Giáo phái lạ của 4 nghi can là gì năm 2024

Cuối năm 2018 tại xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang xảy ra vụ án mạng giết người. Đối tượng là Trần Thị Thêm đã giết chính hàng xóm của mình. Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận do mê tín dị đoan nên giết người để thế mạng.

Giáo phái lạ - Sự cuồng tín và tội ác.

Cách đây không lâu, năm 2017, vụ án bà nội sát hại cháu ruột 20 ngày tuổi ở Thanh Hóa từng gây xôn xao dư luận. Kết quả điều tra cho thấy, đối tượng được thầy bói phán “cháu gái bà là yêu nghiệt trong gia đình, nếu cháu gái sống thì bà sẽ tử vong và ngược lại”. Tin lời thầy bói, bà đã sát hại chính cháu nội của mình và dựng lên màn kịch bắt cóc trẻ em.

Cuồng tín và tin vào sức mạnh của một thế giới vô hình khiến nhiều người vẫn đang đánh cược tiền bạc, hạnh phúc, tính mạng của mình. Thậm chí sức mạnh của thánh thần, quỷ dữ còn được chia sẻ rầm rộ trên các trang mạng xã hội để lôi kéo những kẻ nhẹ dạ cả tin.

Những ngày gần đây, vụ án 4 người phụ nữ ở tỉnh Bình Dương, theo giáo phái lạ giết 2 đồng môn của mình rồi phi tang trong thùng nhựa đổ bê tông gây rúng động dư luận cả nước. Nguyên nhân ban đầu được xác định do, trong quá trình tu tập quá khắc nghiệt nên 1 nạn nhân bỏ trốn bị ngã và tử vong. Nạn nhân còn lại bị chính người đồng môn của mình mua kích điện về kích cho nạn nhân bất tỉnh sau đó dùng dây dù siết cổ nạn nhân cho đến chết.

Trong câu chuyện ở Bình Dương, Đại tá PGS-TS, chuyên gia tâm lý Tội phạm học Bộ Công an Đỗ Cảnh Thìn cho rằng, dù có bất kỳ lý do gì cũng không biện minh được hành vi giết người. Bởi, không ai có quyền tước đoạt mạng sống của người khác. Đấy là điều Hiến định, đó là quyền con người được quy định trong Hiến pháp. Cho nên, dù hành vi đó họ cho là niềm tin tôn giáo, hoặc ma quỷ nhập hồn để giết người, thì đó chính hành vi phạm tội, và hành vi đó cần bị lên án và xử lý.

Đại tá, Phó Giáo sư Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn

“Chúng ta cũng phải thấy rằng, không thể lấy lý do tôn giáo mà không có tôn giáo nào ở đây cho phép Giết người. Chính những người tham gia vụ án, vụ việc này họ tự biết rằng, họ đang có động cơ, mục đích gì? Điều đó, đang được cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ”- PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn chia sẻ.

Nhìn ở góc độ tâm lý tội phạm, theo PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn, trước hết chúng ta phải thấy rằng niềm tin mơ hồ của Tôn giáo có sức mạnh ghê ghớm nó dẫn dắt con người ta vào những hành vi đôi khi vô thức. Bên cạnh đó, giữa niềm tin tôn giáo với hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là hành vi Giết người hoàn toàn khác nhau. Nếu nói rằng những người thực hiện hành vi giết người đó không ý thức được hành vi của mình thì điều đó không đúng. Vì vậy, chúng ta thấy rằng tâm lý diễn ra ở đây là “họ biết hành vi đó không được phép, man rợ và cần được trừng trị nhưng vì có những động cơ, mục đích riêng và họ che giấu mục đích đó nên họ lấy cớ là do Tôn giáo. Bởi, trong nhóm đó, có những người muốn làm thủ lĩnh, họ muốn lôi kéo nhiều người khác vì hành vi vụ lợi hoặc vì động cơ nào đó thì họ sẵn sàng làm việc đó”.

Cơ quan chức năng đang kiểm tra hiện trường. [Ảnh: Trí Thức Trẻ]

Về lý do vì sao hiện nay còn rất nhiều người tin vào thế lực siêu nhiên, ảnh hưởng cuộc sống, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn cho rằng, đó là do nhận thức còn rất hạn chế về mặt xã hội, thiếu kiến thức, đặc biệt là kiến thức về hoa học, kiến thức về xã hội. Bên cạnh đó, nhận thức về pháp luật còn hạn chế. Bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng họ bị mê muội, bị dẫn dắt bởi những thông tin mơ hồ và lừa bịp. Chính vì đó, họ bị lôi kéo tham gia nhưng giáo phái lạ.

Thực tế, trong những năm vừa qua, lợi dụng tôn giáo, nhiều tà đạo xuất hiện làm cho những người dân, nhất là người hạn chế về nhận thức mu muội nghe theo. Đặc biệt, trong những lúc tâm trạng có nhiều xáo động do vướng bận công việc, sức khỏe, gia đình,...nghe theo giáo phái lạ người ta dễ có những hành động bộc phát, vi phạm phạm pháp luật

Về vấn đề này, PGS, Tiến sỹ Đỗ Cảnh Thìn cho biết, chính sách Nhà nước rất rộng mở và tiến bộ trong các vấn đề về tự do tín ngưỡng và các tôn giáo được tôn trọng hành nghề. Nhưng những hành của những giáo phái không chính thống, có hiện tượng bất thường và không mang lại lợi ích cho xã hội thì chúng ta cần phải cảnh giác. Điều quan trọng nhất, chúng ta cần có niềm tin tích cực trong cuộc sống và nhận biết để hành động theo đúng pháp luật và tôn trọng những giá trị con người tôn trọng đạo đức xã hội. Qua đó, hạn chế được những điều mu muội, bị dẫn dắt bởi những thông tin sai lệch, có thể phương hại đến tính mạng, tài sản./.

Đến chiều nay, cả 4 phụ nữ được cho là nghi can liên quan đến vụ án mạng xác chết trong thùng bê tông đang bị công an tạm giữ để điều tra.

Đến chiều nay, cả 4 phụ nữ được cho là nghi can liên quan đến vụ án mạng xác chết trong thùng bê tông đang bị công an tạm giữ để điều tra. Điều đáng nói, những người này được cho là theo một giáo phái lạ chưa có ở Việt Nam.

Nghi can Hoa [trái] và Hà.

Theo nguồn tin từ cơ quan điều tra, đến chiều nay, một trong 4 nghi can là Lê Ngọc Phương Thảo [29 tuổi, quê Tiền Giang], người đứng ra thuê phòng cho nhóm nghi can ở tại khách sạn trước khi bị tạm giữ đã hợp tác với cơ quan công an, cung cấp những lời khai ban đầu cho điều tra viên.

Những nghi can còn lại gồm Phạm Thị Thiên Hà [31 tuổi], Trịnh Thị Hồng Hoa [66 tuổi], Lê Phú Hạnh [54 tuổi] vẫn chưa hợp tác với công an, phản ứng khi bị ghi hình trong quá trình làm việc.

Qua điều tra bước đầu, Trịnh Thị Hồng Hoa và Phạm Thị Thiên Hà, trước đây sống tại quận Tân Phú, TP. HCM nhưng 4 năm nay đã chuyển đi nơi khác. Riêng Phạm Thị Thiên Hà từng có thời gian đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, sau đó về Việt Nam mở cửa hàng kinh doanh. Trên trang Facebook cá nhân của Hà để dòng chữ "Người tu luyện pháp luân công".

Bà K.A kể lại thời gian sống gần bà Lê Phú Hạnh

Đối với những nghi can còn lại, hiện nay nhân thân lai lịch vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên điểm chung của những người này là thường rời địa điểm cư trú một thời gian dài trước khi quay về.

Chiều 18/5, PV đã tìm đến nơi ở trước đây của bà Lê Phú Hạnh tại phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Tại đây, nhiều người tỏ ra khá bất ngờ khi biết thông tin bà Hạnh có liên quan đến vụ án mạng chấn động thời gian qua.

Bà L.T.H [ngụ phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một] cho biết, trước đây bà Hạnh sống tại căn nhà ở góc chợ sát với nhà bà. Thời điểm này bà Hạnh sống cùng chồng và 2 con gái, mở cửa hàng bán tạp hóa. Thời gian này người dân thường thấy bà Hạnh mặc quần áo lam như đồ đi lễ, tiếp xúc với hàng xóm ở mức bình thường.

Cách đây 5 năm, bà Hạnh ly hôn với chồng rồi bán căn nhà trên. Sau đó bà này mở công ty kinh doanh nhưng thua lỗ nên rời khỏi địa phương đến nay.

Căn nhà của bà Lê Phú Hạnh trước đây

Theo bà H, trong quãng thời gian bà Hạnh rời khỏi địa phương, người dân nghe nói bà này đi nước ngoài sống, đến nay nghe tin công an tạm giữ người dân mới hay biết bà này đã về nước.

Còn theo bà N.T.K.A [tiểu thương chợ Phú Hòa], cách đây 5 năm bà Hạnh bán căn nhà trên cho một phụ nữ tên Phương tại TP. HCM rồi bỏ đi không ai biết. Sau đó bà K.A mua lại căn nhà của bà Hạnh để làm nhà kho đến nay.

Bà K.A cho biết, bà Hạnh với chồng cũ tên Thuận có 2 con gái chung, một người khoảng 30 tuổi đang học ở nước ngoài, người con gái còn lại khoảng 10 tuổi hiện không rõ ở đâu. Bà này cũng thường mặc trang phục giống nhà chùa, tuy nhiên đi đâu thì ít người biết.

Theo tìm hiểu của PV, thời gian gần đây tại Bình Dương xuất hiện một số nhóm người đi phát các biểu tượng cho người dân kèm hướng dẫn truy cập trang web về một giáo phái lạ. Tuy nhiên, giáo phái này vẫn chưa được hoạt động công khai và phổ biến tại Việt Nam.

Trước đó, vào rạng sáng nay, sau khi phát thông báo truy tìm 2 phụ nữ liên quan đến vụ án mạng 2 thi thể tại một căn nhà thuộc xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, công an đã phát hiện một nhóm 4 phụ nữ [trong đó có 2 người đang truy tìm] đang chuẩn bị rời khỏi một khách sạn tại TP.Thủ Dầu Một. Cả 4 người này sau đó được đưa về trụ sở công an để làm việc.

Chủ Đề