều kiện thực tiễn ở cơ sở và nhu cầu của xã hội.