Hiệp định thương mại hàng hóa asean trung quốc năm 2024

Đó là nhận định của ông Hứa Ninh Ninh, Giám đốc điều hành Hội đồng Kinh doanh Trung Quốc-ASEAN, Chủ tịch Ủy ban Hợp tác công nghiệp trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực [RCEP], Chuyên gia trưởng về hợp tác thương mại Trung Quốc-ASEAN, khi trao đổi với báo chí Trung Quốc chung quanh việc hai bên khởi động đàm phán khu vực thương mại tự do phiên bản 3.0 mới đây.

Theo đó, ACFTA phiên bản 3.0 là "trợ lực mới" cho sự phát triển kinh tế của cả Trung Quốc và ASEAN, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng quan hệ song phương chặt chẽ hơn, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong thực thi RCEP, phát huy vai trò đổi mới, thúc đẩy mở cửa và hợp tác khu vực RCEP, từ đó thu hút các công ty đa quốc gia đầu tư nhiều hơn vào khu vực thương mại tự do này.

Ông Hứa Ninh Ninh cho biết, ACFTA là khu vực thương mại tự do đầu tiên mà Trung Quốc cũng như ASEAN thiết lập với một đối tác bên ngoài, với mục tiêu lấy mở cửa thúc đẩy hợp tác, lấy hợp tác thúc đẩy phát triển.

Trong hơn 20 năm qua, việc xây dựng khu vực thương mại tự do đạt được những thành quả rõ nét, nhất là việc Trung Quốc duy trì vị thế đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009, cũng như ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc từ năm 2020 đến nay.

Năm 2022, thương mại và đầu tư giữa hai bên vẫn tăng trưởng dù trong điều kiện không thuận lợi, tỷ trọng thương mại Trung Quốc-ASEAN trong tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc tăng lên, hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng được triển khai toàn diện, góp phần thúc đẩy tiến trình phục hồi nền kinh tế.

Đánh giá về những thành quả xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, ông Hứa Ninh Ninh cho rằng, lý do chủ yếu là Trung Quốc và các nước ASEAN không ngừng củng cố và phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, lấy hợp tác chính trị để thúc đẩy quan hệ kinh tế-thương mại. Ngoài ra, còn là động lực mới, sức sống mới của các chương trình, dự án hợp tác, nhất là kết nối trên các lĩnh vực, hợp tác kinh tế trong khuôn khổ các tiểu vùng, đi sâu hợp tác ngành nghề, đặc biệt là nỗ lực của doanh nghiệp trong việc khai thác các cơ hội từ hiệp định thương mại tự do...

Chuyên gia Hứa Ninh Ninh khuyến cáo doanh nghiệp Trung Quốc và ASEAN cần tìm tòi, đổi mới ý tưởng kinh doanh, mô hình tổ chức, công nghệ sản xuất..., để đẩy nhanh tốc độ hợp tác trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực mở cửa thị trường; nắm bắt tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, để chiếm lĩnh ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cho rằng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN chưa bao giờ gắn kết và sôi động như hiện nay, vị chuyên gia hàng đầu về thương mại cho biết, việc xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc phiên bản 3.0 nhất định sẽ thúc đẩy mối quan hệ này đi vào chiều sâu hơn nữa, tạo ra bước nhảy vọt mang tính lịch sử trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên, mang lại lợi ích cho các nền kinh tế trong khu vực.

Việc xây dựng khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN được khởi động từ năm 2000; đến năm 2010, phiên bản 1.0 chính thức ra đời sau 10 năm xây dựng, với hơn 90% mặt hàng chịu thuế của hai bên được hưởng thuế quan bằng 0 trong thương mại hàng hóa. ACFTA chính thức nâng cấp lên phiên bản 2.0 từ năm 2019.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Trung Quốc diễn ra tháng 11/2022, hai bên tuyên bố khởi động đàm phán nâng cấp ACFTA lên phiên bản 3.0. Ngày 7/2 vừa qua, vòng đám phán đầu tiên về ACFTA phiên bản 3.0 chính thức bắt đầu, các quan chức Trung Quốc và các nước ASEAN đã đi sâu thảo luận về trình tự, quy tắc, chương trình tiến hành đàm phán và kế hoạch công tác, tiến tới đề ra thời gian biểu và lộ trình cho cả quá trình đàm phán sau này.

Hiệp định ACFTA quy định rằng trong giai đoạn 2023-2027, mức thuế quan áp dụng lên hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ ở mức khoảng 3,05%, đây là kết quả đáng chú ý của hiệp định này.

Ngày 29/11/2004, Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc [Hiệp định ACFTA] đã được ký kết tại Lào. Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc về một số vấn đề trong Hiệp định Thương mại hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc cũng đã được ký ngày 18/7/2005 tại Trung Quốc và có hiệu lực từ ngày 19/10/2005.

Để thực hiện cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong Hiệp định ACFTA, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 153/2017/NĐ-CP ngày 27/12/2017 để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2018-2022. Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam đã được xây dựng theo Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2017.

Việc ban hành Nghị định số 153/2017/NĐ-CP [Giai đoạn 2018 – 2022] đã thực hiện theo đúng lộ trình cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo quy định của Hiệp định ACFTA và theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm, và góp phần hỗ trợ công tác thống kê hải quan về xuất nhập khẩu, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tạo môi trường kinh doanh minh bạch về thuế suất, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan hải quan trong triển khai thực hiện.

Ngày 8/3/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP phê duyệt danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022 [Danh mục AHTN 2022].

Để thực hiện cam kết về thuế nhập khẩu trong Hiệp định ACFTA, Bộ Tài chính đã xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành Nghị định số 118/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định giai đoạn 2022 – 2027.

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định sẽ bao gồm tất cả các nước thành viên của Hiệp định ACFTA, bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc.

Để triển khai thực hiện cam kết trong Hiệp định ACFTA, Bộ Tài chính đã tiến hành chuyển đổi biểu thuế ACFTA từ AHTN 2017 sang AHTN 2022 để làm cơ sở ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ACFTA của Việt Nam cho giai đoạn 2022-2027.

Biểu thuế ACFTA theo AHTN 2022 giai đoạn 2022-2027 gồm 11.459 dòng thuế, trong đó gồm 11.376 dòng thuế theo cấp độ 8 số và 83 dòng thuế được chi tiết theo cấp độ 10 số.

Theo cam kết trong Hiệp định ACFTA, đến năm cuối lộ trình 2020, 85,4% số dòng thuế trong biểu thuế thuộc danh mục thông thường của Việt Nam đạt mức 0%. Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết theo ACFTA từ năm 2020, do đó thuế suất cam kết cho giai đoạn 2022 – 2027 không thay đổi qua các năm.

Tiếp đó, lộ trình cắt giảm thuế quan ASEAN – Trung Quốc, mức thuế suất bình quân [tính các dòng có thuế suất] cho giai đoạn 2023 – 2027 tính trên tổng biểu thuế Nghị định ban hành vào khoảng 3,05%.

Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện: thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Nghị định; được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước là thành viên của Hiệp định ACFTA, bao gồm cả hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước.

Ngoài ra, phải đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa [bao gồm cả quy định về vận chuyển trực tiếp], có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa [C/O] mẫu E hoặc có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc và theo quy định hiện hành của pháp luật.

Việc ban hành Nghị định số 118/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2022 – 2027 đảm bảo tính tương thích của Nghị định với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

Chủ Đề