Giải vở bài tập Ngữ văn lớp 9 bài miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 [Cực Ngắn]
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Nghị luận trong văn bản tự sự Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Nghị luận trong văn bản tự sự

1. Bài tập 1, tr. 139, SGK

Trả lời:

a. Lời văn trong đoạn trích là lời của ông giáo

b. Người ấy đang thuyết phục chính mình

c. Nội dung thuyết phục: vợ mình không ác để bản thân chỉ buồn chứ không nỡ giận

2. Bài tập 2, tr. 139, SGK

Trả lời:

- Tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lập luận của nhân vật Hoạn Thư:

   + Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình [nêu một lẽ thường].

   + Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo [kể công].

   + Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung – chắc gì ai nhường cho ai.

   + Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô [nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều].

→ Với lập luận trên, Kiều phải công nhận tài của Hoạn Thư là “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”. Và cũng chính nhờ lập luận ấy mà Hoạn Thư đã đặt Kiều vào một tình thế rất “khó xử”:

    Tha ra thì cũng may đời,

    Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.

3. Dẫn ra một đoạn văn tự sự đã học trong đó tác giả sử dụng yếu tố nghị luận và chỉ ra tác dụng của những yếu tố đó

Trả lời:

- Đoạn văn giới thiệu:

“Lão chua chát bảo:

- Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”....

- Các yếu tố nghị luận và tác dụng của chúng trong đoạn văn

   + Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...

   + Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

   + Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”....

→Tạo ra tính triết lí cho câu chuyện đồng thời thể hiện quan niệm suy nghĩ của tác giả về kiếp người

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Nghị luận trong văn bản tự sự Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 13: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 13: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong vở bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 12: Tổng kết từ vựng [luyện tập tổng hợp]

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 12: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Giải vở bài tập Ngữ văn 9 bài 13: Làng [Kim Lân]

1. Lập đề cương cho bài tập 1, mục I, tr. 179, SGK

Trả lời:

A, Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể [diễn ra ở đâu? bao giờ? với ai?], nói vài dòng ngắn gọn về chủ đề [nằm ở trong đề bài]

B, Thân bài

- Lỗi như thế nào? [có nhiều dạng như nói dối bạn bè, không giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, cái nhau và gây tổn thương cho bạn,…]

- Tâm trạng khi phạm lỗi: chuyển biến tâm trạng hối hận, ăn năn, tự trách mình

+ Tác nhân khiến bạn suy nghĩ: những yếu tố bất chợt đến khiến cho mình cảm thấy hối hận

+ Tâm trạng hối hận như thế nào [miêu tả]: ray rứt,…

+ Quyết định xin lỗi bạn

+ Kết qủa

C, Kết bài: Bài học rút ra cho chính bản thân

2. Lập đề cương cho bài tập 2, mục I, tr. 179, SGK

Trả lời:

A, Mở bài: lí do bạn chứng minh Nam là người tốt

B, Thân bài

- Thời gian buổi sinh hoạt lớp diễn ra?

- Người điều hành là ai?

- Không khí lớp ra sao?

- Em đứng lên chứng minh ý kiến trong hoàn cảnh nào?

- Lí lẽ em đưa ra kèm theo dẫn chứng [một luận điểm làm thành một đoạn văn rõ ràng]

- Có ý kiến phản đối hay không, nếu có em đã làm gì để bảo vệ ý kiến của mình?

- Kết quả cuối cùng ra sao?

C, Kết bài: suy nghĩ của em

3. Lập đề cương cho bài tập 3, mục I, tr. 179, SGK

Trả lời:

A, Mở bài

- Lời giới thiệu của Trương Sinh [về quê quán, gia cảnh…]

- Lời giới thiệu của Trương Sinh về người vợ của mình [tên, tính tình, hình thức ...]

B, Thân bài

- Trước khi đi lính:

+ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.

+ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.

+ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, vợ bụng mang dạ chửa.

- Khi trở về:

+ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.

+ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.

+ Ghen tuông mù quáng nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.

+ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc trót đã qua rồi.

C, Kết bài

- Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát

- Mong mọi người nhìn vào bi kịch gia đình để rút ra bài học.

Ngoài các bài Giải Vở BT Ngữ văn 9 trên các bạn tham khảo thêm tài liệu: Ngữ văn lớp 9 ,Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 [ngắn nhất], Tài liệu học tập lớp 9

Lý thuyết:

Câu 1

Câu 1 [trang 60 VBT Ngữ văn 9, tập 1]:

Thuật lại đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, tr. 97 - 98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.

Hướng dẫn giải:

Đọc lại đoạn trích, dựa vào thơ để miêu tả nội tâm Thúy Kiều cho phù hợp.

Lời giải:

      Mụ mối gần nhà kiều ngỏ ý giới thiệu viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều. Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, học sinh trường Quốc Tử Giám, quê huyện Lâm Thanh, tuổi ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt, quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi làm ra vẻ thư sinh nhưng thực chất bản chất “sỗ sàng”, lố bịch được bộc lộ. Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất con buôn khi thúc giục Kiều xem mặt, thử tài đàn hát. Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, nay lâm vào cảnh ngộ này, Kiều đau đớn, xót xa cho số kiếp của mình. Mỗi bước đi lệ tuôn vì tủi nhục, xấu hổ. Kiều thấy tủi nhục hơn trước sự sỗ sàng như kẻ vô học, bản chất con buôn của Mã Giám Sinh bộc lộ khi ngã giá mua Thúy Kiều như món hàng với giá ngoài bốn trăm.

Câu 2

Câu 2 [trang 60 VBT Ngữ văn 9, tập 1]:

Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.

Hướng dẫn giải:

Kiều coi Hoạn Thư là thủ phạm, kiên quyết báo thfu. Khi gặp Hoạn Thư, Kiều mỉa mai, coi thị là ghê gớm xưa nay hiếm thấy trong giới đàn bà. Sau khi nghe Hoạn Thư trình bày, Kiều cũng có phân vân nhưng quyết định cuối cùng là tha bổng.

Lời giải:

       Được sự giúp sức của Từ Hải, tôi cho mời Thúc Sinh tới để báo ân. Khi xưa lúc tôi ở trong lầu xanh, chính Thúc Sinh đã chuộc tôi ra, nghĩa ấy tôi không quên. Dù tôi và chàng không nên nghĩa vợ nghĩa chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn chàng, nên tôi gửi chàng chút quà để bày tỏ sự biết ơn lòng thành của mình. Ngược lại, vợ chàng tai quái, ác độc, phen này phải bị trị tội đích đáng. Khi lính áp giải Hoạn Thư tới, tôi tôn trọng chào thưa “tiểu thư”. Tôi nhắc Hoạn Thư nhớ lại thói “cay nghiệt” của nàng, khi xưa đối xử với tôi. Lúc này Hoạn Thư sợ hãi, khấu đầu, xin khoan hồng. Hoạn Thư nói với tôi, thói ghen tuông là thói thường tình, nàng nhắc lại ngày xưa nàng khoan nhượng để tôi ở gác viết kinh, khi tôi bỏ trốn nàng không cho người đuổi theo. Tôi khen cho sự khôn ngoan, nói năng phải lời của nàng nên đã tha bổng cho nàng thay vì trừng phạt nàng thật nặng như ý định ban đầu.

Câu 3

Câu 3 [trang 60 VBT Ngữ văn 9, tập 1]:

Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.

Hướng dẫn giải:

Chọn một lí do có lỗi với bạn [quên chuyển quà, không làm được việc bạn tin tưởng nhờ cậy, để bạn lỡ cuộc đi píc-níc, giành phần đi tham quan lẽ ra của bạn...]

Lời giải:

      Hôm nay, mình đã thật hèn nhát, đáng khinh. Chính mình là người đầu têu ra trò mang con chuột chết vào lớp để bỏ vào cặp sách của Giang. Mình nghĩ là chỉ đùa một chút thôi. Giang vốn là một lớp trưởng nghiêm khắc, cứng rắn đến lạnh lùng trước những lần vi phạm nội quy của bọn con trai nghịch ngợm trong lớp. Mình nghĩ đơn giản là trêu nó một chút để nó chừa thói hay dùng “quyền lực” của lớp trưởng để làm cho mình bị phạt. Ai ngờ nó lại sợ một con chuột chết đến thế! Nhìn nó nước mắt vòng quanh, mặt mày tái mét khi phát hiện ra con chuột trong cặp mà mình cũng thấy ân hận vì đã đùa quá đáng. Mình đã không đủ can đảm để nhận trách nhiệm... Mình phải làm thế nào bây giờ?...

Video liên quan

Chủ Đề