Học qua truyền hình là gì năm 2024

Từ ngày 13/9, học sinh lớp 1, 2 học Toán và Tiếng Việt trên Đài Truyền hình TP HCM, bổ sung kiến thức bên cạnh học trực tuyến trên lớp.

Chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đài Truyền hình TP HCM sản xuất, phát trên HTV Key lúc 9h và phát lại 15h cùng ngày. Thầy cô giảng bài là giáo viên kinh nghiệm, giỏi chuyên môn được Sở lựa chọn.

Lớp 1 học vào thứ hai, tư, sáu; lớp 2 học thứ ba, năm, bảy. Một buổi học gồm hai bài Tiếng Việt, một bài Toán, mỗi bài 20 phút xen kẽ thời gian giải lao. Phụ huynh, học sinh có thể xem lại bài học trên kênh Youtube "Ôn bài".

Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận huyện sản xuất bài giảng nhiều môn khác, chủ yếu ở lớp 1, 2 và video minh họa. Bài giảng này được gửi đến các trường và đưa vào dữ liệu học tập để học sinh thành phố sử dụng.

\>>Xem thêm những ứng dụng học online hiệu quả

Quá trình sản xuất một chương trình dạy học trên truyền hình. Ảnh: HTV

TP HCM đang giãn cách xã hội, việc học trực tuyến được xác định kéo dài đến hết học kỳ I. Từ đầu tháng 9, hơn 1,3 triệu học sinh từ tiểu học đến THPT tại TP HCM bắt đầu làm quen với cách học này. Khoảng 340.000 trẻ mầm non chưa đến trường.

Hôm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo lên phương án mở cửa trường học tại địa phương được xác định an toàn phòng chống Covid-19 sau ngày 15/9.

Hà Nội vừa công bố lịch phát sóng chương trình "Học trên truyền hình" trong tuần tới, từ ngày 6.4 đến ngày 11.4.2020 cho học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố.

Giáo viên Hà Nội thực hiện dạy học qua truyền hình. Ảnh: Hải Nguyễn

Chương trình "Học trên truyền hình" do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội thực hiện từ ngày 9.3.2020.

Đến nay, toàn bộ học sinh từ lớp 4 đến lớp 12 trên địa bàn thành phố đã được học trên truyền hình. Đây là hình thức học nhằm giúp học sinh có thể học tập tại nhà khi chưa thể đến trường học tập trung do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Lịch phát sống học qua truyền hình cho học sinh Hà Nội từ ngày 6.4 đến 11.4.

Các cơ sở giáo dục trên địa bàn sẽ công bố lịch học này đến học sinh, cũng như giáo viên, phụ huynh để thực hiện việc hỗ trợ, giám sát quá trình học tập qua truyền hình của học sinh.

Ngoài ra, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng vừa ban hành hướng dẫn về việc tiếp tục dạy học qua internet, trên truyền hình đối với các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong thời gian nghỉ học ở trường vì dịch COVID-19, năm học 2019-2020.

Mục tiêu trọng tâm của ngành giáo dục thủ đô là bằng mọi biện pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện cho 100% học sinh được học tập qua internet.

Để đạt mục tiêu này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị, trường học thực hiện theo các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, về học liệu, về tổ chức hoạt động dạy học và quản lý học sinh…

Nhằm bảo đảm chất lượng việc dạy học qua internet đối với học sinh, toàn bộ các bài học qua internet của giáo viên phải được tổ chuyên môn, nhà trường góp ý trước khi đưa vào sử dụng.

Với thời đại công nghệ 4.0, giáo dục không chỉ dừng lại ở phương pháp truyền thống là học sinh đến trường, lớp để học. Ngày càng nhiều càng phương pháp học tập mới ra đời dựa trên các nền tảng kỹ thuật số, một trong số đó là dạy học trên truyền hình.

Vậy phương pháp dạy học trên truyền hình này có thật sự hoàn toàn hiệu quả? Ưu điểm và hạn chế của dạy học trên truyền hình là gì, hãy cùng We tìm hiểu qua bài viết sau đây:

Ưu điểm của dạy học trên truyền hình

1. Nhanh chóng

Học qua truyền hình, là sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh nhận được ngay lập tức trên màn hình TV, nó đến gần và nhanh hơn nhiều tảng trực tuyến nào khác so với phương pháp truyền thống, chẳng hạn như livestream. Ngoài ra, đối với những vùng sâu vùng xa, sóng truyền hình phát huy được thế mạnh phủ sóng, giúp các em học sinh ở những vùng khó khăn vẫn có cơ hội được trau dồi tri thức

→ Học viết chữ ký đẹp

2. Trải nghiệm

Việc dạy học trên truyền hình sẽ giúp cho tất cả mọi học sinh được trải nghiệm bài giảng của những giáo viên giỏi nhất. Để có thể dạy học trên truyền hình, giáo viên đó chắc chắn phải là người có chuyên môn giỏi, được tuyển chọn. Vì vậy, học qua TV sẽ giúp các bạn học sinh có cơ hội tiếp xúc với phương pháp dạy của đội ngũ sư phạm bậc nhất cả nước.

3. Tiện ích

Dạy học qua truyền hình có thể sử dụng tất cả các thiết bị hỗ trợ âm thanh và hình ảnh khác và kết hợp hiệu quả chúng với nhau. Hình ảnh, biểu đồ, phim, slide vi mô, đồ thị, bảng, máy chiếu trên cao đều có thể được sử dụng trong kỹ thuật giảng dạy qua TV.

Các cơ quan giáo dục có thể tạo ra các bài học truyền hình theo yêu cầu riêng của họ phù hợp nhu cầu cụ thể của từng địa phương.

  • Với những lợi ích trên, việc dạy và học qua truyền hình rất thích hợp để:
  • Mở rộng và làm phong phú thêm kinh nghiệm học tập trên lớp của học sinh.
  • Tạo sự quan tâm thực sự đối với chủ đề hoặc chủ đề đang được dạy.
  • Cung cấp nhiều trải nghiệm khác biệt so với phương pháp học truyền thống
  • Kích thích những học sinh học chậm, thụ động hơn bằng cách phát triển một cách tiếp cận mới với những học sinh này
  • Cung cấp cơ hội học hỏi, tạo ra các sản phẩm có thể cải thiện khả năng học tập

→ Làm cách nào để giữ an toàn cho lớp học online?

Tuy nhiên, việc dạy học qua truyền hình cũng vướng nhiều bất cập, hạn chế. Dưới đây là một số hạn chế của việc dạy học qua truyền hình:

Hạn chế của dạy học trên truyền hình

1. Dạy học trên truyền hình hạn chế tương tác

Không xây dựng được sự tương tác giữa thầy và trò. Dạy học qua truyền hình khiến học sinh không có hành động nào khác ngoài việc xem và nghe và không có sự tham gia của người học trong chương trình nên sẽ không có giao tiếp, tương tác như cách học truyền thống.

2. Tập trung

Đôi khi, học sinh sẽ quên hoặc lơ đễnh trong lúc học. Vì không có sự quản lý và tương tác trực tiếp của giáo viên, cũng như hiếm có những bài kiểm tra hay công cụ quản lý học tập, việc học trên truyền hình chỉ đơn thuần cung cấp kiến thức, nên khó có thể kiểm soát được học sinh

Một trong những vấn đề hay gặp phải ở học sinh, đó sự lơ đễnh, nhất là về cuối bài. Gián đoạn và mất tập trung ở phần cuối bài giảng có thể làm giảm nghiêm trọng hiệu quả của bài học.

→ Luyện viết chữ đẹp người lớn

3. Tính phù hợp

Dạy học trên truyền hình không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người. Nó chỉ có thể được điều chỉnh cho nhóm cụ thể nếu nhu cầu của nhóm được xác định trước đó. Nói một cách dễ hiểu hơn, chẳng hạn một nhóm học sinh muốn bổ túc thêm môn Văn, nhưng chương trình dạy học chỉ dạy Toán, vậy nên nhu cầu của học sinh đó đã không được đáp ứng. Chưa kể, các bài học trên truyền hình được cố định khung giờ, học sinh có thể lỡ mất bài học nếu như bận đột xuất vào khung giờ đó và ít có khả năng học lại.

4. Thời gian

Thời gian học là không linh hoạt và đôi khi bất tiện. Các bài học trên truyền hình được cố định khung giờ, học sinh có thể lỡ mất bài học nếu như bận đột xuất vào khung giờ đó và ít có khả năng học lại kiến thức đã bỏ lỡ

5. Tốc độ bài giảng

Giáo viên lớp không kiểm soát được tốc độ phát triển của một bài học trên TV. Đôi khi, bài giảng đó diễn ra quá nhanh đối với học sinh đang theo học và tốc độ của bài giảng là không kiểm soát được

→ “Bí kíp” cho giáo viên mới dạy trực tuyến

Kết luận

Xã hội đang ngày một phát triển, với sự bùng nổ của công nghệ, giáo dục cũng đang trên đà thích nghi và đưa ra những phương pháp mới. Tuy nhiên, bất kể phương pháp nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định. Dạy và học trực tuyến thông qua các nền tảng E-learning, như We, có thể giảm thiểu những hạn chế của giáo dục trên truyền hình như nêu trên. Với những tính năng nổi trội sau, We được rất nhiều giảng viên, trường học tin dùng:

  • Không giới hạn dung lượng, học viên có thể lựa chọn bài học theo nhu cầu
  • Có thể tua, học lại nếu chưa nắm vững bài học
  • Học mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị khác nhau
  • Công cụ quản lý học tập giúp giáo viên quản lý được chất lượng giảng dạy và kết quả học tập của học viên

We hi vọng với những tính năng trên sẽ giúp cho công cuộc hội nhập 4.0 của nền giáo dục trở nên dễ dàng hơn, và mở ra những triển vọng mới cho tương lai.

Học qua truyền hình là như thế nào?

"Dạy học trên truyền hình" là chương trình dạy học mới nhất trên kênh Truyền hình Giáo dục Quốc gia, dành cho học sinh lớp 6. Chương trình là tổng hợp các bài giảng được biên soạn theo đúng chương trình Giáo dục phổ thông 2018, phù hợp với học sinh cả nước.

Truyền hình có nghĩa là gì?

Truyền hình, hay còn được gọi là TV [Tivi] hay vô tuyến truyền hình [truyền hình không dây], máy thu hình, máy phát hình, hay vô tuyến là hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu sóng và tín hiệu vô tuyến hoặc hữu tuyến để chuyển thành hình ảnh và âm thanh [truyền thanh truyền hình] và là một loại máy ...

Tín hiệu truyền hình là gì?

Dịch vụ Truyền dẫn tín hiệu truyền hình là dịch vụ truyền dẫn tín hiệu âm thanh, hình ảnh từ nơi tổ chức sự kiện đến Đài truyền hình. Công nghệ chuẩn SD, HD với tín hiệu hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động là giải pháp giúp các nhà sản xuất chương trình đưa các chương trình chất lượng cao về Đài truyền hình.

Chủ Đề