Hạch toán trích trước chi phí kiểm toán năm 2024

Theo điểm 2.20, điều 4, TT96/2015/TT-BTC có quy định về chi phí trích trước như sau:“Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi kết thúc hợp đồng, doanh nghiệp phải tính toán xác định chính xác số chi phí thực tế căn cứ các hoá đơn, chứng từ hợp pháp thực tế đã phát sinh để điều chỉnh tăng chi phí [trường hợp chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số đã trích trước] hoặc giảm chi phí [trường hợp chi phí thực tế phát sinh nhỏ hơn số đã trích trước] vào kỳ tính thuế kết thúc hợp đồng.”

Năm 2009 cty bạn không có số dư quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm và năm 2010 cty chi trợ cấp mất việc làm thì:

- Nếu cty chi trợ cấp mất việc, thôi việc theo đúng qui định tại điều 17 và điều 42 BLLĐ SĐ 2007 và đúng với TT 82/2003/TT-BTC thì DN được hạch toán thẳng vào chi phí [TK642] và chú ý là chỉ được trích cho những NLĐ có HĐLĐ ký trước ngày 1/1/2009 nhé vì những HĐLĐ ký từ 1/1/2009 trở đi mà NLĐ bị mất việc, thôi việc sẽ được BHXH chi tiền bảo hiểm thất nghiệp. Nếu cty lại chi cả phần trợ cấp mất việc, thôi việc cho những NLĐ ở trường hợp này sẽ bị xuất toán hoặc chi cao hơn mức chi cho phép tại điều 17 và điều 42 BLLĐ cũng bị xuất toán.

- Năm 2009 cty bạn không trích nhưng năm 2010 lại chi và trích lập quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm dẫn đến Đoàn thanh tra cho rằng cty bạn vừa chi lại vừa trích và xuất toán.

Việc xuất toán cần phải được xác định rõ như sau:

+ Nếu năm 2009 cty bạn không trích nhưng năm 2010 phải chi theo đúng qui định của BLLĐ nói trên thì theo TT 82 cty bạn được tính vào chi phí [TK642] cho những NLĐ mất việc, thôi việc tính từ năm 2010 về trước [phần này không bị xuất toán].

+ Nếu năm 2010 cty bạn lại trích lập quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo TT 82 cho năm 2010 và các năm tiếp theo và những năm sau [từ năm 2011 trở đi] cty có quĩ để chi trả cho những NLĐ [ký HĐLĐ trước ngày 1/1/2009] thì vẫn đúng luật [đúng TT 82 và CV 518 ngày 14/2/2011 của TCT hướng dẫn quyết toán thuế năm 2010].

+ Trường hợp cty bạn trích vượt quá mức cho phép [3% trên quĩ lương đóng BHXH] hoặc trích nhầm cả những HĐLĐ ký từ 1/1/2009 trở đi thì bị xuất toán là đúng.

* Chú ý: Cty bạn và bên Kiểm tra cần phải phân biệt giữa việc chi quĩ dự phòng TCMVL năm 2009 mà chi vào năm 2010 và việc trích quĩ dự phòng TCMVL năm 2010 là hoàn toàn khác nhau chứ không phải trùng nhau để bị xuất toán.

Việc này cty bạn cần trao đổi rõ với Đoàn để thực hiện chính sách cho đúng và nếu bị loại ra thì cũng xin ý kiến Đoàn về văn bản không chấp thuận để thực hiện cho đúng nhé.

2/ Về chi phí kiểm toán độc lập

- Theo TT 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của BTC hướng dẫn thi hành chi tiết luật thuế TNDN cho phép các khoản chi phí như: Kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn pháp luật,... có đầy đủ hóa đơn, chứng từ đúng qui định của PL được tính vào chi phí được trừ.

Năm 2010 cty bạn thuê KTĐL vào kiểm toán BCTC năm 2009 và phải chi ra 23trđ nếu có hợp đồng, hóa đơn đúng qui định thì được tính vào chi phí được trừ.

- Theo chuẩn mực kế toán hiện hành cty bạn trích trước tiền phí kiểm toán năm 2011 vào chi phí 2010 là 23trđ thì đúng với chuẩn mực kế toán chứ không đúng với chính sách thuế TNDN hiện hành [TT 130/2008/TT-BTC] vì:

+ Khoản chi trích trước đó chưa phục vụ được gì trong công tác quản lý tại DN.

+ Khoản chi đó lại không có hóa đơn, chứng từ theo qui định của PL.

Do vậy việc trích trước chi phí kiểm toán 2011 vào chi phí trong QT thuế TNDN năm 2010 là chưa có đủ cơ sở pháp lý để được ghi nhận là chi phí được trừ năm 2010.

* Chú ý khoản trích trước đó chỉ là khoản chi phí kế toán chứ không phải chi phí được chấp nhận trong QT thuế cuối năm.

Vậy Đoàn thanh tra xuất toán là có cơ sở pháp lý hơn.

Cty bạn phải lưu ý là khi làm quyết toán là phải bám chặt vào các chính sách thuế và pháp luật chuyên ngành nhé chứ chỉ bám vào pháp luật kế toán là chưa đủ đâu nhé.

Cách hạch toán Tài khoản 335 – Chi phí phải trả Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC [Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015]. Thay thế Chế độ kế toán theo QĐ 15: Dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

1. Nguyên tắc kế toán

  1. Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

    Tài khoản này còn phản ánh cả các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ như phải trả về tiền lương nghỉ phép và các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo phải trích trước, như: - Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.

    - Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau, lãi trái phiếu trả sau [khi trái phiếu đáo hạn]. - Trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng hóa, thành phẩm bất động sản đã bán.

    1. Kế toán phải phân biệt các khoản chi phí phải trả [hay còn được gọi là chi phí trích trước hoặc chi phí dồn tích] với các khoản dự phòng phải trả được phản ánh trên tài khoản 352 để ghi nhận và trình bày Báo cáo tài chính phù hợp với bản chất của từng khoản mục, cụ thể: - Các khoản dự phòng phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại nhưng thường chưa xác định được thời gian thanh toán cụ thể; Các khoản chi phí phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn về thời gian phải thanh toán; - Các khoản dự phòng phải trả thường được ước tính và có thể chưa xác định được chắc chắn số sẽ phải trả [ví dụ khoản chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng]; Các khoản chi phí phải trả xác định được chắc chắn số sẽ phải trả; - Trên Báo cáo tài chính, các khoản dự phòng phải trả được trình bày tách biệt với các khoản phải trả thương mại và phải trả khác trong khi chi phí phải trả là một phần của các khoản phải trả thương mại hoặc phải trả khác. - Việc hạch toán các khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Các khoản phải trả chưa phát sinh do chưa nhận hàng hóa, dịch vụ nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này để đảm bảo khi phát sinh thực tế không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh được phản ánh là dự phòng phải trả.
    2. Các khoản trích trước không được phản ánh vào tài khoản 335 mà được phản ánh là dự phòng phải trả, như: - Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế hoạch hoặc một số năm tiếp theo; - Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây dựng, tái cơ cấu; - Các khoản dự phòng phải trả khác [quy định trong TK 352].
    3. Việc trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ [lập dự toán chi phí và được cấp có thẩm quyền phê duyệt] và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh. đ] Về nguyên tắc, các khoản chi phí phải trả phải được quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải được hoàn nhập.
    4. Việc trích trước chi phí để tạm tính giá vốn sản phẩm, hàng hoá bất động sản còn phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau: - Doanh nghiệp chỉ được trích trước vào giá vốn hàng bán đối với các khoản chi phí đã có trong dự toán đầu tư, xây dựng nhưng chưa có đủ hồ sơ, tài liệu để nghiệm thu khối lượng và phải thuyết minh chi tiết về lý do, nội dung chi phí trích trước cho từng hạng mục công trình trong kỳ. - Doanh nghiệp chỉ được trích trước chi phí để tạm tính giá vốn hàng bán cho phần hàng hoá bất động sản đã hoàn thành, được xác định là đã bán trong kỳ và đủ tiêu chuẩn ghi nhận doanh thu. - Số chi phí trích trước được tạm tính và số chi phí thực tế phát sinh được ghi nhận vào giá vốn hàng bán phải đảm bảo tương ứng với định mức giá vốn tính theo tổng chi phí dự toán của phần hàng hoá bất động sản được xác định là đã bán [được xác định theo diện tích].
    5. Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuần thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: - Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay được vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưới 12 tháng; - Nhà thầu không vốn hóa lãi vay khi đi vay để phục vụ việc thi công, xây dựng công trình, tài sản cho khách hàng, kể cả trường hợp đối với khoản vay riêng, vi dụ: Nhà thầy xây lắp vay tiền để thi công xây dựng công trình cho khách hàng, công ty đóng tàu theo hợp đòng cho chủ tàu...
    6. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh Báo cáo tài chính.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 335 – Chi phí phải trả Bên Nợ: - Các khoản chi trả thực tế phát sinh đã được tính vào chi phí phải trả; - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi giảm chi phí. Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

  1. Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất, nếu số trích trước lớn hơn số thực tế phải trả, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [số đã trích trước]

Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.

  1. Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh số chi sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, xuất hóa đơn, ghi: Nợ các

TK 241, 623, 627, 641, 642 Có TK 335 - Chi phí phải trả.

  1. Khi công việc sửa chữa TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích trước cao hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [số đã trích trước lớn hơn chi phí phát sinh]

Có các TK 241, 623, 627, 641, 642.

đ] Trích trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh những chi phí dự tính phải chi trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch, ghi: Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

  1. Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước, ghi: Nợ các TK 623, 627 [nếu số phát sinh lớn hơn số trích trước] Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [số đã trích trước] Nợ

TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có] Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334 Có các TK 623, 627 [nếu số phát sinh nhỏ hơn số trích trước].

  1. Trường hợp lãi vay trả sau, cuối kỳ tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính [lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh] Nợ các TK 627, 241 [lãi vay được vốn hóa]

Có TK 335 - Chi phí phải trả.

  1. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo mệnh giá, nếu trả lãi sau [khi trái phiếu đáo hạn], từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi: Nợ các TK 627, 241 [lãi vay được vốn hóa] Nợ TK 635 - Chi phí tài chính [nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính]

Có TK 335 - Chi phí phải trả [phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ]. Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [tổng số tiền lãi trái phiếu] Nợ TK 34311 - Mệnh giá Có các TK 111, 112,…

  1. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có chiết khấu, nếu trả lãi sau [khi trái phiếu đáo hạn], từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi: Nợ các TK 627, 241 [lãi vay được vốn hóa] Nợ TK 635 - Chi phí tài chính [nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính]

Có TK 335 - Chi phí phải trả [phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ] Có TK 34312 - Chiết khấu trái phiếu [số phân bổ trong kỳ]. Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [tổng số tiền lãi trái phiếu] Nợ TK 34311 - Mệnh giá Có các TK 111, 112,…

  1. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu có phụ trội, nếu trả lãi sau [khi trái phiếu đáo hạn], từng kỳ doanh nghiệp phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi: Nợ các TK 627, 241 [lãi vay được vốn hóa] Nợ TK 635 - Chi phí tài chính [nếu lãi vay tính vào chi phí tài chính]

Có TK 335 - Chi phí phải trả [phần lãi trái phiếu phải trả trong kỳ]. Cuối thời hạn của trái phiếu, doanh nghiệp thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [tổng số tiền lãi trái phiếu] Nợ TK 34311 - Mệnh giá Có các TK 111, 112,…

  1. Đối với doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần: - Đối với các khoản nợ vay Ngân hàng thương mại và Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã quá hạn nhưng do doanh nghiệp bị lỗ, không còn vốn nhà nước, không thanh toán được, doanh nghiệp cổ phần hóa phải làm các thủ tục, hồ sơ đề nghị khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ lãi vay ngân hàng theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có quyết định xoá nợ lãi vay, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [lãi vay được xoá]

Có TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối [phần lãi vay đã hạch toán vào chi phí các kỳ trước nay được xoá]

Khi nạo hạch toán trích trước chi phí?

- Về trích trước các khoản chi phí: Trường hợp Công ty đã ghi nhận doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng chưa phát sinh đầy đủ chi phí thì được trích trước các khoản chi phí theo quy định vào chi phí được trừ tương ứng với doanh thu đã ghi nhận khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hạch toán và thanh toán khác nhau như thế nào?

Như vậy giữa quyết toán và hạch toán khác nhau ở đâu? Nếu có hạch toán là một công việc hàng ngày, nhằm mục đích kiểm tra và ghi chép thật cẩn thận, thì quyết toán là một công việc mang tính tổng hợp những số liệu mà hạch toán làm ra nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó.

Khi nào thì hạch toán vào tài khoản 335?

Tài khoản 335 dùng để phản ánh các khoản phải trả cho hàng hóa, dịch vụ đã nhận được từ người bán hoặc đã cung cấp cho người mua trong kỳ báo cáo nhưng thực tế chưa chi trả do chưa có hóa đơn hoặc chưa đủ hồ sơ, tài liệu kế toán, được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ báo cáo.

Xuất toán là như thế nào?

Xuất toán là những khoản chi hoạt động không được duyệt hoặc chi sai của năm trước khi duyệt quyết toán không được duyệt. 1. "Xuất toán" là 1 thuật ngữ mà dân kế toán không muốn dùng nhưng lại phải dùng nó mỗi khi quyết toán với cơ quan thuế và kiểm toán.

Chủ Đề