Hóa đơn có mã của cơ quan thuế năm 2024

Hóa đơn điện tử được phân chia thành những loại nào? Thế nào là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế? Trong bài viết này, Hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ giúp bạn đọc năm được các thông tin liên quan đến hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế theo Thông tư 78 và Nghị định 123.

Nội dung bài viết

1. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế

Hóa đơn điện tử được chia thành 2 loại là hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế và hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế.

1.1 Thế nào là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã xác thực riêng biệt dựa trên thông tin hóa đơn của doanh nghiệp.

Hóa đơn có mã của cơ quan thuế năm 2024

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm: số giao dịch là một dãy số duy nhất do cổng thông tin của ngành thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cổng thông tin của ngành thuế mã hóa dựa trên thông tin trên hóa đơn điện tử.

1.2 Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là gì?

Hóa đơn điện tử không mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua nhưng trên hóa đơn không có dòng mã hóa được cấp bởi cơ quan thuế.

Hóa đơn có mã của cơ quan thuế năm 2024

\>>> Xem thêm: Quy định mới về ký hiệu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78

2. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế bao gồm:

a, Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn có mã cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán. (Khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế)

b, Doanh nghiệp thuộc đối tượng nêu tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế muốn chuyển đổi sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. (Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC)

c, Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế

Doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã được quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và xác định thuộc đối tượng có rủi ro cao về thuế quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC ngày 17/05/2021 thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế thông báo, người nộp thuế phải thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử (chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế sang hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế). (Khoản 2 Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

d, Hộ, cá nhân kinh doanh

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Quản lý thuế 2019 và các trường hợp xác định doanh thu thì sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng được điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 nhưng cần có hóa đơn giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã cho từng lần phát sinh và phải khai thuế nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử.

Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice giúp người nộp thuế phát hành hóa đơn điện tử dễ dàng và nhanh chóng. Hệ thống phần mềm truyền dữ liệu trực tiếp đến cổng thông tin hóa đơn điện tử của Tổng cục thuế. Nếu người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử được trả ngay lập tức kể từ khi người nộp thuế thao tác phát hành hóa đơn trên hệ thống.

điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

  1. Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc trường hợp và đối tượng quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

Khoản 1, 3, 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 cụ thể như sau:

1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này.

3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật này và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Như vậy: - Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là: + Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Hầu như mọi DN đều phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế).

- Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là: + Doanh nghiệp kinh doanh ở 15 lĩnh vực sau: Điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy. + Và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.

----------

Quy định về chuyển đổi sang hóa đơn có mã của cơ quan thuế:

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC Quy định về Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

1. Người nộp thuế đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

2. Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã

nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế theo quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC và được cơ quan thuế thông báo (Mẫu số 01/TB-KTT) về việc chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. - Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo, người nộp thuế phải chuyển từ sử dụng hóa đơn điện tử không có mã sang hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và thực hiện theo thông báo của cơ quan thuế. - Sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử không có mã thì người nộp thuế đăng ký lại => Cơ quan thuế căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 91 Luật Quản lý thuế và quy định tại Thông tư số 31/2021/TT-BTC để xem xét, quyết định.

-----------

III. Quy định về Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử và Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 55 và Điều 29 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có nghĩa vụ: đ) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này;

  1. Gửi gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế đối với trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.

Điều 29. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn đặt in đã mua của cơ quan thuế và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ

1. Hàng quý, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được nộp theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh việc sử dụng hóa đơn theo Mẫu số BC26/HĐG Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này.

- Trường hợp trong kỳ

không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (\= 0), không cần gửi bảng kê hóa đơn sử dụng trong kỳ. Trường hợp kỳ trước đã sử dụng hết hóa đơn, đã báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn kỳ trước với số tồn bằng không (0), trong kỳ không mua hóa đơn, không sử dụng hóa đơn thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh không phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:

3. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).

  1. Phương thức và thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử

a.1)

Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT áp dụng đối với các trường hợp sau: - Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán. - Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.

Người bán lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử hàng hóa, cung cấp dịch vụ phát sinh

trong tháng hoặc quý (tính từ ngày đầu của tháng, quý đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý) theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế GTGT theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp phát sinh số lượng hóa đơn lớn thì bảng tổng hợp sẽ được tách theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế nhằm đảm bảo yêu cầu gửi nhận dữ liệu trên đường truyền.

Đối với hóa đơn gửi theo bảng tổng hợp thì người bán gửi thông tin hủy, điều chỉnh trực tiếp trên bảng tổng hợp của các kỳ tiếp theo mà không gửi thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA Nghị định này đến cơ quan thuế.

Các hóa đơn được lập cho tổng doanh thu của người mua là cá nhân không kinh doanh phát sinh trong ngày hoặc tháng theo bảng kê chi tiết thì người bán chỉ gửi dữ liệu hóa đơn điện tử (không kèm bảng kê chi tiết) đến cơ quan thuế.

Riêng đối với trường hợp

bán xăng dầu cho khách hàng thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.

a.2)

Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc quy định tại điểm a1 khoản này. - Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.

Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC: 1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: - Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.

------------

Như vậy: Đối tượng nào phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử; Đối tượng nào phải nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử, cụ thể như sau:

1. Nếu là trường hợp mua hóa đơn của cơ quan thuế thì: + Phải Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo Mẫu BC26/HĐG và Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử Mẫu 01/TH-HĐĐT cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT.

2. Nếu DN sử dụng hóa đơn điện tử Không có mã của cơ quan thuế (

có 2 trường hợp như sau): - Phương thức Chuyển theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử chỉ áp dụng với các trường hợp dưới đây: +) Nếu là các trường hợp: Bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán, điện, nước sạch \=> Thì nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu 01/TH-HĐĐT cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT. +) Riêng đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng: => Thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và chuyển Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày.

- Phương thức chuyển

đầy đủ nội dung từng hóa đơn không có mã sẽ áp dụng với những đối tượng Không thuộc các trường hợp nêu trên. +) Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.

3. Nếu DN sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (Hầu như áp dụng cho mọi DN): +) Sẽ phải Chuyển

đầy đủ nội dung từng hóa đơn. (Không phải nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử và Không phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn) +) Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế.

Chú ý: - Phương thức Chuyển theo

bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử -> Chỉ áp dụng đối với các trường hợp nêu trên điểm a1, khoản 3, Điều 22 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

- Khi tra cứu hóa đơn điện tử trên trang hoadondientu.gdt.gov.vn: +) Nếu tra cứu hóa đơn điện tử chuyển

đầy đủ nội dung từng hóa đơn thì sẽ tra cứu được ngay. +) Còn nếu tra cứu hóa đơn thuộc trường hợp Chuyển theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử thì phải đợi khi nào bên bán nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cho Cơ quan thuế thì mới tra cứu được thông tin nhé.

-----------

IV. Quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử có mã và không có mã:

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC Quy định Ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn:

  1. Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh loại hóa đơn điện tử như sau: - Số 1: Phản ánh loại hóa đơn điện tử giá trị gia tăng; - Số 2: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng; - Số 3: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán tài sản công; - Số 4: Phản ánh loại hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia; - Số 5: Phản ánh các loại hóa đơn điện tử khác là tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung của hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ; - Số 6: Phản ánh các chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn gồm phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử loại không có mã được lập năm 2022 do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế.

Hóa đơn có ma của cơ quan thuế để làm gì?

1. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì? Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Hóa đơn cơ mà cơ quan thuế có hiệu lực khi nào?

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018. 2. Việc tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định của Nghị định này thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Tra cứu hóa đơn có ma của cơ quan thuế như thế nào?

Bước 1: Truy cập website Hệ thống hóa đơn điện tử tại địa chỉ: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/. Bước 2: Nhập mã số thuế, loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tổng tiền thuế, tổng tiền thanh toán và mã captcha rồi click vào mục “tìm kiếm”. Bước 3: Kiểm tra kết quả thông tin về hóa đơn tra cứu.

Mà cơ quan thu thuế là gì?

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.”