Giải Nobel trị giá bao nhiều tiền

Mua xe, mua nhà, trả học phí cho con, làm từ thiện hay tái đầu tư vào nghiên cứu là cách mà những người giành giải Nobel dùng khoản tiền nhận được từ giải thưởng này.

Sáng sớm ngày 28/10/1954, Mary Welsh Hemingway, vợ thứ tư của nhà văn Ernest Hemingway, đang ngủ trong giường thì thấy chồng mình bò vào thì thầm, "Tôi đã thắng rồi". "Thắng gì?" "Cái giải Thuỵ Điển ấy". 

Ý của nhà văn nổi tiếng đương nhiên là giải Nobel Văn chương nhưng với ông thì tin đó không phải là hay gì lắm. "Tôi đã định bảo họ là biến đi", ông nói, rồi ngừng lại. "Nhưng giải đó tới 35.000 USD [khoảng 310.000 USD hiện giờ]. Với số đó thì tha hồ ăn chơi". 

Quỹ Nobel, có trụ sở tại Stockholm, Thụy Điển, lần lượt công bố người chiến thắng của giải thưởng trong các lĩnh vực y học, vật lý, hóa học cũng như kinh tế, hòa bình và văn học bắt đầu từ hôm 3/10.

Những nghiên cứu đột phá sẽ được vinh danh và để lại tiếng thơm cho hậu thế. Bên cạnh tấm huy chương và bằng chứng nhận, những người chiến thắng sẽ nhận được một khoản tiền thưởng. 

Số tiền mà những người đoạt giải nhận được tùy thuộc vào quyết định của quỹ Nobel. Hiện tại, số tiền đi kèm với một giải Nobel là hơn 900.000 USD.

Chi để hưởng thụ 

Nếu nói giải thưởng dành cho những người dành cả cuộc đời để mang lại lợi ích cho nhân loại chỉ là tiền thì chưa thực sự thấu đáo. Theo Phillip Sharp, người Mỹ đoạt giải Nobel Y sinh năm 1993, giá trị của giải thưởng Nobel nằm ở danh dự, nhưng "tiền thưởng cũng mang một ý nghĩa tích cực".

Huy chương Nobel bằng vàng chạm hình cha đẻ của giải thưởng Nobel danh tiếng. Ảnh: AP.

Với một số người đoạt giải, tiền thưởng thuần tuý được chi vào chuyện hưởng thụ. Khi Sir Paul Nurse, hiện là giám đốc của Viện Crick Francis, Anh giành giải Nobel Y sinh vào năm 2001, ông đã tự thưởng cho mình một chiếc xe máy Kawasaki GPZ [sau nâng cấp thành dòng Triumph Bonneville].

Franco Modigliani, người thắng giải Nobel Kinh tế năm 1985, hứa sẽ không tiêu pha quá đà với giải thưởng của mình, đã dùng tiền thưởng để nâng cấp một chiếc du thuyền.

Richard Roberts, người nhận giải thưởng Nobel danh giá vào năm 1993, cũng chi tiền thưởng cho việc mở một sân cỏ chơi khúc côn cầu rộng 740m2 ngay trong khuôn viên nhà ở của mình.

Albert Camus, chủ nhân Nobel Văn học năm 1957, mua một ngôi nhà ở miền Nam nước Pháp và làm việc ở đó. Nhà viết kịch Eugene O'Neill, được trao giải Nobel Văn học năm 1936, cũng xây một ngôi nhà kiểu châu Á tại bang California bằng tiền thưởng, nơi mà sau này ông viết một số vở kịch nổi tiếng nhất trong sự nghiệp cầm bút.

Khi được hỏi về ý nghĩa của giải thưởng Nobel Văn học được nhận năm 2004, tiểu thuyết gia người Áo Elfriede Jelinek nói: "Dĩ nhiên là [nó giúp tôi] độc lập về tài chính". 

Dùng cho quỹ lương hưu 

Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Anh Angus Deaton mới giành được giải Nobel Kinh tế năm ngoái cho công trình phân tích tiêu dùng, sự nghèo đói và phúc lợi xã hội. Deaton cũng dùng nó để xem xét mối liên hệ giữa tiền bạc và sự mãn nguyện.

"Trong sự nghiệp của mình, tôi đã cố gắng nghiên cứu để hiểu được ý nghĩa của việc chi tiêu và tiết kiệm", ông nói. "Duy chỉ một điều tôi vẫn không hiểu là tại sao chúng ta lại làm thứ vô nghĩa như chi tiêu toàn bộ số tiền có được từ một vận may bất ngờ như vậy? Do đó, tôi chọn cách tiết kiệm, sau khi phải trả nhiều thuế vì nó", Deaton cho hay.

Không giống như các quốc gia khác, Mỹ đánh thuế đối với giải Nobel như những nguồn thu nhập thông thường. Giáo sư Đại học Princeton này vừa nghỉ hưu, ông đưa vào số tiền thưởng còn lại vào quỹ hưu trí của mình để chi tiêu trong nhiều năm tới.

Dùng tiền thưởng từ giải Nobel để chi trả cho cuộc sống hàng ngày không phải là chuyện hiếm gặp.

"Tôi phải san sẻ giải thưởng của mình", John Walker, người đồng giành giải Nobel Hóa học năm 1997 cho biết. "Mặc dù [tiền thưởng] tưởng chừng như một con số khổng lồ, nhưng thực sự không phải vậy. Tại thời điểm đó, các con tôi vào đại học. Nó [số tiền] đã giúp tôi an tâm về những chi phí giáo dục ở cấp đại học và sau đại học của chúng", ông chia sẻ.

Vì những mục đích cao cả

Nhiều cá nhân lại dùng tiền thưởng của mình cho những mục đích lâu dài và nhân đạo.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nhận giải Nobel Hòa bình vào năm 2009 vì những nỗ lực phi thường nhằm "tăng cường ngoại giao quốc tế và sự hợp tác giữa các dân tộc”. Ảnh: whitehouse. 

Đôi với nhà bác học Marie Curie [Nobel Vật lý, 1903], việc nhận giải Nobel cho phép bà tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu. Gia đình bà cũng là một trường hợp đặc biệt khi bản thân Curie hai lần nhận giải Nobel trong hai lĩnh vực. Chồng, con gái và con rể của bà cũng được vinh danh cùng giải thưởng cao quý này. 

Những người đạt giải Nobel Hòa bình lại dùng tiền thưởng của mình để chia sẻ cùng cộng đồng. Tổng thống Mỹ Barack Obama là một ví dụ. Giải thưởng năm 2009 được ông quyên góp cho nhóm cựu chiến binh, các chương trình trong trường đại học và các tổ chức từ thiện.

Mẹ Teresa [Nobel Hòa bình, 1979], Nadine Gordimer [Nobel Văn học, 1991], Wole Soyinka [Nobel Văn học, 1986] cùng nhiều người khác nữa cũng ủng hộ tiền thưởng của mình cho những mục đích thiện nguyện.

Günter Blobel [Nobel Y học, 1999], sau khi chứng kiến các vụ đánh bom ở Dresden, Đức, đã dành toàn bộ giải thưởng của mình để xây dựng một giáo đường Do Thái mới và sửa chữa nhà thờ ở khu vực này.

Đến những mục đích độc nhất vô nhị

Không vì bản thân, không làm từ thiện, vài chủ nhân giải thưởng Nobel lại dùng tiền thưởng để thực hiện mục đích độc nhất vô nhị. Samuel Beckett [Nobel Văn học 1969], không suy tính nhiều về số tiền thưởng nhận được. Ông đem tiền đi giúp những người bạn đang túng thiếu của mình.

Trường hợp đáng chú ý hơn cả thuộc về nhà bác học Albert Einstein, người nổi tiếng với tật đãng trí. Einstein từng cam kết trao toàn bộ số tiền thưởng từ giải Nobel mà ông tin chắc mình sẽ đạt được cho vợ khi hai người ly hôn vào năm 1919. Hài hước thay, hai năm sau ly dị, nhà bác học người Đức gốc Do thái này mới thực sự giành được giải Nobel Vật lý. 

Nhà bác học đại tài Albert Einstein từng cam kết trao tiền thưởng Nobel cho vợ trước khi chính thức nhận được nó. Ảnh: lifehack.

Lịch sử trao giải Nobel cũng chứng kiến một vài trường hợp không nhận phần thưởng tài chính trong lễ trao giải ở Stockholm. Giám đốc điều hành của Quỹ Nobel, Lars Heikenstein từng nhắc đến việc chiếc huy chương vàng 18 carat và bằng chứng nhận được đích thân nhà vua Thụy Điển trao tặng ngay lập tức được trả lại. 

Thậm chí đến sáng hôm sau, nhiều người mới đến văn phòng của Heikenstein để lấy bằng chứng nhận và trao đổi về cách thức chuyển tiền thưởng. Đa phần mọi người thống nhất với phương thức đơn giản là chuyển khoản ngân hàng. Bên cạnh đó, một số người lại muốn trả từ từ để giãn thuế trong hai năm.Tuy nhiên, toàn bộ số tiền đều phải chuyển cho người thắng giải gói gọn trong vòng một năm.

Andre Geim, nhà khoa học đồng giải Nobel Vật lý năm 2010, cho biết tiền thưởng từ giải Nobel không phải với ai cũng quan trọng. Tuy nhiên, giống như như các giải thưởng khác, "việc sở hữu huy chương bằng vàng thật lúc nào cũng hơn là bằng vàng sơn". 

Giá trị giải thưởng Nobel năm 2021 là 1.135.384 đô la cho mỗi giải. Số tiền mặt sẽ được chia nếu nhiều người cùng đoạt giải.

Nếu bạn tình cờ giành được giải Nobel năm nay, bạn sẽ nhận được một chiếc huy chương vàng và sự ngưỡng mộ, tôn trọng của đồng nghiệp cũng như của tất cả những người khác trên thế giới – cùng với một đống tiền mặt lớn.

Giá trị tiền mặt gắn liền với danh hiệu trí tuệ nổi tiếng nhất trên thế giới đã thay đổi khá nhiều trong nhiều thập kỷ qua, với một số người giành giải kiếm được nhiều tiền hơn những người khác. Năm 2021, những người đoạt giải Nobel trong các hạng mục Vật lý, Hóa học và Sinh y học, Văn học, Hòa bình, Kinh tế đã được công bố với giá trị mỗi giải đã tăng 1 triệu crown [110.000 USD] so với năm trước đó. Giải thưởng Nobel năm 2021 là 10 triệu kronor Thụy Điển. Theo tỷ giá hối đoái, đó là khoảng 1.135.384 đô la – một khoản tiền khổng lồ, ngay cả đối với những bộ óc giỏi nhất và thông minh nhất trên thế giới.

Bắt đầu trao thưởng cho các giải Nobel kể từ năm 1901, giá trị giải thưởng đã có sự thay đổi theo thời gian. Mức thưởng khởi điểm là 150.000  kronor, sau tăng lên 1 triệu  kronor vào năm 1981. Giá trị giải thưởng này tăng mạnh trong những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, kế đó tăng vọt lên 9 triệu crown vào năm 2000 và lên mức 10 triệu  kronor vào năm 2001. Tuy nhiên, những khó khăn tài chính toàn cầu trong năm 2008-2009 đã tác động tới các khoản đầu tư của Quỹ này, do đó giá trị các giải thưởng Nobel đã được điều chỉnh giảm. Năm 2012, người đoạt giải Nobel chỉ nhận được khoản tiền thưởng 8 triệu kronor, sau đó tăng lên 9 triệu crown vào năm 2017.

Không có gì lạ khi hai hoặc thậm chí ba người cùng chia sẻ một giải Nobel và chia số tiền đi kèm – và không phải lúc nào cũng chia đều. Năm 2021 chẳng hạn, ba người đoạt giải cùng nhận giải Nobel Vật lý. Syukuro Manabe và Klaus Hasselmann mỗi người chia một nửa số tiền – một phần tư trong tổng số 1,14 triệu đô la, hay 285.000 đô la mỗi người – “để tạo mô hình vật lý về khí hậu Trái đất, định lượng sự thay đổi và dự đoán đáng tin cậy sự ấm lên toàn cầu”. Còn nhà khoa học Giorgio Parisi đã mang về khoản tiền 50% còn lại – 570.000 đô la – “cho việc khám phá ra tác động qua lại của sự rối loạn và dao động trong các hệ thống vật lý từ quy mô nguyên tử đến hành tinh”.

Từ năm 1901-2020, 603 giải Nobel đã được trao cho 962 người đoạt giải. 352 người đoạt giải cá nhân, 143 giải thưởng được chia cho hai người và 108 giải được chia sẻ cho ba người.

Ai là người quyết định quy mô giải Nobel?

Sinh năm 1823, Alfred Nobel xuất thân từ một gia tộc có truyền thống là các học giả và nhà khoa học danh tiếng – và ông vẫn tiếp tục truyền thống đó. Nhà phát minh, doanh nhân, kỹ sư, nhà hóa học và nhà từ thiện người Thụy Điển đã nắm giữ hơn 300 bằng sáng chế. Tuy nhiên, chính việc phát minh ra thuốc nổ đã đưa ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.

Di chúc của ông có thể chỉ là minh chứng cuối cùng nổi tiếng nhất trong lịch sử. Sau khi ông qua đời vào năm 1896, cả thế giới sửng sốt khi biết rằng Nobel đã ra lệnh rằng gần như tất cả tài sản khổng lồ của ông sẽ được đầu tư vào “các chứng khoán an toàn” để tài trợ “giải thưởng cho những ai, trong năm trước đó, đã mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại. 

Gia đình ông đã chiến đấu để giữ tài sản khổng lồ 31 triệu kroner cho riêng họ, nhưng sau 5 năm, những người thừa kế của ông đã thua trong trận chiến pháp lý và ý nguyện của Nobel được thực hiện khi giải Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901.

Trong khi khái niệm “chứng khoán an toàn” đã thay đổi trong 120 năm qua, triết lý phân phối của quỹ thì không. Để đảm bảo rằng số tiền không bao giờ cạn kiệt, những người đoạt giải sẽ nhận được các giải thưởng lớn hơn trong những năm quỹ hoạt động tốt và các giải thưởng nhỏ hơn khi quỹ không làm được điều đó.

Những người nhận giải Nobel ban đầu vào năm 1901 đã mang về 17.451 đô la – tức là khoảng 561.649 đô la Mỹ ngày nay. Giải thưởng bắt đầu mất giá trị ngay lập tức cho đến khi nó có giá trị thấp hơn một nửa giá trị ban đầu vào năm 1917. Đến năm 1920, giá trị giải thưởng giảm hơn 30% giá trị do điều chỉnh lạm phát.

Mọi thứ lại tăng trở lại và đến cuối thập kỷ,đạt lại 50% giá trị ban đầu. Nó nhanh chóng tăng 60% vào giữa những năm 1930 trước khi giảm xuống dưới 30% trong Thế chiến thứ hai. Giải thưởng vẫn ở mức hoặc thấp hơn một phần ba giá trị ban đầu của nó trong những năm 1960.

Thật đáng kinh ngạc, giải thưởng Nobel sẽ không đạt được 100% giá trị ban đầu của nó cho đến đúng 90 năm trôi qua vào năm 1991. Sau đó, nó tăng lên và tăng lên cho đến khi đạt đỉnh 144% giá trị năm 1901 vào năm 2001. Kể từ năm 1991, giải thưởng đã giảm xuống dưới 100% giá trị ban đầu chỉ 5 lần – các năm liên tiếp từ 2012-2016 – nhưng chưa bao giờ giảm xuống dưới 97%.

Người đoạt giải Nobel đầu tiên

Giải Nobel đầu tiên được trao tại Stockholm, Thụy Điển, cho các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình vào ngày 10/12/1901. Buổi lễ diễn ra vào dịp kỷ niệm 5 năm ngày mất của Alfred Nobel, nhà phát minh ra thuốc nổ người Thụy Điển. Mặc dù Nobel không đưa ra lý do công khai nào về việc ông tạo ra giải thưởng, nhưng nhiều người tin rằng ông làm vậy vì hối tiếc về mặt đạo đức đối với việc các phát minh của mình ngày càng gây chết người trong chiến tranh.Giải Nobel đầu tiên được trao vào năm 1901. Giải Hòa bình năm đó được chia cho người Pháp Frédéric Passy và người Thụy Sĩ Jean Henry Dunant. Còn giải Hóa học dành cho Jacobus Henricus van ‘t Hoff, người Hà Lan với các định luật động học hóa học và áp suất thẩm thấu, Văn học trao cho tác giả Pháp Sully Prudhomme, Vật lý là Wilhelm Conrad Röntgen người Đức với phát hiện ra tia X, Y sinh học là người Đức Emil von Behring với giải pháp trị liệu huyết thanh.

Giải thưởng Nobel được trao cho bao nhiêu lĩnh vực?

Giải thưởng Nobel được trao cho 6 lĩnh vưc: Vật lý, Hóa học, Y sinh, Văn học, Kinh tế và Hòa Bình.

Nobel là ai

Alfred Nobel, tên đầy đủ là Alfred Bernhard Nobel, [sinh ngày 21/10/1833, Stockholm, Thụy Điển – mất ngày 10/12/1896, San Remo, Ý], nhà hóa học, kỹ sư và nhà công nghiệp người Thụy Điển, người đã phát minh ra thuốc nổ và các loại thuốc nổ mạnh hơn và cũng là người thành lập giải thưởng Nobel.

Nobel là gì

Nobel là giải thưởng được trao thường niên cho những người mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại.

Quỹ Nobel có bao nhiều tiền

Thành lập ngày 29/6/1900, tính đến ngày 31/12/2015, tài sản do Tổ chức Nobel quản lý lên đến 4.065 tỉ kronor [khoảng 443 triệu đô la Mỹ tính đến ngày 12/12/2016].

Việt Nam đoạt giải Nobel Y học

Đây là tin giả

Tại sao không có giải Nobel Toán học?

Nobel không tạo ra một giải thưởng về toán học đơn giản vì ông không đặc biệt quan tâm đến toán học hoặc khoa học lý thuyết. Di chúc của ông nói về giải thưởng cho những “phát minh hoặc khám phá” có lợi ích thiết thực lớn nhất cho nhân loại. [Có thể vì vậy, giải thưởng vật lý đã được trao cho những công trình thực nghiệm thường xuyên hơn nhiều so với những tiến bộ trong lý thuyết].

Video liên quan

Chủ Đề