Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm

Ngành Luật kinh tế trường Đại học Kinh Tế TP.HCM đang trở thành một trong những ngành thu hút đông đảo bạn trẻ với nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển trong tương lai. Vậy bạn đã biết gì về ngành này chưa? Hãy cùng Hocmai.vn tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm

Tìm hiểu ngành Luật kinh tế tại UEH

1. Ngành Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế (tiếng Anh là Economic Law) còn được gọi với tên khác là Kinh tế – Luật, là một ngành thuộc khối ngành luật nhưng nghiên cứu chuyên sâu để phục vụ cho mục đích kinh tế. Luật kinh tế chính là một hệ thống pháp luật chi phối những mối quan hệ liên quan đến các hoạt động kinh tế, được sinh ra để giúp nhà nước bảo vệ quyền lợi và kiểm soát các cá nhân và doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Ngành Luật kinh tế rất rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực với các bộ luật như: luật sở hữu trí tuệ, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, thương mại, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

2. Ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM có gì?

Tại UEH, chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế được thiết kế dựa trên sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường đại học thuộc top 200 trên thế giới với chuyên ngành chuyên sâu về Luật Kinh doanh. Mục tiêu của ngành là đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ kỹ năng và kiến thức tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp tại hai vị trí chính: Chuyên viên pháp chế tại các doanh nghiệp (Luật sư nội bộ) và luật sư tại các doanh nghiệp tư vấn pháp luật (Luật sư bên ngoài).

Nội dung đào tạo:

Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm
Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm
Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm
Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm

Nội dung đào tạo gồm 4 mảng kiến thức lớn:

–        Khối kiến thức nền tảng về kinh tế – xã hội, chính trị, triết học, toán, tư duy logic và luật Khối kiến thức này sẽ giúp sinh viên “hiểu đời” hơn trước khi hiểu luật

–        Khối kiến thức nền tảng về pháp lý trong nước và quốc tế, bao gồm luật tố tụng và luật nội dung. Các môn học bao gồm: luật hành chính, luật hiến pháp, luật dân sự, luật hình sư, luật đất đai, luật lao động, luật quốc tế công pháp, luật môi trường, luật quốc tế tư pháp,…. Những kiến thức này sẽ giúp sinh viên hiểu luật một cách toàn diện và có hệ thống

–        Khối kiến thức chuyên ngành Luật kinh doanh, gồm các môn: luật thương majii, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh, luật đầu tư, luật kinh doanh bất động sản, luật kinh doanh các dịch vụ tài chính, luật thương mại quốc tế,… Đây là kiến thức cốt lõi, giúp bạn hiểu chuyên sâu về luật dành cho kinh doanh

–        Khối kiến thức liên ngành và bổ trợ, gồm các môn kỹ năng soạn thảo văn bản, tiếng Anh chuyên ngành Luật, Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng hành nghề Luật sư, quản trị doanh nghiệp, kế toán, tài chính doanh nghiệp…giúp sinh viên ra trường có thể vận dụng tốt kiến thức luật vào thực tế.

Bên cạnh những kiến thức này, sinh viên năm cuối sẽ có cơ hội tham gia học kỳ doanh nghiệp. Học kỳ này sẽ được học tại các công ty luật uy tín tại TP,HCM, các doanh nghiệp lớn và những đối tác của trường.

Ngoài hệ đào tạo chuẩn, ngành Luật kinh tế của UEH còn có hệ đào tạo chất lượng cao, theo đó, 20% các môn chuyên ngành sẽ được học bằng tiếng Anh và bạn cũng được tham gia vào chương trình office tour từ năm học thứ 2 để trải nghiệm thực tế nghề nghiệp. Từ năm thứ 3 trở đi, bạn sẽ được huấn luận kỹ năng chuyên nghiệp. Hơn nữa, sinh viên hệ chất lượng cao sẽ được tham gia học kỳ doanh nghiệp từ đầu năm thứ 4.

Sinh viên ngành Luật kinh tế của UEH có lợi thế rất lớn khi được tiếp xúc với dân kinh tế hàng ngày, có nguồn thư viện sách kinh tế rất phong phú. Chính vì vậy, các bạn có nhiều cơ hội để hoàn thiện kiến thức về kinh tế, vô cùng có lợi cho việc hiểu doanh nghiệp và tư vấn tốt cho doanh nghiệp sau này. Đồng thời, sinh viên UEH cũng có cơ hội xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng là các nhà quản trị tương lai – những bạn học các ngành khác ở trường.

3. Điểm chuẩn ngành Luật kinh tế trường Đại học Kinh Tế TP.HCM

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật kinh tế

Giáo trình luật kinh tế của đại học kinh tế tphcm

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật kinh tế ngày càng rộng mở. Nếu muốn làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bạn có thể đảm nhận vị trí Nhân viên pháp chế hoặc Chuyên viên pháp lý. Công việc cụ thể của bạn sẽ là: Thiết lập hệ thống trong tổ chức, quản trị và kiểm soát trong doanh nghiệp; tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo những vấn đề pháp lý; Tư vấn giảm thiểu rủi ro pháp lý trong đầu tư kinh doanh, quan hệ hợp đồng; đại diện cho doanh nghiệp trong quan hệ tố tụng.

Nếu làm việc cho các văn phòng Luật sư và công ty Luật:, sinh viên mới ra trường có thể đảm nhận vị trí Trợ lý luật sư. Công việc cụ thể là: Soạn thảo các văn bản pháp lý, hồ sơ vụ việc; hỗ trợ nghiên cứu các quy định pháp luật để giải quyết những vấn đề pháp lý theo yêu cầu khách hàng; Hỗ trợ tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng tài tòa án hoặc trọng tài, tham gia hòa giải. Nếu muốn làm Luật sư, bạn sẽ tham gia khóa đào tạo hành nghề để được cấp thẻ Luật sư và hành nghề theo quy định.

Tại văn phòng công chứng, có thể đảm nhận vị trí chuyên viên pháp lý/ nhân viên với công việc cụ thể là: Soạn thảo các văn bản công chứng: di chúc, hợp đồng,… và giúp việc cho công chứng viên thực hiện công chứng, hỗ trợ công chứng viên hướng dẫn khách hàng nhu cầu công chứng; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các vấn đề pháp lý của khách hàng,… Nếu muốn hành nghề công chứng, có thể tham gia các khóa đào tạo để được cấp thẻ công chứng viên.

Ngoài ra, sinh viên có thể làm việc cho Cơ quan nhà nước với vị trí Chuyên viên phụ trách pháp lý, viên chức, công chức. Công việc cụ thể là: Tư vấn pháp lý trong quan hệ với công dân, đại diện trong quan hệ tố tụng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Chúc các bạn lựa chọn đúng ngành học và có tương lai tốt đẹp nhất!

Giáo trình pháp luật kinh tế – Học viện Tài chính do các giảng viên trường Học viện Tài chính và Học viện Tư pháp cùng biên soạn. Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp kiến thức, kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng vào thực tiễn cho các chủ thể kinh tế.

Giới thiệu giáo trình luật kinh tế

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam ra nhập Tổ chức Thương mại (WTO). Trong quá trình phát triển và hội nhập của nền kinh tế, luôn phát sinh những mối quan hệ kinh tế rất cần sự điều chỉnh của pháp luật. Từ đó đặt ra yêu cầu đòi hỏi các đối tượng tham gia vào các mối quan hệ đó phải am hiểu kiến thức về pháp luật nhất là pháp luật kinh tế. Để đáp ứng nhu cầu đó và cung cấp những kiến thức lý luận và kỹ năng xử lý tình huống cũng như vận dụng đúng đắn, hiệu quả pháp luật kinh tế cho các chủ thể hoạt động kinh tế, giáo trình Pháp luật kinh tế đã được biên soạn năm 2008 đáp ứng được yêu cầu công tác đào tạo của Học viện Tài chính và nhu cầu của xã hội. Học viện Tài chính cho tái bản cuốn “Giáo trình pháp luật kinh tế” biên soạn năm 2008 nhằm tiếp tục phục vụ nhu cầu đào tạo; đồng thời sửa chữa bổ sung và hoàn thiện các nội dung của giáo trình phù hợp với thực tế hệ thống pháp luật hiện nay.

Giáo trình “Pháp luật kinh tế” được biên soạn và tham gia sửa chữa lần này với sự nỗ lực nghiên cứu của tập thể giảng viên Bộ môn Luật, Học viện Tài chính do PGS.TS.Lê Thị Thanh, Trưởng Bộ môn làm chủ biên.

Thông tin tác giả giáo trình luật kinh tế

Tham gia biên soạn giáo trình pháp luật kinh tếlần này, gồm:

– PGS.TS.Lê Thị Thanh, Trưởng Bộ môn Luật, chủ biên và biên soạn chương 3 (mục 4,5,6); chương 4 và chương 6;

– TS.Hoàng Thị Giang, Phó trưởng Bộ môn Luật, biên soạn chương 5;

– TS.Trương Hồng Hải, Học viện Tư pháp, biên soạn chương 1;

– Ths.Vũ Thị Toán, giảng viên Bộ môn Luật, biên soạn chương 2 (mục 1,2,3.2);

– Ths.Đỗ Ngọc Thanh, giảng viên Bộ môn  Luật, biên soạn chương 2 (mục 3.1);

– Ths.Hoàng Thu Hằng, giảng viên Bộ môn Luật, biên soạn chương 3 (mục 1,2,3);

– Thư ký: Ths.Đỗ Quốc Quyền; Ths.Tô Mai Thanh

Mục lục giáo trình luật kinh tế

Lời nói đầu 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ 5
1. Khái quát về pháp luật kinh tế 5
2. Nội dung chủ yếu của pháp luật kinh tế 18
3. Hình thức của pháp luật kinh tế 30
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH 39
1. Khái quát về chủ thể kinh doanh 39
2. Các chủ thể kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp 47
3. Các chủ thể kinh doanh khác 107
CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG 127
1. Những vấn đề chung về hợp đồng và pháp luật hợp đồng 127
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa 172
3. Hợp đồng lao động 185
4. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa 197
5. Hợp đồng bảo hiểm thương mại 223
6. Hợp đồng tín dụng 227
CHƯƠNG 4: PHÁP LUẬT PHÁ SẢN 233
1. Khái niệm về phá sản 233
2. Pháp luật phá sản 240
3. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản 248
CHƯƠNG 5: PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH DOANH 275
1. Khái niệm về tranh chấp trong kinh doanh và giải quyết tranh chấp 275
2. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức thương lượng và hòa giải 280
3. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài 285
4. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tòa án 301
5. Công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài và tòa án nước ngoài 317
6. Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới (WTO) 331
CHƯƠNG 6: PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH 337
1. Khái quát về pháp luật tài chính 337
2. Một số chế định chủ yếu trong hệ thống pháp luật tài chính 369
Mục lục 410

Mua giáo trình luật Kinh tế ở đâu? Giá bao nhiêu?

Giáo trình Luật kinh tế hiện nay có nhiều loại, do nhiều đơn vị biên soạn và nhiều nhà xuất bản khác nhau phát hành. Chính vì vậy mà giá của các giáo trình này không giống nhau. Quý vị có thể đến các nhà sách trên địa bàn sinh sống để tìm mua giáo trình luật kinh tế hay mua trên website của các nhà sách như fahasa, xbook, davibooks…, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki hay Lazada với giá dao động từ khoảng 80.000 – 120.000 đồng.

Bên cạnh đó, Quý vị có thể đến các hiệu sách cũ để mua những cuốn giáo trình đã qua sử dụng với giá chỉ bằng khoảng 70% giá sách mới.