Hướng dẫn điều 78 luật thi hành án dân sư

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là việc Chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và các thu nhập hợp pháp khác chuyển cho Cơ quan Thi hành án hoặc người được thi hành án một phần hay toàn bộ thu nhập của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Bản án, Quyết định của Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

Việc áp dụng biện pháp này theo quy định tại Điều 71 và Điều 78 của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014, như sau.

Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

"Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định."

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án. Điều 78 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

“Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.

2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  1. Theo thỏa thuận của đương sự;
  1. Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
  1. Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Như vậy, mức khẩu trừ vào thu nhập do Chấp hành viên ra quyết định nhưng sẽ dưới 30% tổng số tiền được nhận được của người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

[PLVN] - Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là một trong các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Điều 71, Điều 78 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 [Luật THADS]; Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để THADS. Tuy nhiên, việc thực hiện quy định này còn nhiều khó khăn.

Các trường hợp được trừ vào thu nhập của người phải THA

Theo quy định tại Điều 78 Luật THADS, thu nhập của người phải thi hành án [THA] gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền công: là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo sự thỏa thuận hoặc theo hợp đồng lao động. Tiền lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động: là khoản tiền trả cho cán bộ, công chức, viên chức đã làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội sau khi đã đủ năm công tác và đã đủ tuổi nghỉ hưu hoặc theo quy định của pháp luật, họ được hưởng theo chế độ hưu trí hoặc mất sức lao động

Các thu nhập hợp pháp khác là các khoản thu nhập của người phải thi hành ánngoài khoản tiền lương, tiền công do các cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức đang quản lý thu nhập chi trả. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc trừ vào thu nhập của người phải THA còn gặp một số khó khăn.

Theo quy định, việc trừ vào thu nhập của người phải THA được thực hiện trong các trường hợp: Theo thỏa thuận của đương sự; bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

Đối với trường hợp bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải THA, bản án, quyết định đã quy định rõ cách thức thực hiện nghĩa vụ của các bên bằng hình thức trừ vào thu nhập của bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên thực tế có những trường hợp bản án, quyết định của Tòa án ấn định trừ vào thu nhập nhưng khi tổ chức thi hành án thì người phải THA không còn nguồn thu nhập đó nữa, dẫn đến việc tổ chức thi hành án gặp vướng mắc.

Về quy định khoản tiền phải THA không lớn, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn xác định, định lượng cụ thể về “ khoản tiền phải thi hành án không lớn” nên còn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất.

Thu nhập khác: khó do không quy định mức khấu trừ cao nhất

Khi áp dụng biện pháp khấu trừ vào thu nhập của người phải THA, mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải THA, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối với thu nhập khác thì luật không quy định mức khấu trừ cao nhất là bao nhiêu. Do đó, khi thực hiện việc khấu trừ CHV có thể khấu trừ mức cao hơn hoặc thấp hơn 30% nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật. Việc tính toán mức khấu trừ thu nhập trong trường hợp này khá phức tạp đối với chấp hành viên, do đó cần tiếp tục có hướng dẫn cụ thể hơn đối với những trường hợp này.

Khoản 4 Điều 78 Luật THADS quy định Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải THA nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ vào thu nhập của chấp hành viên.Tuy nhiên, trên thực tế thì sự phối hợp của các cơ quan có liên quan trong việc cưỡng chế này vẫn còn hạn chế. Mặc dù Điều 14 Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN có quy định Cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng hoặc cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin về tài khoản, thu nhập của người phải THA hoặc tiết lộ thông tin để người phải THA chuyển, rút tiền khỏi tài khoản làm ảnh hưởng đến quá trình THA hoặc không thực hiện quyết định phong tỏa, khấu trừ để THA thì tùy từng trường hợp mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề