Giải pháp xây dựng nông thôn mới hiện nay

Nông thôn “khoác áo mới”

Về xã Thanh Minh trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, chúng tôi cảm nhận được không khí đón Tết ở nơi đây  rộn ràng, vui tươi, phấn khởi hơn khi Thanh Minh là xã đầu tiên của tỉnh Phú Thọ được công nhận là xã đạt NTM nâng cao năm 2021.

Ông Lê Phú Hà - Chủ tịch UBND xã Thanh Minh cho biết: Ngay sau khi được lựa chọn làm điểm xây dựng NTM nâng cao của tỉnh, xã đã chủ động phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từng bước khắc phục khó khăn để đưa nền kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; hoàn thiện dần cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn, cơ bản hoàn thành 17/17 tiêu chí, 33/33 chỉ tiêu xã NTM nâng cao.

Có thể thấy, yếu tố làm nên thành công trong chương trình xây dựng NTM nâng cao ở Thanh Minh chính là việc địa phương biết huy động được sức mạnh tổng hợp từ sức dân cùng với phương châm “Tiêu chí dễ ưu tiên thực hiện trước, tiêu chí khó thực hiện từng bước”. Xác định tiêu chí nâng cao thu nhập là tiêu chí khó trong quá trình xây dựng NTM nâng cao, xã Thanh Minh đã tập trung triển khai song song 2 giải pháp, vừa tăng cường thu hút đầu tư, phát triển cụm công nghiệp, tạo việc làm cho người dân; vừa đẩy mạnh thâm canh, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp. Nhờ đó đến nay, thu nhập bình quân trong xã đạt 42,1 triệu đồng/người/năm, cao gấp 2,35 lần so với năm 2014.

Ông Hoàng Anh Vũ - Phó Chủ tịch UBND thị xã Phú Thọ cho biết: Trên cơ sở phân tích, đánh giá những mặt được, mặt hạn chế, chúng tôi đã chủ động xây dựng các giải pháp cụ thể quyết tâm xây dựng xã Thanh Minh đạt chuẩn NTM nâng cao theo đúng chỉ đạo của tỉnh. Trong đó, ngoài việc huy động mọi nguồn lực để nâng cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đầu tư cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa ở khu dân cư thì thị xã cũng đã chỉ đạo địa phương triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất trọng điểm, đặc biệt chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương [rau an toàn, dưa lưới các loại, chuối]. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, tạo mọi điều kiện về mặt bằng cũng như pháp lý để Cụm công nghiệp Thanh Minh đi vào hoạt động, góp phần cải thiện thu nhập của người dân trên địa bàn, tạo nền tảng để đưa xã Thanh Minh hoàn thành mục tiêu phấn đấu lên phường trong năm 2024.

Xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh, đặc biệt là ở xã đã “cán đích” và các xã tiếp tục triển khai xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Các xã NTM như khoác lên mình “chiếc áo mới”. Kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất được đầu tư theo hướng hiện đại. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng lên, số hộ nghèo giảm nhanh. Các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả. Năm 2021, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 37,8 triệu đồng [tăng 8,3% so với năm 2020]; tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm xuống còn 5,92%.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp xây dựng NTM bền vững

Những kết quả đạt được trong xây dựng NTM thời gian qua là tiền đề quan trọng để tỉnh Phú Thọ hướng tới mục tiêu đến năm 2025 toàn tỉnh có thêm huyện Thanh Ba và Phù Ninh đạt chuẩn NTM, nâng tổng số lên 6 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có 136/196 xã đạt chuẩn NTM; 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, trong đó có 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân toàn tỉnh đạt 17 tiêu chí/xã, không có xã đạt dưới 15 tiêu chí; có 1.715/2.040 khu dân cư đạt chuẩn NTM.

Bước sang một giai đoạn mới, các kế hoạch xây dựng NTM cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Để thực hiện các mục tiêu theo đúng kế hoạch, các đơn vị, địa phương cần tiếp tục tập trung đẩy nhanh việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng các chuỗi hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực gắn với chuỗi các chợ đầu mối hoặc trung tâm cung ứng hàng nông sản hiện đại, sàn giao dịch nông sản. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc trưng và đặc sản thế mạnh của tỉnh theo Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” [OCOP] gắn với xây dựng thương hiệu, bao bì nhãn mác sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, xác định đây là nội dung đột phá, động lực, sức sống của Chương trình NTM thời gian tới.

Năm 2020, Thanh Thủy vinh dự được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM. Để tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được, huyện tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ của từng tiêu chí ở các xã đạt chuẩn, từng bước xây dựng kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu vào những năm sau. Cân đối nguồn ngân sách hằng năm, hỗ trợ duy trì và nâng cao các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn NTM; hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu như: Hệ thống đường giao thông nông thôn, các công trình cung cấp điện, nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất…

“Đặc biệt, với lợi thế là huyện có tiềm năng về du lịch, chúng tôi tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sâu rộng về tiềm năng, thế mạnh của huyện gắn với nâng cao trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành và từng người dân về phát triển du lịch, từ đó thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn” - Ông Nguyễn Minh Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Thủy cho biết.

Theo ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Việc xây dựng NTM đang chuyển biến mạnh mẽ từ “lượng” sang “chất”. Do vậy, việc hoàn thiện các tiêu chí mới và giữ vững các tiêu chí đã đạt được trong quá trình xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với các xã thực hiện xây dựng NTM. Hiện nay, tỉnh đang triển khai thống kê, rà soát các tiêu chí NTM đạt và chưa đạt của từng xã để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, thành viên trong Ban Chỉ đạo để hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm duy trì và phát triển bền vững các tiêu chí, tiến tới xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu tại các khu, xã, huyện đã đạt chuẩn NTM.

“Cùng với đó là việc đa dạng hình thức tuyên truyền, tập huấn và đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, nhất là nguồn lực trong Nhân dân, nguồn lực từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn. Đồng thời, quá trình thực hiện phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch; chú trọng công tác thi đua khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào “Chung sức xây dựng NTM””- ông Nguyễn Minh Tuấn nhấn mạnh.

Liên Linh - Ngọc Kiên

Với quan điểm nhất quán, xây dựng NTM chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc, UBND huyện tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu với mục tiêu phấn đấu năm 2020, có ít nhất 01 xã trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao; đến năm 2025, có ít nhất 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Để hoàn thành các mục tiêu trên, huyện đã đề ra các giải pháp cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để đạt mục tiêu đề ra; nhanh chóng kiện toàn Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc các cấp ngay sau Đại hội Đảng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, tổ giúp việc; chỉ đạo các xã xây dựng kế hoạch chi tiết, lộ trình thực hiện, thời gian hoàn thành các tiêu chí; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò người đứng.

Thứ hai: Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động xã hội về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Phát huy, huy động cả hệ thống chính trị, toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Thứ ba: Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho nông sản. Triển khai thực hiện đề án OCOP - Mỗi xã một sản phẩm; Nghị quyết, đề án chuyển đổi đất lúa của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; Đề án phát triển đàn trâu, bò thương phẩm theo chuỗi liên kết giai đoạn 2019-2025 và những năm tiếp theo. Tiêu biểu như: Dâu tằm tơ, Bắp Cải - Hồng Phong, Cốm Thanh Hương, Bánh Gai - Tân Hòa, Chè Mét - Việt Thuận, Ổi Hồng Lý, Rượu Keo, Gạo nếp Keo,…

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong các cụm, điểm công nghiệp đã được phê duyệt. Ưu tiên cho các dự án công nghệ cao, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, ít gây ô nhiễm môi trường vào đầu tư sản xuất.

- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh ở khu vực cá thể hộ gia đình, các làng nghề. Tăng cường công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, hình thành phát triển một số làng nghề gắn kết sản xuất với du lịch nhà vườn, du lịch trải nghiệm. Phát triển các loại hình du lịch tâm linh và du lịch sinh thái nhằm khai thác hiệu quả: Khu di tích Chùa Keo, Khu lưu niệm Bác Hồ, Làng vườn Bách Thuận, vườn hoa cải Hồng Lý,…

Thứ 4: Tăng cường huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình; thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn của các chương trình khác. Tích cực, chủ động huy động sự tham gia đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, người dân, doanh nghiệp cho xây dựng nông thôn mới.

Thứ 5: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện chương trình tại cơ sở; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên các cấp.

Bên cạnh việc chỉ đạo, thực hiện tốt những giải pháp đã đề ra, huyện tiếp tục kiến nghị, đề xuất với tỉnh kịp thời có những cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các xã về đích NTM nâng cao giai đoạn 2020-2025 để sớm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình, đồng thời hỗ trợ huyện làm tốt công tác đào tạo, tập huấn trong công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với tiêu chí và nâng cao thu nhập cho người dân./.

Video liên quan

Chủ Đề