Hướng dẫn điều trị bệnh tim mạch

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính”. Trong đó nêu rõ các triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, điều trị suy tim - khi nào cần ghép tim...

Theo đó, tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim mạn tính” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.

Suy tim là một hội chứng bệnh lý rất thường gặp và là hậu quả của nhiều bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim...

Bình thường, tim và hệ tuần hoàn luôn có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng được nhu cầu ôxy của cơ thể trong các điều kiện hoạt động của cuộc sống. Khi tim bị suy, tim không còn đủ khả năng để cung cấp ôxy [máu] theo nhu cầu của cơ thể nữa. Vì vậy có thể nói rằng, suy tim là tình trạng bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ để đáp ứng nhu cầu ôxy của cơ thể trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.

Hướng dẫn đã đưa ra các chẩn đoán và phân độ. Tùy thuộc vào suy tim trái, suy tim phải hay suy tim toàn bộ mà triệu chứng có thể khác nhau.

Việc điều trị suy tim hiện nay bao gồm: Những biện pháp điều trị chung cho tất cả các loại nguyên nhân gây ra suy tim, chế độ không dùng thuốc, dùng thuốc và can thiệp và những biện pháp điều trị đặc biệt áp dụng cho từng trường hợp cụ thể tùy theo nguyên nhân của suy tim.

Cần lưu ý chế độ sinh hoạt

Cũng theo hướng dẫn này, chế độ nghỉ ngơi là một việc khá quan trọng vì góp phần làm giảm công của tim. Tuy nhiên, cần hiểu nghỉ ngơi theo ý nghĩa linh hoạt. Tùy mức độ suy tim mà có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện khác nhau.

Bệnh nhân suy tim nhẹ với nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch vẫn cần khuyến khích tập luyện thể lực nhưng không được gắng sức nặng hay thi đấu thể thao.

Khi suy tim nặng hơn cần hoạt động nhẹ hơn và trong trường hợp suy tim rất nặng thì phải nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Trong trường hợp suy tim mà bệnh nhân phải nằm điều trị lâu ngày, nên khuyến khích bệnh nhân xoa bóp, lúc đầu là thụ động, sau đó là chủ động ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu tĩnh mạch trở về tim được dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ huyết khối tĩnh mạch.

Chế độ ăn giảm muối: Bệnh nhân chỉ được dùng < 3g muối NaCl /ngày, tức là < 1,2g [50 mmol] Na+/ngày.

Chế độ ăn gần như nhạt hoàn toàn: Bệnh nhân chỉ được ăn < 1,2g muối NaCl/ngày tức là < 0,48g [20mmol] Na+ /ngày....

Bệnh nhân suy tim cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác như: Bỏ thuốc lá, cà phê, giảm cân nặng ở những bệnh nhân béo phì, tránh các xúc cảm mạnh [stress], ngừng những thuốc làm giảm sức bóp của cơ tim nếu đang dùng [ví dụ: các thuốc chẹn beta loại không để điều trị suy tim, verapamil, disopyramide, flecainide...], tránh các thuốc giữ nước [như corticoid; NSAID...] và điều trị những yếu tố làm nặng thêm tình trạng suy tim như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn nhịp tim...

Ảnh minh họa.

Khi nào nên ghép tim?

Hướng dẫn của Bộ Y tế chỉ rõ, việc thay [ghép] tim được chỉ định cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối, đã kháng lại với tất cả các biện pháp điều trị nội, ngoại khoa thông thường. Bệnh nhân dưới 65 tuổi và có khả năng tuân thủ chặt chẽ điều trị.

Phương pháp này chống chỉ định với trường hợp tăng áp lực động mạch phổi cố định; bệnh nhân ung thư đang tiến triển hoặc mới được phát hiện dưới 5 năm; hoặc người có bệnh lý toàn thân tiên lượng nặng [như suy gan, suy thận...].

Ở bệnh nhân suy tim mạn tính, vấn đề giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim và theo dõi lâu dài là một biện pháp rất quan trọng và mang lại hiệu quả đối với bệnh nhân suy tim mạn tính. Bệnh nhân phải được giáo dục kỹ về lối sống, về chế độ ăn uống, tránh những yếu tố nguy cơ [hút thuốc lá, rượu], tránh các thuốc có hại đến suy tim nhưcorticoid, thuốc chống viêm khác...

Tiếp tục điều trị tốt các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... Bệnh nhân cần được chuẩn bị tâm lý, có sự phối hợp tốt trong điều trị và chung sống với bệnh. Bệnh nhân vẫn được khuyến khích tập thể dục đều đặn trong khả năng cho phép. Bệnh nhân cần tự mình theo dõi các diễn biễn sức khỏe và các rối loạn như huyết áp, nhịp tim, triệu chứng lâm sàng, mức độ khó thở... để điều chỉnh và thông báo cho các bác sĩ biết.

Bài viết được viết dưới sự hướng dẫn và tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 30 năm kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, đặc biệt về chuyên khoa Nội tim mạch.

Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp do xơ vữa động mạch gây ra. Đau ngực trái, mệt mỏi, khó thở là những triệu chứng thường gặp của bệnh. Điều trị bệnh mạch vành gồm một số phương pháp như dùng thuốc, tái thông lòng mạch, nong mạch

1. Tổng quan về bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành hay còn gọi là bệnh động mạch vành, suy mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim là tình trạng một vùng cơ tim không được cung cấp đủ máu do động mạch vành Cấp máu cho vùng cơ tim đó bị hẹp

Nguyên nhân gây bệnh mạch vành chủ yếu là do xơ vữa động mạch, mảng xơ vữa phát triển ở thành động mạch vành làm hẹp đường kính lòng mạch dẫn đến giảm lưu lượng máu cung cấp cho vùng cơ tim ở hạ lưu, thường gặp ở người trung niên, lớn tuổi, bị bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, thừa cân, béo phì, thường xuyên hút thuốc lá.

Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành là các cơn đau thắt ngực trái, người bệnh thường mệt mỏi, khó thở, thở hụt hơi, đặc biệt là khi gắng sức. Nếu không điều trị bệnh mạch vành có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể gây tử vong nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời.

2. Mức độ nguy hiểm của bệnh mạch vành

Nếu không điều trị bệnh mạch vành có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm:

● Đột tử: khoảng 30 % – 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp bị đột tử trước khi đến bệnh viện.

● Suy tim: Do sự thiếu máu mạn tính trong cơ tim kéo dài hoặc sau một cơn nhồi máu cơ tim, dẫn đến tình trạng tái cấu trúc cơ tim, lâu ngày làm tim giãn to ra, chức năng co bóp cơ tim giảm không đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp máu của cơ thể.

● Hở van tim nặng có thể xảy ra khi dây chằng van tim bị đứt, sa lá van, dãn vòng van hay tâm thất trái co bóp bất thường. Những biến chứng này khiến cho cơ tim ngày càng to ra và bệnh suy tim nghiêm trọng hơn.

● Rối loạn nhịp tim: block nhĩ thất [có thể cần đặt máy tạo nhịp], rung nhĩ [có thể dẫn đến việc nhồi máu não], ngoại tâm thu thất do sẹo cơ tim sau cơn đau thắt ngực; nguy hiểm hơn là nhịp nhanh thất hoặc rung thất gây ra đột tử.

3.1. Điều trị bệnh mạch vành không dùng thuốc: Thay đổi lối sống

Việc thay đổi những thói quen không tốt và xây dựng lối sống phù hợp giúp phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của bệnh mạch vành.

● Bỏ thuốc lá ngay khi có thể và tránh khói thuốc;

● Nói không với rượu bia;

● Chế độ ăn uống hợp lý: Tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường với các loại “thực phẩm vàng” cho trái tim, bao gồm các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây, các loại đậu, các loại hạt,...

● Luyện tập thể dục đều đặn: Tuy nhiên, đặc biệt đối với các bệnh tim mạch, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn hình thức tập thể lực và cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân;

● Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo: Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý liên quan đến bệnh mạch vành, như đái tháo đường, béo phì, thừa cân, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,...

● Xây dựng lối sống tích cực, thanh thản, vui vẻ, tránh tính trạng căng thẳng quá mức, thực hiện chế độ sinh hoạt hợp lý, làm việc điều độ, quản lý thời gian hiệu quả.

3.2. Điều trị bệnh mạch vành bằng thuốc

Trong trường hợp nhận thấy việc thay đổi lối sống là không đủ để điều trị bệnh mạch vành, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp dựa trên tiên lượng bệnh nhân.

Ngoài việc thay đổi lối sống. Điều trị bệnh mạch vành bằng phương pháp nội khoa là nền tảng cơ bản giúp làm chậm quá trình tiến triển của mảng xơ vữa do đó làm giảm tốc độ hẹp của động mạch vành. Đồng thời điều trị nội khoa còn giảm các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim và đột tử

3.3. Các biện pháp tái thông động mạch vành

Can thiệp đặt stent động mạch vành:

Can thiệp động mạch vành qua da còn được gọi là nong động mạch vành [PCI], là một thủ thuật được sử dụng để mở các động mạch vành bị hẹp nặng hoặc tắc nghẽn do xơ vữa mạch vành. Ưu điểm của thủ thuật này giúp phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim mà không cần phẫu thuật tim hở.

Để thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ đưa một ống dài và mỏng [ống thông] vào mạch máu ở tay qua động mạch quay hoặc động mạch đùi ở bẹn và đưa đầu ống thông đến động mạch vành bị tắc. Người bệnh sẽ được gây tê tại vùng cổ tay hay bẹn, sau đó chọc kim vào để đưa ống thông. Thủ thuật này thường không gây đau, người bệnh vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.

Thời gian thực hiện thủ thuật điều trị bệnh mạch vành thường kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Phần lớn bệnh nhân có thể xuất viện sau 2 ngày, tính từ khi kết thúc thủ thuật.

Nong động mạch vành bằng bóng phủ thuốc:

Bóng phủ thuốc có cấu trúc bề mặt đặc biệt được gắn với thuốc chống tái hẹp [paclitaxel] và trộn cùng với chất mang có tương thích sinh học. Nhờ vào tính ái mỡ cao và khả năng kết dính nhanh với vị trí giải phóng thuốc, bóng phủ thuốc được áp dụng nhiều trong việc phòng ngừa tái hẹp trong lòng mạch.

Ngoài ra, so với đặt stent, bóng phủ thuốc không cần khung giá đỡ kim loại trong lòng mạch, vì vậy quá trình nội mạc hóa diễn ra nhanh hơn và góp phần làm giảm hai nguy cơ: huyết khối cấp trong lòng stent và kéo dài thời gian dùng thuốc chống đông.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành:

Để cải thiện hiện tượng tắc/hẹp động mạch vành, bác sĩ sẽ lấy mảnh ghép mạch máu khỏe mạnh khác trong cơ thể [thường là động mạch ở thành ngực - động mạch vú trong, tay - động mạch quay hoặc chân - tĩnh mạch hiển] để làm cầu nối giàu oxy bắc qua đoạn mạch bị tắc hẹp. Đây chính là phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh động mạch vành hiệu quả nhất bên cạnh can thiệp đặt stent động mạch vành qua da.

Có 2 loại CABG phổ biến: CABG có dùng máy tim phổi nhân tạo và CABG không dùng máy tim phổi nhân tạo. Sau phẫu thuật, các tế bào cơ tim được tưới máu đầy đủ và người bệnh không còn hoặc giảm phần lớn triệu chứng đau tức ngực, nặng ngực, khó thở, choáng váng... do tắc nghẽn mạch vành gây ra.

Nong và đặt stent động mạch vành

4. Phòng ngừa bệnh mạch vành

Một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, bao gồm:

● Thực hiện chế độ ăn nhiều rau quả, cá, ít cholesterol và mỡ bão hòa

● Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

● Lượng muối đưa vào cơ thể cần được hạn chế

● Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

● Không nên hút thuốc

● Tránh căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tạo cho bản thân tâm lý thoải mái nhất có thể

● Tránh uống rượu bia và các chất kích thích

Hạn chế sử dụng rượu bia giúp người bệnh ngăn ngừa bệnh mạch vành

● Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ

● Hạn chế ăn đồ ngọt

● Không nên ăn phủ tạng của động vật

● Một số bệnh lý liên quan đến bệnh mạch vành cần được điều trị, chẳng hạn như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì...

● Đối với bệnh nhân bệnh mạch vành cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

5. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao

Trong suốt quá trình sống của chúng ta, có rất nhiều yếu tố nguy cơ đã được xác định là nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây ra bệnh động mạch vành. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rõ có 2 loại yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như sau:

5.1. Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được

● Tuổi [nam trên 50 và nữ trên 55 tuổi]: Tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành;

● Giới tính: Thông thường thì nam là đối tượng có nguy cơ cao hơn nữ trong các bệnh lý về tim mạch. Tuy nhiên, nữ giới sau mãn kinh lại có nguy cơ bệnh động mạch vành cao hơn;

● Tiền sử gia đình: Nguy cơ bệnh mạch vành sẽ cao hơn đối với người có bố mẹ, ông bà hay anh chị mắc các tai biến về tim mạch ở độ tuổi dưới 55 với nam và dưới 65 với nữ;

● Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành dễ dàng xuất hiện ở các bệnh nhân mắc đồng thời các bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì,...

5.2. Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được

Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân chính của bệnh mạch vành.

● Lối sống tĩnh tại, ít vận động: Những người thường xuyên ngồi một chỗ, không luyện tập thể dục đều đặn, ít di chuyển, sẽ có nguy cơ cao hơn đối với các bệnh tim mạch và các bệnh liên quan;

● Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc làm tăng nguy cơ không chỉ các bệnh tim mạch mà còn các bệnh nguy hiểm khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng,...;

● Nghiện rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân quan trọng gây thiếu máu cục bộ cơ tim và làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực.

Bệnh động mạch vành xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi, tuy nhiên, những năm gần đây bệnh này đã có dấu hiệu “trẻ hoá". Nhóm người trẻ [đặc biệt là 40 - 45 tuổi] phát hiện mắc bệnh mạch vành ngày càng tăng, nguyên nhân do thừa cân béo phì, kém vận động, ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học và sử dụng thuốc lá thường xuyên.

Một nguyên nhân khác xuất phát từ sự chủ quan ở nhóm người trẻ vì nghĩ rằng bệnh mạch vành chỉ xảy ra với người lớn tuổi. Do đó, họ thường không quan tâm đến các nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn, không kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời dẫn đến hiệu quả điều trị không cao.

Cùng Vinmec bảo vệ bạn và gia đình trước những nguy cơ biến chứng bệnh tim mạch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Làm thế nào để điều trị bệnh tim mạch?

Nói chung, những cách chữa bệnh tim mạch thường bao gồm: Thay đổi lối sống: Thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu. Sử dụng thuốc. Ngoài việc thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch có triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh tim mạch là gì?.

Khó thở Khó thở có thể gặp khi gắng sức, nặng hơn có thể gặp cả khi nghỉ ngơi. ... .

Đau ngực. Đau ngực do bệnh tim là biểu hiện của tình trạng cơ tim bị thiếu máu. ... .

Thường xuyên mệt mỏi. ... .

Ho dai dẳng. ... .

Buồn nôn, chán ăn. ... .

Nhịp tim nhanh, mạch đập không đều. ... .

Hay lo lắng. ... .

Chóng mặt và ngất xỉu..

Người bị bệnh tim mạch không nên ăn gì?

Các thực phẩm có hại cho tim mạch.

Thức ăn nhanh là thực phẩm không tốt cho tim mạch. ... .

Đường, muối, chất béo. ... .

Thịt ba rọi xông khói. ... .

Thịt đỏ là thực phẩm không tốt cho tim mạch. ... .

Thịt chế biến sẵn là thực phẩm không tốt cho tim mạch. ... .

Rượu. ... .

Nước ngọt. ... .

Kẹo là thực phẩm không tốt cho tim mạch..

Làm thế nào để có một trái tim khỏe mạnh?

Cách tốt nhất để giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe.

Ăn ít chất béo xấu để cải thiện tim mạch. ... .

Ăn chất béo tốt là cách để tim khỏe mạnh. ... .

Chơi thể thao nâng cao sức khỏe tim mạch. ... .

Bổ sung nhiều trái cây và rau. ... .

Cắt giảm lượng đường. ... .

Hạn chế muối. ... .

Bỏ thuốc lá tốt cho hệ tim mạch. ... .

Theo dõi các chỉ số của cơ thể.

Chủ Đề