Hướng dẫn cách viết báo cáo thực tập khoa hoa năm 2024

Sau thời gian học tập tại trường, sinh viên được hệ thống lại toàn bộ lý thuyết chuyên ngành và được tham gia kiến tập một số khâu nghiệp vụ cơ bản của các kiến thức lý thuyết đã được học. Được sự cho phép của Khoa Hoá học và sự tiếp nhận của Công ty Nippon Paint Việt Nam; chúng em bắt đầu quá trình thực tập của mình tại Công ty Nippon Paint Việt Nam. Khoảng thời gian thực tập tuy ngắn ngủi nhưng em đã được học hỏi, được trải nghiệm những công việc thực tế. Thời gian này đã cho em những bài học kinh nghiệm quý báu, những kỹ năng cần thiết mà trong thời gian học tập tại trường em chưa có, để em tự tin bước vào môi trường làm việc sau này.

Vì bài thực tập được thực hiện trong phạm vi thời gian hạn hẹp và hạn chế về mặt kiến thức chuyên môn, do đó bài báo cáo của chúng em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Đồng thời bản thân báo cáo là kết quả của một quá trình tổng kết, thu thập kết quả từ việc khảo sát thực tế, những bài học đúc rút từ trong quá trình thực tập và làm việc của em. Em rất mong có được những ý kiến đóng góp của thầy, cô để bài báo cáo và bản thân chúng em hoàn thiện hơn.

Qua bài báo cáo này, em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban lãnh đạo công ty, cùng các anh chị nhân viên trực thuộc các bộ phận Kỹ thuật, Sản xuất và Nhân sự đã rất nhiệt tình, hướng dẫn chi tiết và giới thiệu cho chúng em được biết và hiểu rõ hơn về các quy trình, nghiệp vụ cơ bản trong nhà máy đồng thời giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn.

  1. Thành tựu của công ty.

Một số thành tựu đáng được kể đến từ khi thành lập cho đến nay:

  • Có mặt tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 23 nhân viên.
  • Sản xuất hơn 4,5 triệu tấn vật liệu ngành sơn và lớp phủ mỗi năm.
  • Hệ thống đại lý phát triển rộng rãi với hơn 1 cửa hàng Sơn Nippon trên toàn quốc.
  • Năm 2020, NIPSEA Group - Nippon Paint Châu Á được đánh giá là tập đoàn sản xuất sơn và chất phủ số 1 Châu Á [theo đánh giá bởi Asia Pacific Coatings Journal – APCJ 2020].

PHẦN 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SƠN.

1.Định nghĩa. Sơn là loại vật liệu có cấu tạo vô định hình, dễ gia công và tạo màng mỏng trên bề mặt vật liệu, màng sơn sau khi khô sẽ hình thành một lớp chất rắn, rắn trắc và bám dính trên bề mặt vật liệu. Tuỳ vào mục đích sử dụng màng sơn sẽ có những vai trò đặc biệt sau: 1.1ảo vệ bề mặt vật liệu Màng sơn phủ lên bề mặt vật liệu nhằm mục đích bảo vệ vật liệu chịu được môi trường khắc nghiệt, ngăn chặn các tác nhân ăn mòn và các tác nhân bất lợi khác.

  1. Tạo hình thức trang trí Màng sơn sau khi khô sẽ tạo được độ bóng, độ tương phản, mầu sắc đa dạng, hình thức tuyệt đẹp và những nét đặc sắc khác thu hút ánh mắt của chúng ta.
  2. Tạo được nhiều tính chất đặc biệt Màng sơn có những tính chất đặc biệt như: cách điện, cách nhiệt, phản quang, chống lại sự hoạt động sinh học, và bền với nhiều môi trường,... 2ành phần của sơn. Sơn bao gồm những thành phần sau: chất tạo màng, bột mầu, dung môi hoặc chất pha loãng và các chất phụ gia.

Paint

Chất tạo mang

Bột mầu

Dung môi

Các chất phụ gia

Sau khi đã phối trộn với nhau để tạo sơn gốc, trong quá trình sử dụng chúng sẽ được pha với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn. 2. Chất tạo màng Chất tạo màng là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp. Chất tạo màng được sử dụng lâu đời nhất là các loại nhựa được chiết suất từ tự nhiên như: nhựa thông, nhựa cánh kiến, các loại dầu, các chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, chúng được phối trộn với bột mầu để chế tạo các loại sơn cho trang trí và bảo vệ tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Bên cạnh các chất tạo màng có nguồn gốc tự nhiên còn có các chất tạo màng có nguồn gốc tổng hợp được tổng hợp từ dầu mỏ và nó là các chất tạo màng được sử dụng phổ biến hiện nay. Chất tạo màng là thành phần quan trọng nhất của màng sơn mà tính chất và đặc điểm của màng sơn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của loại chất tạo màng được sử dụng trong đơn phối trộn. Chất tạo màng thường tồn tại ở trạng thái lỏng nhớt và trong suốt. Màng sơn được hình thành sau khi đã phủ lên bề mặt vật liệu chúng sẽ chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn trắc và bám dính dưới tác dụng của tác nhân làm khô.

2.1. Các chất tạo màng tự nhiên. Chúng được chiết từ thực vật như: Varnish, nhựa cánh kiến, nhựa thông, các loại dầu như dầu chẩu, dầu lanh, dầu đậu tương, ... 2.1. Các chất tạo màng tổng hợp. Là những hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ những phản ứng polyme hoá của phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng. So với các chất tạo màng có nguồn gốc tự nhiên, các chất tạo màng tổng hợp có trọng tượng phân tử lớn hơn, cấu trúc hoá học phức tạp hơn và do vậy chúng có nhiều đặc điểm, tính chất ưu việt hơn. Nhựa tổng hợp được chia ra làm hai loại đó là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn. Nhựa nhiệt dẻo là những loại nhựa bị nóng chảy hoặc chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái nóng chảy hoặc phân huỷ dưới tác dụng của nhiên độ cao. Các loại nhựa này như: Polyetylen, Polyvinyl clorua, Polypropylene, Polystiren,... Nhựa nhiệt rắn là những loại nhựa bị biến đổi trạng thái thông qua phản ứng hoá học khâu mạch, dưới tác dụng của nhiệt độ chúng bị đóng rắn hoặc phân huỷ mạch đại phân tử. Các loại nhựa nhiệt rắn thường được sử dụng làm chất tạo màng cho sơn phổ biến là các loại nhựa như: nhựa Melamine, nhựa Acrylic, nhựa Polyeste,...

  1. Bột màu. Bột mầu là những hạt rắn mịn, kích thước hạt từ vài micron đến hàng chục micron, phân tán đều trong môi trường sơn và tạo cho màng sơn có những tính chất đặc biệt. Tính chất quan trọng của bột mầu là tạo cho màng sơn có màu sắc nhất định, mất độ trong suốt, một số bột mầu có thể cho màng sơn có những chức năng và khả năng làm viêc tốt hơn.
  2. Sấy Quy trình nhằm mục đích đóng rắn hoặc làm khô màng sơn cũng như giúp cho màng sơn bám chặt vào bề mặt kim loại gọi là sấy. Sơn khô dưới tác dụng của phản ứng hoá học khâu mạch giúp cho màng sơn chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn thông qua phản ứng polymer hoá khâu mạch các mạch đại phân tử chất tạo màng. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn thì dung môi không còn tồn tại trong màng sơn. Sau quá trình khô thành phần còn lại của màng sơn là bột mầu và chất tạo màng, chất tạo màng là thành phần chính của màng sơn. Quy trình sấy:

PHẦN 3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SƠN Ô TÔ.

Công nghệ sản xuất: để đưa ra sản phẩm chính [sơn alkyd], công ty phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất song về cơ bản thì quy trình công nghệ của công ty được trình bày như sau:

Sơn ướt Tăng độ nhớt Tăng độ cứng Hình thành màng sơn

Chất tạo màng Dung môi Phụ gia

Khuấy trộn hoà tan

Khuấy trộn Cán nghiền Khuấy trộn Chỉnh màu

Bột màu

1ền:

  1. Khái niệm đập nghiền.
    • Là quá trình tác dụng cơ học làm cho kích thước của vật rắn nhỏ lại để làm tăng bề mặt riêng của chất đó vào nhau. Mục đích: Sau khi khuấy xong hỗn hợp đã được khuyếch tán đều bởi quá trình nghiền nhằm làm cho dung dịch sơn vừa khuấy xong có độ mịn theo yêu cầu sản xuất.
  2. Quá trình đập nghiền được áp dụng rộng rãi trong các ngành hoá học, thực phẩm để làm tăng quá trình hoà tan, quá trình hoá học, quá trình cháy để tạo sản phẩm đồng nhất...
  3. Quá trình nghiền đập được đặc trưng bằng độ nghiền i là tỷ số giữa đường kính D của vật trước khi nghiền và đường kính d của vật sau khi nghiền. i = D/d Hướng dẫn nghiền cán sơn: Căn cứ vào yêu cầu sản xuất và tình trạng máy móc thiết bị nghiền quản đốc phân xưởng có thể chỉ định dùng máy nghiền 3 trục, máy nghiền bi đứng, máy nghiền bi nằm ngang, máy nghiền rổ để nghiền vữa sơn. Khi đổi màu sơn phải vệ sinh máy nghiền tránh lẫn màu.
  4. Nghiền vữa sơn trên máy nghiền sao cho đạt độ mịn từng loại sơn. Trong quá trình nghiền nếu tăng độ nhớt ảnh hưởng đến quá trình nghiền thì bổ sung dung môi.
  5. Vận hành nghiền theo các hướng dẫn vận hành và sử dụng thiết bị nghiền HD.12.
  6. Đưa vào yêu cầu độ mịn sau cán nghiền và HD.10 để kiểm tra độ mịn.
  7. Thời gian kiểm tra với máy nghiền bi đúng sau mỗi lượt thứ 3 kiểm tra độ mịn của vữa sơn 1 lần.
  8. Thiết bị nghiền. Mục đích: Sau khi khuấy xong hỗn hợp đã được khuyếch tán đều vào nhau nhưng kích thước của các hạt còn lớn. Chính vì vậy cần phải có quá trình nghiền nhằm làm cho dung dịch paste sơn vừa khuấy xong có độ mịn theo yêu cầu sản xuất.

Máy nghiền bi hạt ngọc kiểu đứng:

Đóng thùng

Nhập kho

Bột độn

Bao bì

Kiểm tra

độn, dung môi và chất phụ gia, phân tán chúng đều trong không gian, làm vỡ các chùm hạt, các giọt và hạt lớn.

  • Ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp hoá chất và thực phẩm để tạo dung dịch huyền phù nhũ tương để tăng quán tính hoà tan, truyền nhiệt,...
  • Các loại thiết bị khuấy.

Hiện nay nhà máy sử dụng 2 loại thiết bị khuấy trộn: - Máy khuấy 1 trục HBM-755C - Máy khuấy 1 trục HBM-4024C - Sơ đồ máy khuấy một trục

2.2. Máy khuấy 1 trục HBM- - Công suất động cơ chính 7,5 HP - Số vòng quay n=1450 vòng /phút - Công suất động cơ thuỷ lực 2 HP - Cánh khuấy dạng tuốc bin hở - Tốc độ khuấy trộn 0-1200 vòng /phút

2.2. Máy khuấy 1 trục HBM-4020B - Công suất động cơ chính 40 HP - Số vòng quay n=1450 vòng /phút. - Công suất động cơ thuỷ lực 3HP - Cánh khuấy dạng tuốc bin hở - Tốc độ khuấy trộn 0-1200 vòng /phút

Quy tắc vận hành và sử dụng máy khuấy Đài Loan

  • Bật aptomát xem điện áp vàp máy. Bật công tắc tăng. Kiểm tra hành trình lên xuống của bộ khuấy điều chỉnh theo chiều cao của thùng khuấy
  • Bật công tắc nâng bộ khuấy và đưa thùng khuấy vào vị trí làm việc.
  • Bật công tắc đồng hồ đo tốc độ khuấy trộn.
  • Bật nút khuấy cho động cơ chính làm việc.
  • Từ từ điều khiển tốc độ khuấy đến tốc độ phù hợp. Xem tốc độ chỉ thị trên đòng hồ
  • Với máy số 1 HMB 755 A

Chủ Đề