GIAO THOA SÓNG - lý thuyết giao thoa sóng

\(u_1=u_2= Acosωt\) và nếu bỏ qua mất mát năng lượng khi sóng truyền đi thì sóng tại điểm M (S1M = d1; S2M = d2) là tổng hợp hai sóng từS1và S2truyền tới sẽ có phương trình là:

GIAO THOA SÓNG

1. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai sóngkhi gặp nhau thì có những điểm chúng luôn tăng cường nhau, có những điểm chúng triệt tiêu lẫn nhau.

2. Hai nguồn dao động cùng tần số và có độ lệchpha không đổi theo thời gian là hai nguồn kết hợp.Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là hai sóng kết hợp.

3. Điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa là trong môi trường truyền sóng có hai sóng kết hợp và các phần tử sóngcó cùng phương dao động.

4. Nếu tại hai nguồnS1và S2(Hình 8.1) cùng phát ra hai sóng giống hệt nhau :

\(u_1=u_2= Acosωt\) và nếu bỏ qua mất mát năng lượng khi sóng truyền đi thì sóng tại điểm M (S1M = d1; S2M = d2) là tổng hợp hai sóng từS1và S2truyền tới sẽ có phương trình là:

\({u_M} = \displaystyle2A.cos{{\pi ({d_2} - {d_1})} \over \lambda }cos\left( {\omega t - {{\pi ({d_2} + {d_1})} \over \lambda }} \right)\)

GIAO THOA SÓNG - lý thuyết giao thoa sóng

5. Cực đại giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng số nguyên lần bước sóng:

\(d_2 d_1= k.λ\) ; \(( k= 0,±1,±2....)\)

Với k là cực đại của giao thoa

6. Cực tiểu giao thoa nằm tại các điểm có hiệu đường đi của hai sóng tới đó bằng một số bán nguyên nguyên lần bước sóng:

\({d_2} - {d_1} = \left( {k -\displaystyle {1 \over 2}} \right)\lambda \); \(( k= 0,±1,±2....)\)

Với k được gọi là cực thứ thứ k của giao thoa

7. Hiện tượng giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng. Quá trình vật lí nào gây ra được hiện tượng giao thoa cũng được gọi là một quá trình sóng.

Sơ đồ tư duy về giao thoa sóng

GIAO THOA SÓNG - lý thuyết giao thoa sóng