Học văn bằng 2 ngành Báo chí ở đâu

PR ngắn hạn, văn bằng 2 PR, tân sinh viên K30

Thông tin tuyển sinh năm học 2010-2011

20 câu hỏi thường gặp về khoa PR - Quảng cáo

PR ngắn hạn, văn bằng 2 PR, tân sinh viên K30


Trả lời:

Khóa học PR ngắn hạn

Mới đây có nhiều bạn đăng ký học lớp PR ngắn hạn thông qua trang web nhưng để lại địa chỉ email không chính xác, vì vậy giáo vụ khoa không liên hệ được với các bạn có nhu cầu học. 

Lớp PR ngắn hạn khai giảng liên tục, học vào các buổi tối thứ 2-4-6 hằng tuần, từ 6h đến 8h30. Nội dung học bao gồm: tổng quan PR, lập kế hoạch truyền thông, quan hệ với báo chí, kỹ năng viết cho PR, tổ chức sự kiện, thương hiệu và truyền thông tiếp thị, quản lý vấn đề và xử lý khủng hoảng. Các giảng viên khoa PR-Quảng cáo và giám đốc các công ty PR tham gia giảng dạy cho khóa học. 

Để làm thủ tục đăng ký học, mời bạn đến văn phòng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Số 36 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 37549412 

Văn bằng 2 PR

Có rất nhiều bạn gửi thư yêu cầu Học viện tiếp tục tuyển sinh hệ văn bằng 2 ngành PR. Trong năm học 2010-2011, Học viện tạm thời ngưng tuyển sinh hệ văn bằng 2 PR để tập trung nguồn lực cho hệ đào tạo cao học ngành PR, đồng thời chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng 1 ngành PR cũng đã được tăng lên. Học viện sẽ cân nhắc nhu cầu của người học để xem xét việc mở lại các khóa văn bằng 2 PR trong các năm học tiếp theo.

Tân sinh viên K30

Hơn 100 tân sinh viên hai chuyên ngành Quan hệ công chúng và Quảng cáo sẽ tới đăng ký nhập học tại Học viện trong sáng ngày 11/9/2010. Hiện nay mọi công việc chuẩn bị cho việc tiếp sinh viên đã hoàn tất. Sinh viên các khóa 27, 28 và 29 sẽ tổ chức lễ chào đón cho tân sinh viên khóa 30 vào tối 1/10.

Năm học 2010-2011 là năm thứ 5 liên tiếp điểm tuyển sinh của khoa PR-Quảng cáo cao nhất trong toàn Học viện. Thủ khoa của Học viện trong đợt tuyển sinh đại học này là một sinh viên thuộc chuyên ngành Quảng cáo. Khoa PR-Quảng cáo kính mong các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tài trợ những suất học bổng cho các thủ khoa và sinh viên xuất sắc của khoa, nhằm khuyến khích và nâng đỡ các em trong quá trình học tập và rèn luyện, góp phần bổ sung nguồn nhân lực giỏi cho ngành PR và quảng cáo sau này. Kính mời các cá nhân và tổ chức có ý định tài trợ học bổng cho sinh viên liên hệ với Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Đinh Thị Thúy Hằng, trưởng khoa PR-Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. ĐT: 37549412. Email:  

Một số phụ huynh liên hệ qua trang web để hỏi về việc đăng ký chỗ ở trong ký túc xá cho con em. Học viện luôn tạo điều kiện về chỗ ở trong ký túc xá cho sinh viên ở tỉnh xa. Trong buổi sáng 11/9, sau khi làm thủ tục nhập học, mời các em sinh viên ở các tỉnh đến gặp Ban Quản Lý ký túc xá để đăng ký chỗ ở.

Thông tin tuyển sinh năm học 2010-2011


Trả lời:

Trong những tháng gần đây, khoa PR-Quảng cáo nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn học viên và của các bậc phụ huynh muốn biết thông tin tuyển sinh cho năm học mới. Sau đây là phần giải đáp cho những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất.

Hệ đại học 

1. Hỏi: Chỉ tiêu tuyển sinh PR-Quảng cáo và điểm chuẩn vào 2 ngành này như thế nào?

Trả lời: Khoa PR-Quảng cáo hằng năm tuyển 40 sinh viên ngành PR [Quan hệ công chúng] và 40 sinh viên ngành Quảng cáo. Điểm tuyển sinh trong những năm gần đây như sau: 

Ngành PR: Khối D1: 20,5 [2006], 18,5 [2007], 20 [2008], 19,5 [2009]

Ngành PR: Khối C: 21.5 [2008], 22 [2009]

Ngành Quảng cáo: Khối D1: 18 [2008], 19 [2009]

Ngành Quảng cáo: Khối C: 17 [2008], 22,5 [2009]  

2. Hỏi: Con tôi được giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi Văn quốc gia. Tôi muốn nộp hồ sơ cho cháu vào học PR. Vậy để được tuyển thẳng thì con tôi có phải tốt nghiệp loại giỏi hay không?

Trả lời: Tại thời điểm đầu tháng 4/2010, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn đang chờ quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho phép Học viện thực hiện phương án tuyển thẳng. Theo phương án này, học sinh đạt giải trong các kỳ thi quốc gia chỉ cần tốt nghiệp Phổ thông trung học là đủ điều kiện xét tuyển vào Học viện. Học viện sẽ xét tuyển những hồ sơ này theo thứ tự từ giải cao đến giải thấp. Con của anh/chị đạt giải nhì - là giải cao, vì vậy con anh/chị có rất nhiều khả năng được tuyển thẳng vào khoa PR-Quảng cáo của Học viện, với điều kiện tốt nghiệp PTTH.

3. Hỏi: Tôi sống ở TP Hồ Chí Minh. Khoa PR-Quảng cáo có lớp đào tạo ở TP Hồ Chí Minh hay không?

Trả lời: Hiện nay khoa PR-Quảng cáo đang đào tạo tập trung tại 36 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, chưa mở lớp tại các thành phố khác. Nhưng khoa tuyển sinh trên toàn quốc. Có rất nhiều sinh viên từ các tỉnh thành hiện đang theo học tại khoa, trong đó có nhiều sinh viên đến từ TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, KonTum, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và các tỉnh miền núi phía Bắc. Học viện BCTT bố trí chỗ ở trong ký túc xá cho những sinh viên này.

Trong các đợt thực tập và kiến tập, nhiều sinh viên của khoa PR-Quảng cáo đến làm việc trong các công ty có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh.   

Hệ cao học

1. Hỏi: Chúng tôi tốt nghiệp đại học Báo chí/Ngoại thương/Kinh tế/Ngoại ngữ...Vậy chúng tôi có được thi cao học PR hay không?

Trả lời: Các bạn đủ điều kiện dự thi cao học PR nếu hoàn thành 3-5 môn học chuyển đổi. Các bạn sẽ được học những môn này tại Học viện BCTT trước kỳ thi tuyển sinh cao học, dự kiến vào cuối tháng 8 hằng năm. Điều kiện tuyển sinh chi tiết như sau [trích từ đề án tuyển sinh cao học PR] 

Về văn bằng và kinh nghiệm công tác chuyên môn:

a] Đối tượng có bằng đại học đúng chuyên ngành Quan hệ công chúng 

- Người đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành Quan hệ công chúng loại khá trở lên được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp.

- Những đối tượng còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quan hệ công chúng, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

b] Đối tượng có bằng đại học chuyên ngành Báo chí và Quảng cáo 

Các đối tượng dự thi tuyển cao học chuyên ngành PR đáp ứng các điều kiện sau:

- Người đã tốt nghiệp đại học loại khá trở lên thuộc ngành Báo chí [Báo in, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, quay phim truyền hình, thông tin đối ngoại] và ngành Quảng cáo được đăng ký dự thi ngay sau khi tốt nghiệp;

- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất một năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Quan hệ công chúng 

- Có chứng nhận đã chuyển đổi các môn học chuyên ngành Quan hệ công chúng các môn học sau đây:

1. PR đại cương: 2 tín chỉ  [3 ĐVHT]

2. Công chúng truyền thông: 2 tín chỉ  [3 ĐVHT]

3. Nguyên lý marketing: 2 tín chỉ  [3 ĐVHT]

c] Đối tượng có bằng đại học các chuyên ngành khác

- Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Quan hệ công chúng, kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nộp hồ sơ dự thi.

- Có chứng nhận đã chuyển đổi các môn học chuyên ngành Quan hệ công chúng các môn học sau đây:

1. PR đại cương: 2 tín chỉ  [3 ĐVHT]

2. Công chúng truyền thông: 2 tín chỉ [3 ĐVHT]

3. Ngôn ngữ truyền thông: 2 tín chỉ [3 ĐVHT]

4. Luật và đạo đức truyền thông: 2 tín chỉ [3 ĐVHT]

5. Nguyên lý marketing: 2 tín chỉ [3 ĐVHT]

2. Hỏi: Thời gian học cao học PR kéo dài bao nhiêu lâu?

Trả lời: Thời gian học cao học PR là 2 năm, chia ra 4 học kỳ, trong đó 3 học kỳ đầu học tập trung trên lớp vào các buổi tối và ngày cuối tuần. Học kỳ cuối học viên viết luận văn.

Hệ văn bằng 2

Hỏi: Tôi đã tốt nghiệp 1 đại học và muốn học thêm đại học thứ 2 về PR. Nhưng năm nay Học viện không tuyển sinh văn bằng 2 PR, vậy tôi phải làm thế nào?

Trả lời: Năm học 2010-2011, Học viện BCTT dự kiến sẽ không tuyển sinh hệ văn bằng 2 PR, để tập trung các nguồn lực cho hệ đại học 4 năm và cao học. Nhưng nếu xét thấy nhiều học viên có nhu cầu học văn bằng 2 PR, Học viện BCTT sẽ tiếp tục tuyển sinh văn bằng 2 PR trong những năm học sau này.

Văn bằng 2 PR không phải qua thi tuyển, chỉ xét tuyển hồ sơ với điều kiện thí sinh dự tuyển đã có bằng tốt nghiệp của ít nhất 1 truờng đại học.

Hệ đào tạo ngắn hạn

1. Hỏi: Tôi muốn tìm hiểu về ngành PR và rèn luyện kỹ năng PR. Khoa PR-Quảng cáo có khóa học ngắn hạn nào dành cho tôi hay không?

Trả lời: Khoa PR-Quảng cáo liên tục khai giảng lớp đào tạo PR ngắn hạn. Mỗi khóa học có 12 buổi học, vào các ngày thứ 2-4-6, từ 6h đến 8h30 tối. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ nhận được chứng chỉ do Học viện BCTT cấp. Mời bạn đến khoa PR-Quảng cáo tại 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy nộp học phí 1 triệu 6 trăm nghìn và 2 ảnh thẻ để làm thủ tục đăng ký học. Khóa học PR mới sẽ khai giảng vào ngày 3 tháng 5.

2. Hỏi: Tôi đã đăng ký học các kỹ năng mềm tại khoa nhưng tại sao chưa được gọi đến học?

Trả lời: Khóa học kỹ năng mềm trang bị cho các bạn kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp, thuyết trình, dẫn chương trình, viết CV, trả lời phỏng vấn xin việc, làm việc theo nhóm. Mỗi khóa học có 8 buổi, vào các ngày thứ 3-5, từ 6h đến 8h tối. Sau khi hoàn thành khóa học, bạn sẽ nhận được chứng chỉ do Học viện BCTT cấp. 

Khóa học kỹ năng mềm lùi ngày khai giảng tới ngày 4 tháng 5 để dành thời gian thu hút thêm nhiều học viên hơn nữa. Mời các bạn đến khoa PR-Quảng cáo tại 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội nộp học phí 1 triệu và 2 ảnh thẻ để làm thủ tục đăng ký học.

Thông tin chi tiết xin liên hệ

Văn phòng Khoa PR-Quảng cáo

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

ĐT: 04 3754 9412 

20 câu hỏi thường gặp về khoa PR - Quảng cáo


Trả lời:

1. Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo [QHCC&QC] thành lập từ khi nào?

Khoa QHCC&QC trực thuộc HV Báo chí & Tuyên truyền thành lập vào tháng 3/2006. Từ năm 2006, HV Báo chí &Tuyên truyền bắt đầu tuyển sinh ngành Quan hệ công chúng [PR]. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, PR được đào tạo như một ngành độc lập tại bậc đại học. Năm 2008, HV Báo chí & Tuyên truyền tiếp tục mở ngành học Quảng cáo, khoa QHCC&QC trở thành một trong những nơi đào tạo qui chuẩn ngành Quảng cáo đầu tiên tại Việt Nam.

2. Định hướng đào tạo của khoa QHCC & QC như thế nào?

Chương trình đào tạo cử nhân Quan hệ công chúng và Quảng cáo được thiết kế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có kế thừa các chương trình đào tạo của các nước có nền giáo dục phát triển, trong đó chú trọng tới mục tiêu kỹ năng thực hành. Định hướng đào tạo của khoa là trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên ngành đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập từ sớm để ra trường có thể làm việc hiệu quả ngay.

3. Đội ngũ giảng viên khoa QHCC&QC gồm những ai?

Hiện tại, khoa QHCC&QC gồm có 10 giảng viên. Giảng viên của khoa là các Tiến sĩ và Thạc sĩ tốt nghiệp các trường đại học ở các nước trên thế giới như Anh, Australia và Nga, giàu kinh nghiệm thực tiễn, có nhiều năm công tác và giảng dạy về truyền thông và PR. Bên cạnh đó, khoa liên tục mời những chuyên gia đang làm việc tại các công ty PR/ quảng cáo đến giảng dạy một số môn chuyên ngành.

4. Hình thức tuyển sinh hệ đào tạo chính qui tập trung khoa QHCC&QC ra sao?

Khoa QHCC&QC tuyển sinh trên toàn quốc. Đối tượng tuyển sinh : học sinh tốt nghiệp THPT, khối thi : C và D1. Hồ sơ dự thi có thể nộp qua các cơ sở đào tạo, hoặc gửi về Phòng Đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, địa chỉ: 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

5. Hằng năm, khoa QHCC&QC tuyển bao nhiêu sinh viên hệ đào tạo chính qui tập trung?

Vào mỗi kì tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của khoa QHCC&QC là 40 sinh viên ngành Quan hệ công chúng [mã ngành 609]; 40 sinh viên ngành Quảng cáo [mã ngành 610].

6. Điểm chuẩn vào khoa QHCC&QC trong những năm vừa qua là bao nhiêu?

Ngành PR: Khối D1: 20,5 [2006], 18,5 [2007], 20 [2008], 19,5 [2009]

Ngành PR: Khối C: 21.5 [2008], 22 [2009]

Ngành Quảng cáo: Khối D1: 18 [2008], 19 [2009]

Ngành Quảng cáo: Khối C: 17 [2008], 22,5 [2009]  

7. Chương trình đào tạo dành cho sinh viên khoa QHCC&QC hệ chính qui tập trung như thế nào?

Trong bốn năm, sinh viên sẽ học các môn đại cương, cơ sở ngành rồi mới đến chuyên ngành. Chuyên ngành PR gồm bốn phần đi sâu vào kỹ năng liên quan đến báo chí, giao tiếp, quản lý thông tin, giải quyết khủng hoảng, marketing và bảo vệ thương hiệu, và PR ứng dụng. Sinh viên ngành Quảng cáo sẽ được trang bị những kiến thức về quảng cáo, kinh doanh, kinh tế, marketing, truyền thông; cách tư duy tích cực và sáng tạo; và các kỹ năng chuyên môn như nghiên cứu thị trường, thiết kế thông điệp quảng cáo, xây dựng chiến lược QC, thiết kế thực hiện các chiến dịch QC, đánh giá hiệu quả QC, quan hệ công chúng.

8. Phương pháp dạy và học tại khoa QHCC&QC có gì đặc biệt?

Tại khoa QHCC&QC, sinh viên hoàn toàn chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu; giảng viên là người định hướng, hướng dẫn. Phần lớn thời gian trong các tiết học môn cơ sở ngành, môn chuyên ngành là dành cho sinh viên thảo luận, thuyết trình, phát biểu ý kiến, trao đổi với giảng viên. Song song với việc được đào tạo kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được bồi dưỡng những kĩ năng mềm phục vụ công việc trong tương lai như: thuyết trình, làm việc nhóm… Sinh viên được tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tích lũy kinh nghiệm thực tế. Nhiều câu hỏi, bài tập tình huống thực tế ngành được đặt ra cho sinh viên nghiên cứu, thảo luận, trao đổi. Đặc biệt, trong thời gian học tập tại trường, sinh viên sẽ có cơ hội được thực hành nghề PR/Quảng cáo tại các công ty chuyên nghiệp và ở những bộ phận PR/Quảng cáo của các doanh nghiệp.

9. Sinh viên khoa QHCC&QC hiện đã có những hoạt động ngoại khóa nào?

Khoa tạo điều kiện cho sinh viên tổ chức các hoạt động chào sinh viên mới, các cuộc thi, buổi biểu diễn giữa các lớp trong khoa. Những hoạt động này đem lại nhiều niềm vui, là cơ hội cho sinh viên giao lưu, phát huy khả năng sáng tạo, thực hành các kiến thức được học về truyền thông, giao tiếp, tổ chức sự kiện,… Các bạn yêu thích thể thao có thể tham gia vào đội bóng đá khoa QHCC&QC, thi đấu giải của Học viện Báo chí&Tuyên truyền.

10. Môi trường học tập dành cho sinh viên của khoa QHCC&QC như thế nào?

Sinh viên của khoa được tạo điều kiện tối đa trong quá trình học tập. Cơ sở vật chất của HVBCTT được xây dựng hiện đại, phù hợp với phương pháp dạy và học với đầy đủ hệ thống máy tính, máy chiếu, hệ thống âm thanh... Ngoài ra, sinh viên cũng được học tập và rèn luyện trong không khí hòa đồng, thân thiện với giảng viên và các sinh viên khác trong khoa.

11. Cơ hội nghề nghiệp dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành PR/QC ra sao?

Quan hệ công chúng và Quảng cáo đều là những ngành mới phát triển tại Việt Nam, đội ngũ nhân lực còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản. Vì vậy, cơ hội nghề nghiệp dành cho những sinh viên tốt nghiệp hai ngành này là rất đa dạng. Được đào tạo bài bản về ngành Quan hệ công chúng, bạn có thể trở thành người phát ngôn, cán bộ tổ chức sự kiện, quảng bá hình ảnh trong các bộ, ngành, các sở ngoại vụ, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan báo chí và truyền thông. Trong khi đó, bạn cũng có nhiều cơ hội làm việc cho các công ty quảng cáo chuyên nghiệp, các công ty truyền thông, bộ phận quảng cáo hay marketing trong các tổ chức và doanh nghiệp khác sau khi hoàn tất chương trình đào tạo ngành Quảng cáo.

12. Tôi không đủ điểm vào lớp Quan hệ công chúng, tôi có được chuyển sang Quảng cáo không?

Học viện BC&TT xác định điểm chuẩn theo chuyên ngành. Như vậy, nếu không đủ điểm vào chuyên ngành đã đăng kí trong hồ sơ dự thi ĐH, bạn cũng không được chuyển sang chuyên ngành có điểm chuẩn thấp hơn. Tuy nhiên, bạn có thể nộp hồ sơ xét tuyển NV2 nếu chuyên ngành khác còn chỉ tiêu xét tuyển.

13. Khi nào thì tôi phải lựa chọn chuyên ngành của mình là PR/ Quảng cáo?

Đây là hai chuyên ngành được đào tạo độc lập nên phải lựa chọn và đăng kí chuyên ngành ngay từ khi làm hồ sơ tuyển sinh ĐH.[ PR: mã ngành 609, QC: mã ngành 610].

14. Tôi muốn theo học các khóa đào tạo ngắn hạn về PR/Quảng cáo. Khoa QHCC&QC có đào tạo PR và QC ngắn hạn không?

Hiện tại, khoa QHCC&QC đã mở các khóa đào tạo ngắn hạn về PR. Trong tương lai gần, khoa sẽ tiếp tục mở các khóa đào tạo ngắn hạn ngành Quảng cáo. Sau khi hoàn thành khoá học này, học viên được nhận chứng chỉ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền cấp. Thời gian học: các ngày thứ Hai - Tư - Sáu hàng tuần, từ 18h đến 20h30. Khai giảng liên tục. Mọi nhu cầu đăng ký học, xin liên hệ: Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 36 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 04 7549412 hoặc 0983 882980 [gặp cô Lan Phương] . Email: hoặc .

15. Chương tình đào tạo ngắn hạn ngành PR tại khoa QHCC&QC sẽ mang lại cho tôi những điều gì?

Đến với khóa học, học viên sẽ được trang bị hệ thống lý thuyết và kỹ năng thực hành PR cơ bản. Trong đó phần tổng quan về PR sẽ giới thiệu các vấn đề như: Khái niệm PR là gì; Các hoạt động của PR; So sánh PR với tiếp thị, quảng cáo, tuyên truyền...Ngoài ra, học viên sẽ được phân tích các tình huống thực tiễn trong Quản lý khủng hoảng, Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, Lập kế hoạch truyền thông và Tổ chức sự kiện... Đặc biệt, khoá học dành nhiều thời gian để học viên làm quen và thực hành các kỹ năng trả lời phỏng vấn, viết thông cáo báo chí và có cơ hội học hỏi các kinh nghiệm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới truyền thông. Bên cạnh đó, học viên còn có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm PR thực tế PR từ các giảng viên là giám đốc công ty và Tập đoàn Truyền thông nổi tiếng ở Việt Nam.

16. Học viện BC&TT có đào tạo văn bằng 2 ngành PR và Quảng cáo hay không? Nếu có, tôi có thể học song song văn bằng 2 tại khoa QHCC& QC với văn bằng 1 hiện tôi đang theo học không?

Hiện tại khoa QHCC&QC đã đào tạo văn bằng 2 ngành PR. Theo qui chế đào tạo của HVBC&TT, sinh viên chỉ có thể theo học văn bằng 2 khi đã có một bằng đại học chính qui. Vì thế, bạn không thể học song song như vậy.

17. Chương trình đào tạo cho văn bằng 2 ngành PR tại khoa QHCC&QC như thế nào?

Chương trình đào tạo bằng thứ hai đối với ngành PR là chương trình đào tạo PR hệ chính qui của ngành đang được thực hiện tại Học viện BC&TT. Học viên phải học đủ các học phần có trong chương trình đào tạo ngành PR mà khi học ngành thứ nhất chưa được học hoặc đã học nhưng chưa đủ khối lượng qui định.

18. Khoa QHCC&QC có đào tạo từ xa hay trực tuyến không?

Với tình hình Việt Nam hiện nay, khoa tạm thời chưa có các chương trình đào tạo từ xa hay trực tuyến mà đang tập trung vào đào tạo trực tiếp.

19. Khoa QHCC&QC đã có chương trình đào tạo sau Đại học chưa?

Các khóa đào tạo cao học PR tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ bắt đầu tuyển sinh từ năm 2010. Thông tin chi tiết về chương trình đào tạo và các điều kiện tuyển sinh sẽ được công bố trong thời gian sớm nhất có thể.

20. Làm thế nào để trở thành giảng viên thỉnh giảng cho khoa QHCC&QC?

Khoa QHCC&QC liên tục mời các những nhà thực hành PR, Marketing, Quảng cáo, và những nhà báo nổi tiếng trong nước và quốc tế đến giảng dạy cho sinh viên, trao đổi kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tham gia các cuộc hội thảo và tư vấn các đề tài nghiên cứu.

Kính mời những nhà thực hành trong lĩnh vực Truyền thông có mong muốn trở thành giảng viên thỉnh giảng cho khoa QHCC&QC liên hệ với khoa theo địa chỉ:

Khoa PR - Quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Địa chỉ: 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: +844 3754 9412

Email:

Video liên quan

Chủ Đề