Hướng dẫn chơi trò chơi gieo hạt

Mầm non là độ tuổi quan trọng đối với trẻ cả về phát triển thể chất và trí tuệ. Trong đó mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non chủ yếu là tăng cường sức khỏe, hình thành thói quen vận động và định hình tính cách . Việc hình thành và phát triển những thói quen vận động cơ bản như bò, đi, chạy, nhảy,leo trèo, trườn, ném bắt...những thói quen vận động không chỉ giúp trẻ di chuyển mà còn giúp cho sự phát triển các cơ quan bên trong hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó trong giai đoạn này mục tiêu phát triển thể chất còn nhằm những tố chất về mặt thể lực như nhanh nhẹn,khéo léo, bền bỉ... hình thành thói quen vận động giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe sau này Trò chơi “Gieo hạt “ mà cô giáo Hồng Thuý hướng dẫn dưới đây là một trong những phương tiện để giúp trẻ phát triển thể chất một cách hữu hiệu

Video bài dạy: Hướng dẫn bé trò chơi "Gieo hạt"

Cô giáo: Hồng Thúy

Lứa tuổi: 3 - 4 tuổi

Tin bài: Trường Mẫu giáo Măng Non


Nguồn:Trường mẫu giáo Măng Non Copy link

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Gieo hạt nảy mầm là trò chơi dân gian có từ lâu đời. Nó được nhiều lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và tồn tại cho đến ngày nay. Thực tế, không một ai biết chắc chắn nó xuất hiện từ thời gian nào, do ai tạo ra, mọi người chỉ được nghe cách chơi từ người khác, sau đó lại phổ biến cho nhiều người khác chơi mà thôi.

Các cô giáo đang chơi gieo hạt nảy mầm với các bé

Hiện nay, trò chơi gieo hạt nảy mầm được các cô giáo mầm non tổ chức cho các bé chơi trong giờ học để gắn kết các bé với nhau, tạo không khí vui vẻ trong lớp học.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi?

Trò chơi này phù hợp với các bé mẫu giáo, không phân biệt giới tính. Các cô có thể tổ chức cho cả lớp cùng chơi với nhau.

Hướng dẫn chơi trò chơi gieo hạt
Chơi gieo hạt nảy mầm trong lớp học

3. Số lượng người chơi gieo hạt nảy mầm

Gieo hạt nảy mầm là một trò chơi tập thể, không giới hạn số lượng người chơi. Tuy nhiên để đảm bảo các bé nghe rõ hiệu lệnh thì nên chia mỗi nhóm từ 15-20 trẻ.

Hướng dẫn chơi trò chơi gieo hạt
Số lượng người chơi không giới hạn

4. Không gian chơi gieo hạt nảy mầm

Gieo hạt nảy mầm không yêu cầu trẻ phải chạy nhảy, tuy nhiên có nhiều người tham gia nên không gian chơi phải đủ rộng đủ chỗ đứng cho tất cả mọi người.

5. Hướng dẫn cách chơi gieo hạt nảy mầm

Chuẩn bị:

  • Số lượng từ 2 người chơi trở lên, một người điều khiển.
  • Diện tích chơi đủ cho tất cả mọi người.
  • Trẻ thuộc bài và đọc theo nhịp các hiệu lệnh
  • Trẻ hiểu và biết cách chơi

Luật chơi:

Trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn. Lắng nghe hiệu lệnh của cô giáo và thực hiện các động tác ứng với hiệu lệnh đó. Trẻ thực hiện sai sẽ chịu phạt.

Cách chơi:

Người lớn hướng dẫn cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn. Sau đó người lớn sẽ hô to các hiệu lệnh sau: “Gieo hạt, Mùi hương, Nảy mầm, Thơm ngát, Một cây, Một quả, Hai cây, Hai quả, Một nụ, Gió thổi, Hai nụ, Cây rụng, Một hoa, Lá rụng, Hai hoa, Nhiều lá”, mỗi hiệu lệnh ứng với một động tác như sau:

  • Gieo hạt: trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tác gieo hạt.
  • Nảy mầm: Trẻ từ từ đứng thẳng lên.
  • Một cây: Trẻ giơ cao tay trái lên.
  • Hai cây: Các bé giơ cao tay phải lên.
  • Một nụ: Trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống.
  • Hai nụ: Trẻ hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống.
  • Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay.
  • Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay.
  • Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sâu làm động tác ngửi hoa.
  • Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra.
  • Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra.
  • Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái.
  • Cây rung: Nghiêng người sang phải.
  • Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống.
  • Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A..A..A..
    Hướng dẫn chơi trò chơi gieo hạt
    Trẻ xếp thành vòng tròn, nghe và làm theo hiệu lệnh của cô giáo

6. Ý nghĩa của trò chơi gieo hạt nảy mầm

Trò chơi này có những ý nghĩa như sau:

  • Rèn luyện thính giác của trẻ, trẻ biết chú ý lắng nghe và làm theo hiệu lệnh
  • Trò chơi giúp gắn kết các bé trong một tập thể với nhau, tạo điều kiện để bé quen bạn mới và trở nên thân thiết hơn.

7. Những điều cần chú ý khi chơi gieo hạt nảy mầm

Để trò chơi diễn ra suôn sẻ thì cần chú ý những điều sau đây:

  • Diện tích chơi đủ rộng để cho tất cả các bé
  • Địa điểm chơi an toàn
  • Các bé hiểu luật chơi và các hiệu lệnh trò chơi để làm theo.

Nếu có thể thì người lớn nên tổ chức trò chơi này cho các bé. Nó giúp bạn gần gũi hơn với trẻ và giúp các bé có cơ hội kết bạn mới.

Trò chơi gieo hạt là trò chơi gì?

Trò chơi gieo hạt nảy mầm là trò chơi phổ biến được các cô giáo mầm non hướng dẫn các bé chơi. Đây là trò chơi tập thể rèn luyện thính giác, khả năng tập trung, nghe và làm theo hiệu lệnh cho trẻ.

Trò chơi dung dăng dung dẻ là gì?

Giới thiệu về trò chơi dung dăng dung dẻ Cách chơi trò dung dăng dung dẻ rất đơn giản và thú vị. Ban đầu, người chơi sẽ hát một bài hát đồng dao mang giai điệu vui tai và dễ thuộc. Bài hát thường có một câu chuyện ngắn và lời hát đơn giản, thường chứa các từ ngữ dễ nhớ và nhịp điệu vui nhộn.

Thế nào là gieo hạt?

Quy luật Gieo hạt chính là bạn sẽ gặt hái những gì mà bạn đã gieo trồng. Quy luật Gieo hạt được nói đến ở đây không phải là khái niệm “Ở hiền trời thương, ở ác trời hại” mà dạy cho ta phải có trách nhiệm trong từng ý nghĩ, lời nói và hành động.