Hiệp hội blockchain việt nam là gì

Với khả năng chia sẻ thông tin minh bạch, bền vững và bảo mật cao, Blockchain đang là một trong những xu hướng công nghệ đột phát, được sự quan tâm của chính phủ nhiều quốc gia, của các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Việt Nam cũng đã chứng kiến sự du nhập và phát triển nhanh chóng của công nghệ Blockchain. 

Theo đó, trong số TOP 200 công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ Blockchain, có 5 -7 doanh nghiệp do người Việt Nam thành lập.

Hiện có khoảng 10 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo do người Việt Nam sáng lập trong lĩnh vực Blockchain có vốn hoá trên 100 triệu USD. Cùng với đó, những kỳ lân công nghệ Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường Blockchain toàn cầu.

Hiệp hội blockchain việt nam là gì
Ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain.
"Hiệp hội Blockchain Việt Nam cam kết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ Blockchain".

Chia sẻ tại lễ ra mắt Hiệp hội Blockchain Việt Nam sáng ngày 17/5, ông Nguyễn Huy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho biết, trong làn sóng blockchain này, Việt Nam không hề thua kém thế giới.

“Tôi tin rằng với tốc độ phát triển hiện tại, chỉ trong 5 năm nữa thôi, mọi người sẽ thấy, Blockchain sẽ lan đến mọi ngõ ngách và đi vào đời sống một cách hết sức bình thường”, ông Huy nói.

Để làm được điều này thì cần phải có 2 yếu tố kiên quyết bao gồm sự hỗ trợ chính thức cho Blockchain từ cộng đồng và những ứng dụng Blockchain có giá trị thực tế vào đời sống.

“Tất cả cần một sự phối hợp nhịp nhàng của người làm cộng đồng, chính sách, các cơ quan ban ngành của các doanh nghiệp”, ông Huy nói và tin rằng, Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ giữ một vai trò vô cùng quan trọng, là chất keo kết dính để thúc đẩy cả ngành Blockchain phát triển, tạo ra những giá trị bền vững cho đất nước. “Từ đó sẽ thu hút được các quỹ đầu tư lớn trên thế giới và đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao từ khắp nơi trở về”, ông Huy chia sẻ.

Tại Đại hội lần thứ I diễn ra hôm 16/5, ông Hoàng Văn Huây, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, Hiệp hội Blockchain Việt Nam cam kết góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và tham mưu tư vấn xây dựng các hành lang pháp lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ Blockchain.

Trong thời gian tới đây, Hiệp hội Blockchain Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thể quy tụ những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đam mê hoặc đang hoạt động liên quan đến công nghệ Blockchain ở Việt Nam để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ blockchain góp phần vào thực hiện chuyển đổi số quốc gia thành công, phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Hiệp hội và các thành viên cũng sẽ huy động nguồn lực, hợp tác hiệu quả với các viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam để cùng hình thành các dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Blockchain để cùng phát triển, làm chủ, tạo ra các sản phẩm công nghệ của Việt Nam tham gia được thị trường Blockchain toàn cầu, cũng như phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Blockchain.

Sáng 10.7, trong chương trình “Building the next Blockchain Unicorn” của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam kiêm Chủ tịch Decom Holdings đã có những chia sẻ đáng chú ý về công nghệ blockchain trước mặt các sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin, trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.

Hiệp hội blockchain việt nam là gì

Ông Trung chia sẻ về sự tương quan giữa toán học và blockchain

Mở đầu chương trình, ông Trung chia sẻ một góc nhìn thú vị về mối tương quan giữa toán học và blockchain, đồng thời chỉ ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những con số, những dòng code ngỡ như khô khan. Ông diễn giải các thuật ngữ trong toán học, mật mã học như hàm băm (hash function), cây Merkle (Merkle tree), lý thuyết mật mã không đối xứng (asymmetric cryptography)... và ứng dụng của chúng vào blockchain.

Từ blockchain, ông gợi ý các sinh viên cần tìm hiểu sâu vào các lý thuyết trò chơi (game theory), tài chính phi tập trung (DeFi) để đi sâu vào tài chính, kinh tế.

Màn dẫn đề về sự tương quan mật thiết giữa toán học và blockchain này đã giúp câu chuyện về blockchain trở nên dễ hiểu hơn, ngay cả với những sinh viên lần đầu tiên biết đến khái niệm này, từ đó làm “mồi” dẫn cho những chia sẻ chuyên sâu hơn dưới góc nhìn của doanh nghiệp tham gia thị trường blockchain.

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ khóa học “Blockchain Mathematics and Computing” do Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán phối hợp với trường Đại học Công nghệ Thông tin tổ chức, với mục tiêu mang đến những góc nhìn từ các quỹ đầu tư, doanh nghiệp truyền thống về hiện tại và tương lai của Blockchain.

Chương trình không chỉ có học viên tham gia mà còn quy tụ các giảng viên, những người quan tâm đến blockchain tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận. Người tham gia ngồi kín ghế hội trường và hào hứng đặt câu hỏi cho các diễn giả có mặt tại chương trình.

Hiệp hội blockchain việt nam là gì
Ông Phan Đức Trung chia sẻ trong phần Panel Discussion giữa các chủ doanh nghiệp

\n

Nhằm mở ra góc nhìn đa diện hơn về blockchain, chương trình còn có buổi thảo luận về ứng dụng những người trong các ngành truyền thống và những người ủng hộ blockchain. Buổi thảo luận được diễn ra dưới sự dẫn dắt của GS. David Trần và sự góp mặt của ông Trần Việt Đức - Chủ tịch IDC Capital, ông Vincent Nguyễn - CEO Đất Xanh Tech và ông Bùi Quang Minh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Funtap Corp.Trong đó, ông Phan Đức Trung là một người đi từ lĩnh vực truyền thống (tài chính) và trở thành người thúc đẩy phổ cập blockchain ở thời điểm hiện tại.

Khi được hỏi về việc Blockchain sẽ phát triển theo hướng nào và nên ứng dụng như thế nào thì ông Trung đã lấy ví dụ trong lĩnh vực DeFi (tài chính phi tập trung) và CeFi (tài chính tập trung) để đưa ra nhận định: “Ưu tiên đầu tiên là blockchain dùng cho cắt giảm chi phí để xử lý những giao dịch nhỏ lẻ, 24/7, nhưng không phải cái gì cũng dùng blockchain. Ưu tiên thứ hai, blockchain phải có sự hợp tác từ nhiều chuyên gia trong ngành, đặc biệt là chuyên gia tài chính truyền thống chứ không chỉ chuyên gia IT. Nhất là cần thời gian đưa vào quản trị ở những doanh nghiệp lớn, đặt ra những tiêu chuẩn chung”.

Đại diện cho phía doanh nghiệp truyền thống, CEO Đất Xanh Tech - một trong những tập đoàn dẫn đầu ở Việt Nam về bất động sản, cho rằng blockchain vẫn còn là khái niệm tương đối xa lạ. Khi được hỏi về NFT bất động sản, ông cho biết: "Từ góc độ kinh doanh, chúng tôi không cần quan tâm blockchain là gì mà chỉ quan tâm blockchain có hiệu quả hay không, nếu nó tốt cho người dùng, chúng tôi sẵn sàng ứng dụng nó. Từ góc độ nhìn về tương lai, thì blockchain có cơ hội giúp tăng thanh khoản cho các tài sản và dịch vụ liên quan đến bất động sản, cũng như giúp kiến tạo các mô hình kinh doanh mới. Vì thế, Đất Xanh Tech rất quan tâm tới công nghệ Blockchain và chú trọng R&D về lĩnh vực này."

Dù chuyên về mảng game, Ông Bùi Quang Minh - Chủ tịch HĐQT Funtap, một doanh nghiệp GameFi với quỹ đầu tư Funverse Capital tập trung vào metaverse (vũ trụ ảo) cho biết ông vẫn còn khá thận trọng với blockchain. Ông cho biết: "Nhìn chung, tôi chưa thấy nhiều ứng dụng blockchain nổi bật trên thị trường. Nhưng lĩnh vực game thì khác, có thể ứng dụng blockchain để đưa game đến triệu người trên thị trường."

Theo ông Phan Đức Trung, không nên quan tâm doanh nghiệp đến từ đâu, mà một doanh nghiệp blockchain nên định vị mình ở vị thế quốc tế. Ông cho biết: "Lợi thế của blockchain chính là xuyên biên giới (cross border)", và điều này sẽ giúp các startup Việt trở thành unicorn ở tầm thế giới.

Ngoài vai trò là Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam - là tổ chức pháp nhân chính thức đầu tiên liên quan đến lĩnh vực công nghệ blockchain tại Việt Nam, ông Trung cũng là Nhà sáng lập Diễn đàn Phổ cập Blockchain. Đây là diễn đàn kết nối cộng đồng với các thông tin, kiến thức, cập nhật công nghệ mới nhất và tư vấn nền tảng pháp lý vững chắc, giúp người quan tâm tiếp cận định chế tài chính phù hợp.