Hệ số phụ cấp khu vực năm 2023

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 169, Khoản 1, Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của lao động nam làm việc trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

- Có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021];

- Có tổng thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] từ đủ 15 năm trở lên;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thêm một trong các điều kiện sau:

- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Người lao động không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;

- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Trường hợp ông Chung sinh tháng 10/1964, công tác từ tháng 10/1987, nếu ông có quá trình công tác được tính hưởng BHXH từ trước ngày 1/1/1995 và thời gian đóng BHXH đến nay từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có 16 năm 6 tháng công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021] thì tại thời điểm tháng 9/2022 ông đã đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Mức lương hưu và các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu

BHXH Việt Nam cung cấp một số thông tin liên quan về mức hưởng chế độ hưu trí và các trợ cấp liên quan mà ông có thể được hưởng khi nghỉ hưu như sau:

Về mức hưởng lương hưu, mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật BHXH và Điều 7 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ như sau: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Về tỷ lệ hưởng lương hưu, đối với lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tăng thêm người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi bị giảm 2%.

Về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, theo quy định tại Điều 58 Luật BHXH thì người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Về trợ cấp khu vực một lần, theo quy định tại Điều 123 Luật BHXH, Điều 21 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, người lao động nghỉ việc đủ điều kiện hưởng lương hưu kể từ ngày 1/1/2016 trở đi, mà trước ngày 1/1/2007 đã có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực thì còn được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần tương ứng với thời gian và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng BHXH. Mức hưởng trợ cấp khu vực một lần được thực hiện theo Khoản 2, Điều 31 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Về BHYT, theo quy định tại Khoản 4, Điều 18 Luật BHXH, người đang hưởng lương hưu sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí để thực hiện khám chữa bệnh tại cơ sở y tế.

BHXH Việt Nam cung cấp thông tin chung về quy định của chính sách để ông nắm được. Trường hợp cần giải thích và hướng dẫn chi tiết hơn, ông có thể liên hệ với cơ quan BHXH nơi cơ quan ông đang đóng BHXH hoặc cư trú và cung cấp thông tin cụ thể về ngày tháng năm sinh và quá trình đóng BHXH để được tư vấn cụ thế.

Chinhphu.vn

Phụ cấp khu vực là gì? Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực? Nguyên tắc áp dụng chi trả phụ cấp khu vực? Điều kiện được hưởng trợ cấp khu vực? Mức hưởng trợ cấp khu vực?

Bên cạnh mức lương cơ bản theo chức danh nghề nghiệp thì những đối tượng làm việc trong môi trường, điều kiện làm việc khó khăn, khí hậu làm việc xấu, nơi làm việc hẻo lánh thì Nhà nước còn hỗ trợ cho họ các phụ cấp khác trong đó có phụ cấp khu vực. Có thêm phần phụ cấp này chính là sự động viên, khuyến khích giúp cho người lao động được ổn định đời sống khi làm việc ở những nơi có điều kiện không thuận lợi, ổn định tâm lý  có động lực để làm việc, cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được hưởng trợ cấp này?

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Phụ cấp khu vực là gì?
  • 2 2. Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực:
  • 3 3. Nguyên tắc áp dụng chi trả phụ cấp khu vực:
  • 4 4. Điều kiện được hưởng trợ cấp khu vực:
  • 5 5. Mức hưởng trợ cấp khu vực:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

Phụ cấp lương là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.Đây là khoản hỗ trợ mà người lao động sẽ nhận được hàng tháng bên cạnh mức lương cơ bản. Việc người lao động sẽ nhận được những khoản phụ cấp lương nào, điều chỉnh như thế nào là do chính đơn vị sử dụng lao động quy định.

Phụ cấp khu vực là Phụ cấp nhằm bù đắp cho công nhân viên chức, công chức làm việc ở những vùng khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, đi lại, sinh hoạt khó khăn và nhằm góp phần ổn định lao động những vùng có địa lý tự nhiên không thuận lợi.

2. Đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực:

Căn cứ vào mục I Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ – Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính – Uỷ ban Dân tộc ban hành quy định về các đối tượng được hưởng trợ cấp khu vực cụ thể như sau:

-Cán bộ, công chức [kể cả công chức dự bị], viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử  việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

– Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.

-. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Xem thêm: Quy định cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại mới nhất năm 2022

-. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.

-. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.

– Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, quỹ hỗ trợ phát triển và bảo hiểm tiền gửi Việt Nam [sau đây gọi chung là công ty nhà nước], gồm:

+Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát.

+ Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng [không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng].

+ Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

– Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng thay lương.

-. Thương binh [kể cả thương binh loại B, người hưởng chính sách như thương binh], bệnh binh hưởng trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Điều kiện và mức hưởng khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân

3. Nguyên tắc áp dụng chi trả phụ cấp khu vực:

.Theo quy định về Nguyên tắc xác định phụ cấp khu vực được xác định như sau

– Các yếu tố xác định phụ cấp khu vực:Yếu tố địa lý tự nhiên như: khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió,… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người;

Xa xôi, hẻo lánh [mật độ dân cư thưa thớt, xa các trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xa đất liền…], đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người:

Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giớ, hải đảo, sình lầy.

– Phụ cấp khu vực được quy định chủ yếu theo địa giới hành chính xã, phường, thị trấn [gọi chung là xã]. Các cơ quan, đơn vị, công ty nhà nước đóng trên địa bàn xã nào thì hưởng theo mức phụ cấp khu vực của xã đó. Một số trường hợp đặc biệt đóng xa dân hoặc giáp ranh với nhiều xã được xem xét để quy định mức phụ cấp khu vực riêng.

-Khi các yếu tố dùng xác định phụ cấp khu vực hoặc địa bàn xã thay đổi [chia, nhập, thành lập mới…], phụ cấp khu vực được xác định hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.

4. Điều kiện được hưởng trợ cấp khu vực:

Căn cứ theo khoản 3, điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP, phụ cấp khu vực áp dụng với người lao động làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu, gồm: Công chức, viên chức đang trong thời gian tập sự, thử việc làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định; Công chức cấp xã, phường, thị trấn; Công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, được cử đến làm việc ở các hội, tổ chức phi Chính phủ…; Người làm công tác cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong cơ quan quân đội và công an…

Trong đó, các yếu tố xác định phụ cấp khu vực được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT như sau: Yếu tố địa lý tự nhiên: Khí hậu xấu, thể hiện ở mức độ khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, áp suất không khí, tốc độ gió… cao hơn hoặc thấp hơn so với bình thường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người; Xa xôi, hẻo lánh: Mật độ thưa thớt, xa các trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế, xa đất liền; đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người…

Xem thêm: Điều kiện, cách tính mức hưởng, hồ sơ thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài ra, phụ cấp khu vực còn được xem xét theo địa giới hành chính. Do đó, ở địa bàn nào thì được hưởng phụ cấp khu vực của địa bàn đó. Đặc biệt, khi việc xác định phụ cấp khu vực thay đổi như chia, nhập,

5. Mức hưởng trợ cấp khu vực:

Theo quy định của pháp luật hiện mức hưởng phụ cấp khu vực của công chức, viên chức được tính theo công thức: Phụ cấp khu vực = Hệ số x Mức lương cơ sở. Trong đó, hệ số phụ cấp vẫn được quy định tại Thông tư liên tịch 11 năm 2005 nêu trên với 7 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0.

Về mức lương cơ sở, theo Nghị quyết 86 về Dự toán ngân sách Nhà nước, mức lương cơ sở của công chức, viên chức chính thức tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ 1/7/2020. Còn hiện nay, mức lương cơ sở vẫn đang được tính là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38 năm 2019.

Do đó, trong năm 2020 này, phụ cấp khu vực của công chức, viên chức cụ thể như sau: Hệ số 0,1, mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 149.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 160.000 đồng/tháng; hệ số 0,2, mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 298.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 320.000 đồng/tháng; hệ số 0,3, mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 447.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 4800.000 đồng/tháng; hệ số 0,4, mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 596.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 640.000 đồng/tháng; hệ số 0,5, mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 745.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 800.000 đồng/tháng; hệ số 0,7,mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 1.043.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 1.120.000 đồng/tháng; hệ số 1,0, mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 1.490.000 đồng/tháng, mức phụ cấp từ 1/7/2020 là 160.000 đồng/tháng.

Trên đây là chi tiết điều kiện cùng mức hưởng phụ cấp khu vực của công chức, viên chức trong năm nay. Lưu ý, hệ số 1,0 chỉ áp dụng với những hải đảo đặc biệt khó khăn, gian khổ như quần đảo Trường Sa.Riêng đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ quân đội, công an mức phụ cấp khu vực được tính bằng 0,4 lần mức phụ cấp của các đối tượng khácPhụ cấp khu vực được xác định, tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc; được xác định, tính toán, chi trả theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp thay lương đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định.

 Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp, trợ cấp hàng tháng. Trường hợp đi công tác, đi học, điều trị, điều dưỡng có thời hạn từ một tháng trở lên thì hưởng phụ cấp khu vực theo mức quy định ở nơi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng kể từ ngày đến nơi mới; nếu nơi mới đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.

Ví dụ:

Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT quy định nếu giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lầy… được hưởng phụ cấp khu vực.

Xem thêm: Lĩnh bảo hiểm xã hội một lần được bao nhiêu tiền? Cách tính mức hưởng?

Cụ thể, mức phụ cấp được quy định cụ thể như sau [đồng/tháng]

-Giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lầy được hưởng hệ số 0, 1 thì mức phụ cấp đến 30/6/2020 là 149.000 đồng, từ ngày 1/7/2020 là 160.000 đồng

-Giáo viên giảng dạy, làm việc tại vùng có yếu tố địa lý khí hậu khắc nghiệt, xa xôi, hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, sình lầy được hưởng hệ số 0,2 thì mức phụ cấp đến ngày 30/6/2020 là 298.000 đồng, từ ngày 1/7/2020 là 320.000 đồng

Chủ Đề