Hệ quả của Trái Đất quay quanh Mặt Trời lớp 6

  • Hệ quả của Trái Đất quay quanh Mặt Trời lớp 6

    BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT.

    I.  Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời

    - Là chuyển động không có thật của Mặt Trời hàng năm giữa 2 chí tuyến.

    - Nguyên nhân : Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng và không đổi phương.

    II. Các mùa trong năm



    - Mùa là khỏang thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

    - Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời nên NBC và BBC lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo.

    - Trong năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa ở 2 bán cầu ngược nhau.

    - Theo dương lịch: xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9), đông chí (22-12).

    - Theo âm – dương lịch thời gian bắt đầu các mùa tính sớm hơn khoảng 45 ngày.

    III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

    - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa.

    *Theo mùa:

    - Mùa xuân và hạ có ngày đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn đêm dài.

    - 21/3 và 23/9: Ngày dài bằng đêm.

    - Ngày 22/6: Ngày dài nhất, đêm ngắn nhất.

    - Ngày 22/12: Ngày ngắn nhất, đêm dài nhất.

    Ở bán cầu nam  độ dài ngày đêm trái ngược với bán cầu bắc.

    *Theo vĩ độ:

    - Ở xích đạo: độ dài ngày đêm bằng nhau.

    - Càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chênh lệch càng lớn.

    - Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng.

    Khu vực

    Ngày 22/6

    Ngày 22/12

    Xích đạo

    Ngày = Đêm

    Ngày = Đêm

    Chí tuyến Bắc

    Ngày > Đêm

    Ngày < Đêm

    Vòng cực Bắc

    Ngày dài 24h

    Đêm dài 24h

    Chí tuyến Nam

    Ngày < Đêm

    Ngày > Đêm

    Vòng cực Nam

    Đêm dài 24h

    Ngày dài 24h

    Câu hỏi ôn tập:

    Trang 22 sgk Địa Lí 10: Dựa vào hình 6.1 (trang 22 - SGK) và kiến thức đã học, hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

    - Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

    - Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

    Vì: Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23̊ 27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuvển từ 23̊ 27’ N lên 23o27' B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

    - Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. Vì: trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66o33'. Để tạo góc 90o thì góc phụ phải là 23o27', trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23o27’.

    Câu 1: Hãy giải thích câu ca dao Việt Nam:

    "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

    Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc. Mùa hạ (đêm tháng năm) ngày dài hơn đêm. Mùa đông (tháng mười), ngày ngắn hơn đêm.

    Câu 2: Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người?

    - Tạo nên nhịp điệu mùa của cảnh quan thiên nhiên (thiên nhiên khác nhau giữa các mùa xuân, hạ, thu, đông).

    - Hoạt động sản xuất và đời sống con người cũng phải thích hợp với các mùa ( Ví dụ mùa thu hoạch các loại trái cây: mùa vụ lúa, mùa thu hoạch cà phê,...).

    Câu 3: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sạo?

        - Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.

        - Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

    => iDiaLy.com - Tất cả bài đăng chỉ mang tính chất tham khảo. 

    Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... 

    - iDiaLy.com - Tài liệu địa lý miễn phí

    - Webiste: idialy.com

    - Apps CHplay: idialy.com

    - youtube.idialy.com

    - facebook.idialy.com

    - tiktok.idialy.com

    - nhom.idialy.com - group.idialy.com

    - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com

  • Lý thuyết Địa lý lớp 6: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời gồm Lý thuyết và các bài giải SGK, SBT Địa lý 6 cho các em học sinh tham khảo củng cố kỹ năng kiến thức địa lý 6 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

    Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

    • 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Địa lý 6
    • 2. Hiện tượng các mùa
    • 3. Trắc nghiệm Địa lý 6
    • 4. Bài tập Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lớp 6

    1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời Địa lý 6

    - Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn

    - Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ.

    - Trong khi chuyển động trên quỹ đạo quanh mặt trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 60o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

    2. Hiện tượng các mùa

    – Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc, lúc nửa cầu nam ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

    + Nửa cầu hướng về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng.

    + Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng là mùa lạnh.

    Ngày 22/6 (hạ chị): nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời -> mùa nóng ở bán cầu Bắc.

    Ngày 22/12 (đông chí): nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời -> mùa nóng ở bán cầu Nam.

    Ngày 21/3 và 23/9: ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại Xích đạo lúc 12 giờ trưa, hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau => đây là thời kì chuyển tiếp mùa nóng và lanh ở hai bán cầu.

    - Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

    - Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

    3. Trắc nghiệm Địa lý 6

    Câu 1: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

    A. giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.

    B. giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.

    C. thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.

    D. thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục

    Câu 2: Chu kì để Trái Đất quay hết một vòng quanh Mặt Trời là

    A. 1 tháng.

    B. 1 năm

    C. 6 tháng.

    D. 24 giờ.

    Câu 3: Quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất là

    A. Tròn

    B. Elip gần tròn

    C. Hình thoi

    D. Cầu.

    Câu 4: Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời vào ngày

    A. 22/6 (hạ chí)

    B. 22/12 (đông chí)

    C. 21/3 (xuân phân)

    D. 23/9 (thu phân)

    Câu 5: Vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại nơi nào sau đây?

    A. chí tuyến Bắc.

    B. chí tuyến Nam.

    C. vòng cực

    D. xích đạo.

    Câu 6: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau

    A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12

    B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9

    C. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12

    D. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9

    Câu 7: Vì sao trên Trái Đất lại có hiện tượng mùa?

    A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

    B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

    C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi

    D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

    Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm

    A. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.

    B. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

    C. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

    D. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

    Câu 9:

    "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

    Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.

    Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở

    A. Bắc bán cầu

    B. Nam bán cầu

    C. Cả hai bán cầu

    D. Khu vực nhiệt đới

    4. Bài tập Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời lớp 6

    • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời
    • Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

    Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.