Yêu cầu về giấy phép hoặc giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất:

Trong tháng 12/2021, nhiều gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng đang phát hành HSMT đều đưa ra yêu cầu này và khiến các nhà thầu bức xúc. Cụ thể, tại Gói thầu Mua sắm máy tính bảng cho đại biểu HĐND huyện khóa VI nhiệm kỳ 2021 - 2026 của huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, HSMT nêu rõ: “Nhà thầu nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính thức tại Việt Nam khi có yêu cầu của Bên mời thầu trước khi tiến hành ký kết hợp đồng để chứng minh khả năng cung ứng và sự hỗ trợ của hãng để bảo hành, bảo trì, duy tu, sửa chữa”.

Tại Gói thầu số 04 Mua sắm trang thiết bị phòng họp trực tuyến của UBND huyện Duyên Hải [tỉnh Trà Vinh] do Văn phòng Huyện ủy và HĐND - UBND huyện Duyên Hải làm Chủ đầu tư, trong HSMT yêu cầu nhà thầu phải cung cấp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất tại Việt Nam. Trong đó có cam kết hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thi công lắp đặt và vận hành hệ thống, cam kết cung cấp CO/CQ; cam kết bảo hành theo tiêu chuẩn nhà sản xuất đối với các mặt hàng có yêu cầu dẫn chiếu tài liệu trong bảng.

Trong khi đó, Gói thầu Mua sắm trang thiết bị do Văn phòng UBND TP. Bà Rịa làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu, HSMT cũng đưa ra yêu cầu này.

Theo các nhà thầu, Chỉ thị số 47/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác đấu thầu trong các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước đã nêu rõ: “Không yêu cầu nhà thầu phải nộp giấy phép bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương đối với hàng hóa thông thường, thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của nhà sản xuất”.

Thực tế, theo phạm vi cung cấp của các gói thầu nêu trên, hàng hóa mua sắm chủ yếu là thiết bị tin học văn phòng như: máy tính, máy tính bảng, máy in…, hoàn toàn đã được tiêu chuẩn hóa và sẵn có, được chào bán rộng rãi và bảo hành theo quy định chính hãng.

Theo phản ánh của một số nhà thầu, gần đây còn xuất hiện tình huống HSMT yêu cầu nhà thầu cung cấp giấy phép bán hàng đối với hàng hóa thông dụng ở giai đoạn thương thảo hợp đồng. “Khi chưa có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà thầu thường nhận được cái lắc đầu của hãng, đại diện hãng phân phối với lý do hỗ trợ nhà thầu khác cũng tham gia gói thầu này. Do đó, dù xếp hạng thứ nhất, chỉ với biên bản thương thảo hợp đồng, nhà thầu cũng không thể xin được giấy phép bán hàng”, một nhà thầu cho biết.

Chia sẻ với Báo Đấu thầu, chuyên gia Lê Văn Tăng cho rằng, việc đưa các tiêu chí chưa phù hợp quy định vào HSMT hiện chưa được xử lý nghiêm, dẫn tới tình trạng các chủ đầu tư, bên mời thầu bất chấp quy định, miễn là đạt mục đích làm khó nhà thầu.

Mặt khác, dù Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT đã quy định “trường hợp nhà sản xuất, các đại lý, nhà phân phối cố tình không cung cấp cho nhà thầu giấy phép bán hàng hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu có giá trị tương đương mà không có lý do chính đáng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và cạnh tranh, dẫn tới tạo lợi thế hoặc tạo sự độc quyền cho nhà thầu khác thì cần kịp thời phản ánh đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương để kịp thời xử lý”. Tuy vậy, số vụ việc được các nhà thầu mạnh dạn phản ánh đến các cơ quan thẩm quyền liên quan đến hành vi trên lại quá ít. Do đó, hành vi cấu kết, bắt tay giữa hãng và nhà thầu đã tạo nên tình trạng kém cạnh tranh tại các gói thầu mua sắm hàng hóa.

[BĐT] - Trong quá trình tham dự các gói thầu mua sắm hàng hóa, chúng tôi thường xuyên gặp tình trạng hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu [HSMT/HSYC] lạm dụng các yêu cầu về giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, coi tiêu chí này là một trong những tài liệu để chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa, từ hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường cho đến những hàng hóa chuyên dụng trong các lĩnh vực đặc thù. Yêu cầu này nhiều năm qua đã gây khó khăn cho các nhà thầu nhưng không được giải quyết triệt để.

Ông Lê Chí Thanh,

Phó Giám đốc Công ty CP Công trình Bưu điện

Đơn cử, tham dự một gói thầu mua sắm tại Sơn La, Nhà thầu đã ký kết hợp tác và được nhà phân phối chính thức của hãng sản xuất tại Việt Nam cung cấp giấy phép bán hàng và cam kết bảo hành chính hãng theo tiêu chuẩn để tham dự thầu. Tuy nhiên, chủ đầu tư, bên mời thầu kiên quyết yêu cầu Nhà thầu phải cung cấp bản gốc giấy phép bán hàng và cam kết bảo hành của nhà sản xuất/đại diện nhà sản xuất tại Việt Nam. Trong khi đó, sản phẩm mà Nhà thầu chào thầu là thiết bị ổ cứng lưu trữ dữ liệu rất thông dụng trên thị trường, được chào bán rộng rãi từ website chính hãng tới các nhà phân phối được bảo hành theo tiêu chuẩn của hãng… Do loại hàng hóa này không phải là đặc thù, nên Nhà thầu cho rằng không cần phải nộp thêm giấy phép bán hàng của nhà sản xuất, hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác, hoặc các tài liệu khác có giá trị tương đương.

Để tránh việc lạm dụng yêu cầu về giấy phép bán hàng, Nhà thầu đề xuất, nên bỏ các yêu cầu liên quan tới giấy phép bán hàng hoặc ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc giấy chứng nhận quan hệ đối tác... đối với hàng hóa thông thường. Chỉ nên áp dụng đối với trường hợp hàng hóa đặc thù, phức tạp gắn với trách nhiệm của nhà sản xuất trong việc cung cấp hàng hóa đặc thù, riêng biệt…

  • yêu cầu giấy phép bán hàng
  • làm khó nhà thầu

Nhiều HSMT vẫn yêu cầu không đúng về Giấy phép bán hàng

Chủ đầu tư và nhà thầu ruột “bắt tay nhau”, cố tình coi hàng hóa thông thường là đặc thù, yêu cầu nhà thầu cung cấp Giấy phép bán hàng trong hồ sơ dự thầu; nhà sản xuất tiếp tay bằng cách gây khó dễ trong việc cung cấp Giấy phép bán hàng cho nhà thầu. Tình trạng này đang khiến nhiều nhà thầu băn khoăn phải chăng nhà sản xuất đang có quyền rất lớn, thậm chí có thể thay chủ đầu tư chọn nhà thầu?

Một số HSMT mua sắm hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường vẫn mặc nhiên yêu cầu Giấy phép bán hàng. Ảnh: Lê Tiên

Luôn lợi dụng danh nghĩa ‘’đặc thù’’

Trước đây, Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng cũng đã có quy định về việc yêu cầu Giấy phép bán hàng [GPBH] của nhà sản xuất [NSX] hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của đại lý phân phối. Tuy nhiên, trên thực tế thì hồ sơ mời thầu [HSMT] mua sắm hàng hóa [MSHH] luôn đưa yêu cầu về GPBH của NSX như là một trong những tài liệu để chứng minh tính hợp lệ của hàng hóa, từ hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường cho đến những hàng hóa chuyên dụng trong các lĩnh vực đặc thù.

Để khắc phục tình trạng này và đảm bảo tính cạnh tranh trong quá trình đấu thầu, Khoản 7 Điều 12 của Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định: “Chỉ yêu cầu nhà thầu [NT] nộp Giấy phép hoặc Giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác [GCNQHĐT] trong trường hợp hàng hóa là đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của NSX trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư số thay thế”. 

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH&ĐT] quy định chi tiết lập HSMT MSHH [Thông tư 05] cũng quy định cụ thể tại Điều 6: [1] Hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường, đã được tiêu chuẩn hóa và được bảo hành theo quy định của NSX thì không yêu cầu NT phải nộp GPBH của NSX hoặc GCNQHĐT hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương. [2] Đối với hàng hóa đặc thù, phức tạp cần gắn với trách nhiệm của NSX trong việc cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa, cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và các dịch vụ liên quan khác thì trong HSMT có thể yêu cầu NT tham dự thầu phải cung cấp GPBH của NSX hoặc GCNQHĐT hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương…

Nhằm hạn chế trường hợp nhà sản xuất và nhà thầu “bắt tay nhau” trong việc dàn xếp cung cấp GPBH, tại Khoản 4 Điều 6 của Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT quy định: “Trường hợp các nhà sản xuất, các đại lý, nhà phân phối cố tình không cung cấp cho nhà thầu GPBH hoặc Giấy chứng nhận quan hệ đối tác hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương mà không có lý do chính đáng, không tuân thủ các quy định của pháp luật về thương mại và cạnh tranh, dẫn đến tạo lợi thế hoặc tạo sự độc quyền cho nhà thầu khác thì nhà thầu cần kịp thời phản ánh đến Bộ KH&ĐT và Bộ Công Thương để kịp thời xử lý”.

Quy định đã rõ, nhưng nhiều chuyên gia về tư vấn đấu thầu cho biết, một số HSMT MSHH được phát hành cho thấy, dù lựa chọn NT theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước vẫn mặc nhiên yêu cầu GPBH với phạm vi là các hàng hóa thông dụng có sẵn trên thị trường.

Đặc biệt, do chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể thế nào là hàng hóa đặc thù, phức tạp nên đã xảy ra trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu thường tự xác định tính đặc thù, phức tạp của hàng hóa theo… tiêu chí riêng của mình, để ngầm hướng đến NT “ruột’’. Như trong một số gói thầu mua sắm vật tư y tế, BMT yêu cầu NT cung cấp GPBH cả đối với những sản phẩm thông dụng như khay inox đựng thuốc, bông, băng y tế... 

Tương tự, trong ngành giáo dục, cùng mặt hàng như các loại nhạc cụ, nhưng có BMT không yêu cầu GPBH vì cho rằng đây là sản phẩm “đã được tiêu chuẩn hóa và bảo hành theo quy định của nhà sản xuất”, do đó theo Thông tư 05 thì HSMT không được yêu cầu GPBH. Ngược lại, có bên mời thầu lại yêu cầu GPBH với lý giải, đây là sản phẩm đặc thù vì không phải ai cũng sử dụng được, hơn nữa khi sản phẩm cần sửa chữa, thay thế linh kiện, phụ tùng thì cần có chuyên môn mới thực hiện được. Đơn cử, trong HSMT các gói thầu mua sắm thiết bị giáo dục mầm non do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Tư vấn lập HSMT là Công ty CP TECKAD đã đưa yêu cầu về GPBH đối với sản phẩm đàn Organ vào nội dung đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của NT. 

Chi tiết thông số kỹ thuật để hướng đến GPBH

Ngoài việc lợi dụng danh nghĩa hàng hóa, thiết bị vật tư đặc thù để yêu cầu GPBH, theo ông Lê Đức Lượng, Giám đốc Công ty CP Kỹ thuật số Châu Á, một số chủ đầu tư, bên mời thầu còn lách quy định của của pháp luật về đấu thầu là không cho phép HSMT nêu yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, bằng cách đưa ra các tiêu chí kỹ thuật rất chi tiết và đặc trưng riêng có của sản phẩm trong HSMT, và những sản phẩm đặc trưng như vậy chỉ duy nhất một NSX có được. Điều này cũng liên quan đến GPBH. Thực tế này thường xuất hiện ở HSMT một số gói thầu mua tivi, máy vi tính… với yêu cầu được bên mời thầu đưa ra như: tính năng sử dụng, cấu hình, độ phân giải, hệ mầu,... 

Như vậy, với thực tế trên, khi chủ đầu tư, bên mời thầu, NT và NSX “liên minh’’ dưới chiêu thức hàng hóa, vật tư “đặc thù’’ hoặc các yêu cầu chi tiết về thông số kỹ thuật để hướng đến cái gọi là GPBH  thì việc dàn xếp kết quả đấu thầu cũng khá dễ dàng. Vì trên thực tế đã có không ít NT phản ánh tình trạng bị NSX phong tỏa không cấp GPBH với nhiều lý do khác nhau. Trong đó, đại diện một đơn vị chuyên cung cấp máy tính lý giải, việc buộc NSX phải cấp GPBH cho bất cứ ai muốn là không nên, bởi vì đó là sự “sống còn” và là chiến lược kinh doanh sản phẩm riêng của NSX. [theo báo đấu thầu]

Page 2

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

 Tư vấn công trình:


Tư vấn 1


Tư vấn 02

 Kinh doanh:


Sales 01


Sales 02

 Hotline: 0989 072 766

LIÊN KẾT WEBSITE

Liên kết website Công Ty TNHH MTV Xây Dựng Giao Thông Minh Thư Share Manga Viet

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Online: 2
  • Số lượt truy cập: 3419239

Page 3

Page 4

Page 5

Page 6

Văn phòng cho thuê Hà Nội ế nhất trong lịch sử
Tại Hà Nội, tỷ lệ trống toàn thị trường trong quý IV lên cao nhất trong lịch sử, chiếm tới 28%. Thị trường văn phòng cho thuê TP HCM cũng trầm lắng và tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong năm 2012.

Theo nghiên cứu của CBRE, quý IV tỷ lệ trống toàn thị trường văn phòng Hà Nội tăng mạnh so với quý III. Hạng A, B lần lượt có tỷ lệ trống là 34% - 24% trong khi đó con số này trong quý trước là 5% và 18% nâng tỷ lệ trống toàn thị trường lên tới 28%, cao nhất trong lịch sử thị trường văn phòng Hà Nội. Tại các dự án mới, giá chào thuê giảm.

Tỷ lệ trống toàn thị trường trong quý IV ở Hà Nội lên cao nhất trong lịch sử, chiếm tới 28%. Ảnh: Hoàng Lan.

Savills cho thấy, tình hình hoạt động thị trường nhìn chung giảm về cả công suất thuê và giá thuê. Công suất thuê trung bình quý IV là 75% và giá thuê đạt 514.000 đồng mỗi m2 một tháng. Hoàn Kiếm vẫn là quận có tình hình hoạt động tốt nhất về công suất thuê. Khu vực Cầu Giấy, Long Biên và Từ Liêm có công suất thuê giảm mạnh.

CBRE cho hay, để thu hút khách thuê, chủ đầu tư đẩy mạnh nhiều hình thức như miễn phí treo biển, tăng thời gian miễn phí tiền thuê. Tại các khu trung tâm, đối với hợp đồng tối thiểu 3-5 năm, khách được miễn tiền thuê 3-12 tháng.

Nghiên cứu của Savills khẳng định, quý 4, tổng nguồn cung diện tích văn phòng đạt khoảng hơn 1 triệu m2, tăng 21% so với quý trước và 39% so với cùng kỳ năm trước. Cầu Giấy và Hoàn Kiếm là nguồn cung chính, chiếm 42% tổng nguồn cung toàn thị trường. Trong ba năm tới, diện tích văn phòng Hà Nội sẽ có khoảng 1,1 triệu m2 mới.

Tại TP HCM, CBRE cho biết, giá văn phòng hạng A sụt giảm trong quý cuối cùng của năm do các tòa tháp Bitexco Financial Tower và Vincom Center đã đi vào hoạt động được một năm nhưng vẫn còn nhiều diện tích trống. Trong khi các tòa tháp mới có tỷ lệ trống cao thì những tòa văn phòng lâu đời đạt tỷ lệ lấp đầy đạt 95%.

Cụ thể, giá thuê cao ốc văn phòng hạng A khoảng 32 USD mỗi m2, giảm 5,8% so với quý trước. Tòa tháp hạng B có giá chào thuê trong quý IV đạt 18 USD mỗi m2, giảm 1,5% còn văn phòng hạng C có giá chào thuê dưới 15 USD mỗi m2, giảm 3%. Khảo sát của CBRE cho thấy toàn thị trường văn phòng cho thuê TP HCM sụt giảm trung bình 3,5% so với quý III và mất đến 9,4% so với cùng kỳ năm 2010.

Cao ốc văn phòng cho thuê cũ [trong ảnh] vẫn có tỷ lệ lấp đầy chiếm 95% và giá thuê ổn định trong khi các tòa tháp mới vẫn chật vật tìm khách thuê. Ảnh: Vũ Lê.

Trong quý IV nguồn cung văn phòng cho thuê tại TP HCM tăng cao.
Tỷ lệ bỏ trống của các tòa tháp văn phòng cho thuê hạng A đã giảm 6,1% trong quý IV do các chủ tòa nhà tận dụng mọi cơ hội ký kết với khách thuê trước thềm năm mới. Theo dự báo của CBRE, khi ra đời, các cao ốc văn phòng mới cần 1-2 năm hay thời gian dài hơn để lấp đầy hoàn toàn.

Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Savills về cao ốc văn phòng cũng cho thấy thị trường vẫn chịu áp lực giảm giá. Mức thuê văn phòng trung bình đạt 567.000 đồng mỗi m2, giảm 2% so với quý III. Tòa tháp hạng B có giá thuê 600.000 đồng mỗi m2, giảm nhẹ 1% nhưng công suất thuê tăng 5% so với quý trước. Diện tích văn phòng được thuê trong quý IV đạt 44.000 m2, tăng 45% so với quý III và tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên văn phòng hạng C giảm diện tích thực thuê.

Theo Savills, nguồn cung văn phòng tại TP HCM dự kiến sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, chạm mốc hơn 1,2 triệu m2 sàn gia nhập thị trường từ năm 2012 đến năm 2016.

Các đơn vị tư vấn khảo sát bất động sản dự báo, hầu hết các hợp đồng tại các tòa nhà văn phòng hoạt động từ năm 2009 đang bước vào giai đoạn hết hạn thuê. Điều này có thể tạo sự dịch chuyển lớn giữa các tòa nhà cũ và mới trong năm 2012. Trong thời gian tới dự kiến sẽ có thêm nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho khách thuê như miễn tiền thuê 1-3 tháng, miễn phí giữ xe hay giá thuê không thay đổi trong khoảng thời gian nhất định.

Page 7

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

 Tư vấn công trình:


Tư vấn 1


Tư vấn 02

 Kinh doanh:


Sales 01


Sales 02

 Hotline: 0989 072 766

LIÊN KẾT WEBSITE

Liên kết website Công Ty TNHH MTV Xây Dựng Giao Thông Minh Thư Share Manga Viet

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Online: 2
  • Số lượt truy cập: 3419239

Page 8

Page 9

Page 10

Page 11

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

 Tư vấn công trình:


Tư vấn 1


Tư vấn 02

 Kinh doanh:


Sales 01


Sales 02

 Hotline: 0989 072 766

LIÊN KẾT WEBSITE

Liên kết website Công Ty TNHH MTV Xây Dựng Giao Thông Minh Thư Share Manga Viet

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Online: 2
  • Số lượt truy cập: 3419239

Page 12

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

 Tư vấn công trình:


Tư vấn 1


Tư vấn 02

 Kinh doanh:


Sales 01


Sales 02

 Hotline: 0989 072 766

LIÊN KẾT WEBSITE

Liên kết website Công Ty TNHH MTV Xây Dựng Giao Thông Minh Thư Share Manga Viet

THỐNG KÊ TRUY CẬP

  • Online: 2
  • Số lượt truy cập: 3419239

Video liên quan

Chủ Đề