Hướng dẫn chơi cầu lông bị đau đầu gối

Tùy mức độ tổn thương bác sĩ chuyên môn sẽ có chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm, có thể kết hợp châm cứu nếu là trường hợp nhẹ. Trường hợp nặng, dây chằng chéo trước khớp gối bị đứt thì phẫu thuật là cần thiết để tái tạo hoạt động khớp gối. Ngoài ra sẽ có những bài tập phục hồi vận động khớp gối. Những bài tập này [khối lượng và thời gian tập] sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên về chấn thương.

Hôm nay caulong.2017vn.com xin chia sẻ cho các bạn thêm một loại chấn thương trong cầu lông về bộ phận phía dưới của cơ thể đó là khớp gối. Chấn thương khớp gối là một tổn thương rất thường gặp trong chơi cầu lông. Lí do chính là kỹ thuật kém khi lao tới, đáp xuống và đổi hướng đột ngột. Việc này sẽ tạo ra lực lớn trên đầu gối gây đau gân bánh chè, sợi gân chạy trên đầu gối. Để tránh chấn thương đầu gối cần phải đảm bảo kỹ thuật phù hợp, sự dẻo của cơ đùi và tập sức mạnh cho các cơ quanh đầu gối.

Cấu trúc giải phẩu vùng khớp gối

Ngoài các xương [phần cứng], ở vùng khớp gối ta đặc biệt chú ý đến các dây chằng và sụn đệm. Bởi, đa phần các chấn thương khớp gối [do chơi thể thao] đều có liên quan đến tổn thường ở các thành phần này. Chức năng của các dây chằng là để “neo” ổn định các xương với nhau, các xương sẽ hoạt động trong một phạm vi được “kiểm soát” trước. Sụn đệm có tác dụng như một vật giảm chấn lên xương.

Các tổn thương thường gặp ở khớp gối, nguyên nhân và dấu hiệu chuẩn đoán

Trong phạm vi môn chơi cầu lông thì có hai loại chấn thương ở khớp gối thường gặp: Chấn thương dây chằng chéo trước [Anterior Cruciate Ligament – ACL injury] và chấn thương sụn đệm [Torn Miniscus]. Lưu ý rằng, các mô tả dưới đây chỉ ở mức cho người “ngoại đạo” [y khoa] tìm hiểu. Trong thực tế, các bác sĩ chuyên khoa còn phải thực hiện nhiều thủ thật khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng [xét nghiệm dịch khớp, phim x-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp gối, …] mới có thể có chẩn đoán xác định.

Nói tóm tắt, nếu có một tình trạng đau dai dẳng ở khớp gối nghi do chơi cầu lông, bạn nên đến khám tại một bác sĩ chuyên về chấn thương thể thao. Tuyệt đối không nên tự “tìm tòi” và tự “điều trị”.[ Các thông tin dưới đây chỉ để tham khảo chứ không phải chỉ dẫn]

1. Chấn thương dây chằn chéo trước

* Nguyên nhân: Khớp gối bị vặn xoắn quá mạnh và quá nhanh, đột ngột khi người chơi chạy “đảo chiều” liên tục trên sân. Hoặc, do người chơi cố sức dậm nhảy đánh cầu quá nhiều.

* Chẩn đoán: Có thể có những dấu hiệu để nhận biết sau đây:

– Cảm thấy hay nghe thấy có tiếng chạm ở vùng khớp tại thời điểm xảy ra chấn thương.

– Khớp gối đột nhiên không cử động được sau một cú nhảy hay sau một lần chạy đột ngột chuyển hướng.

– Có cảm giác đau phía ngoài và phía sau đầu gối.

– Khớp gối có thể bị phù nề vài giờ sau chấn thương. Đây là dấu hiệu chấn thương khớp khá nặng, có thể có chảy máu bên trong khớp.

* Xử trí:

– Nên ngừng chơi ngay lập tức.

– Xử trí tức thời RICE [Rest – Ice – Compress – Elevation]: Người chơi nên nghỉ ngơi. Chườm đá vào khớp chân [nhưng không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da]. Dùng băng loại đàn hồi quấn quanh khớp gối hay những khí cụ mang hỗ trợ vùng khớp gối, nhưng đừng bó chặt đến mức gây đau. Dùng nạng để đi lại, tránh áp lực lên khớp gối.

– Xử trí triệt để: Tùy mức độ tổn thương bác sĩ chuyên môn sẽ có chỉ định dùng thêm thuốc giảm đau, kháng viêm, có thể kết hợp châm cứu nếu là trường hợp nhẹ. Trường hợp nặng, dây chằng chéo trước khớp gối bị đứt thì phẫu thuật là cần thiết để tái tạo hoạt động khớp gối. Ngoài ra sẽ có những bài tập phục hồi vận động khớp gối. Những bài tập này [khối lượng và thời gian tập] sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên về chấn thương.

2. Tổn thương sụn đệm

* Nguyên nhân: Như đã nói ở trên, sụn đệm có vai trò như vật giảm chấn của khớp gối. Khi người chơi di chuyển vặn xoắn khớp gối quá nhiều hay nhảy đập liên tục sẽ tạo áp lực rất lớn lên sụn đệm, có thể dẫn đến rạn nứt hay vỡ bể sụn đệm [tears]. Ngoài ra, sụn đệm cũng thoái hóa [mòn đi – worn] dần theo tuổi nên khớp gối cũng dễ bị chấn thương nếu người có tuổi chạy nhảy nhiều.

* Chẩn đoán: Tùy theo kích thước và vị trí của sụn đệm bị tổn thương mà có các dấu hiệu thể hiện khác nhau. Vì ở sụn không có thần kinh nên đau, nếu có, thường là do phù nề và chấn thương mô mềm chung quanh.

– Nếu tổn thương nhỏ, bạn sẽ có cảm giác đau ít thôi lúc xảy ra chấn thương. Vài ngày sau đó khớp gối có thể bị phù nhẹ. Bạn vẫn đi lại được nhưng có đau nhẹ ở khớp gối, và đau có thể tăng dần lên nếu đi nhiều hay đang ở tư thế ngồi và đứng dậy. Sau vài tuần tổn thương có thể tự lành, đau giảm đi rồi hết hẳn. Tuy vậy, đau vẫn có thể xuất hiện trở lại nếu hoạt động của khớp gối không được kiêng cữ.

– Ở một tổn thương trung bình thuộc loại điển hình, bạn sẽ có cảm giác đau ở phần giữa khớp gối hay phần bên tùy theo vị trí của tổn thương. Bạn vẫn có thể đi lại được, nhưng sưng phù sẽ tăng dần lên vài ngày sau đó. Đôi khi sưng đến mức làm khớp gối bị cứng, rất khó co lại được. Đau rất dữ khi xoay lật cẳng chân. Sau vài tuần các triệu chứng trên giảm dần, nhưng có thể đau lại ngay khi khớp gối vận động thể thao quá mức. Tình trạng đau khớp có thể kéo dài hàng năm trời nếu tổn thương khớp không được điều trị thích hợp.

– Các tổn thương lớn thường gây đau rất dữ dội, khớp cứng lại và phù nề gần như ngay lập tức Phù còn tiếp tục gia tăng vài ngày sau đó. Những mảnh vỡ của sụn đệm có thể “trôi nổi” tự do trong khoang khớp gây đau dữ dội, khớp cứng lại. Bạn không thể duỗi thẳng gối được nữa, và nói chung là không điều khiển được cẳng chân nữa [cảm giác “lủng lẳng” cẳng chân].

– Trường hợp mòn sụn đệm ở người lớn tuổi thì khó chẩn đoán xác định hơn. Người bệnh không thể chỉ ra một lý do cụ thể nào đưa đến chấn thương khớp gối. Đau nhẹ và phù nhẹ là những dấu hiệu thường gặp trong trường hợp này.
* Xử trí:

– Nếu đang chơi, nên ngừng chơi ngay lập tức.

– Xử trí tức thời RICE [như trên].

– Xử trí triệt để: Nói chung, xử trí tổn thương sụn đệm khá phức tạp và phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Tóm tắt, có hai cách xử trí như sau, không phẫu thuật và có phẫu thuật.

* Xử trí không phẫu thuật: Tiếp tục xử trí RICE trong nhiều tuần cho đến khi các triệu chứng biến mất. Nên nhớ, khi nằm cần kê cao khớp gối hơn tim. Bác sĩ sẽ cho thêm những thuốc giảm đau, kháng viêm hay châm cứu bổ trợ.

* Xử trí có phẫu thuật: Khâu nối liền các tổn thương, cắt bỏ một phần hay toàn bộ sụn đệm. Thông thường người ta sẽ mổ nội soi khớp gối để xử trí tổn thương sụn đệm.

Phòng ngừa chấn thương khớp gối

a. Mang giày đúng cỡ. Giày không vừa [quá chật hay quá rộng], giày không tốt [không có thiết kế giảm sốc] hay giày quá mòn, … đều có thể gây những tác động bất lợi lên khớp gối. Những tác động bất lợi này, nếu kéo dài, có thể gây tình trạng chấn thương khớp gối thật sự khi có một nguyên cớ khởi phát xảy đến [gắng sức nhảy đập cầu, chạy vặn xoắn khớp gối].

b. Luôn phải khởi động kỹ trước khi chơi và thả lỏng cơ thể sau khi chơi. Có thể nói đây là lời khuyên quan trọng nhất.

c. Nên tập luyện thêm các môn thể thao bổ trợ khác, chứ không chỉ chơi cầu lông. Bơi lội, đạp xe đạp, … là những môn thể thao rất tốt có thể được phối hợp với chơi cầu lông. Các môn thể thao bổ trợ trên duy trì tình trạng năng động của cơ thể, vận động các cơ và khớp ở mức độ điều hòa hơn và tránh tạo áp lực quá sức lên khớp gối.

d. Tránh thường xuyên thực hiện những động tác quá sức. Điều này phụ thuộc vào sự “tỉnh táo” của bạn khi chơi [có dễ “nóng máu” không] cũng như “tầm quan trọng” của cuộc chơi [thi đấu, giao hữu, hay cuộc chơi thường kỳ]. Nếu bạn thuộc “tuýp” người thích … “cay cú ăn thua”, bạn rất dễ bỏ qua lời khuyên này! Nếu không thực sự cần thiết [chỉ là chơi thôi mà], thì không nên thường xuyên thực hiện những động tác quá gắng sức. Nhất là khi bạn đã … tương đối có tuổi

e. Mang dụng cụ bảo vệ khớp gối.

Các nghiên cứu cho thấy mang dụng cụ bảo vệ khớp thực sự … có ích. Trong thực tế, có “thiên hình vạn trạng” dụng cụ bảo vệ khớp gối khiến bạn có thể hoa mắt, bù đầu, rối trí! Tôi hy vọng sẽ tìm hiểu sâu về những dụng cụ này ở các bài sau. Ở đây, tạm thời ta biết có ba loại dụng cụ bảo vệ khớp gối dựa trên mục đích sử dụng: Prophylactic Knee Brace [dự phòng], Functional Knee Brace [ổn định chức năng khớp gối] và Patellofemoral Brace [chuyên biệt bảo vệ xương bánh chè].

f. Nếu có thể, không nên chơi cầu lông trên sân cứng [sân xi-măng không lót thảm, sân trải nhựa trong công viên]. Các vận động viên chuyên nghiệp chỉ tập và thi đấu trên sân gỗ [có độ nhún] và có trải thảm [giúp giảm chấn]. Những vận động viên nghiệp dư như chúng ta [tạm gọi vậy đi] ít nhất cũng chỉ nên chơi trên sân xi măng có trải thảm. Như vậy, thực sự mà nói, chơi cầu lông trên sân cứng hoàn toàn [không trải thảm], như các “cụ” đánh dưỡng sinh ngoài công viên cũng không tốt cho khớp gối lắm đâu. Chẳng qua, nếu các “cụ” chưa thấy có đau gì, chắc là vì chạy cũng không bao nhiêu đó thôi.

Cùng Danh Mục:

Chủ Đề