Giải bài tập văn 8 chiếc lá cuối cùng

Bài soạn lớp 8: Chiếc lá cuối cùng

Hướng dẫn soạn bài: Chiếc lá cuối cùng - O hen ri - Trang 86 sgk ngữ văn 8 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

Nội dung bài gồm:

  • Tìm hiểu chung tác phẩm
  • Câu 1: Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương ...
  • Câu 2: Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men ...
  • Câu 3: Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu ...
  • Câu 4: Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri, ...

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

  • O Hen-ri [ 1862 1910 ], là nhà văn người Mĩ, chuyên viết truyện ngắn.
  • Truyện của ông thường nhẹ nhàng và tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả.

2. Tác phẩm:

  • Thể loại: truyện ngắn
  • Vị trí đoạn trích: phần cuối của "Chiếc lá cuối cùng"
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: Từ đầu đến kiểu Hà Lan=>Giôn-xi đợi cái chết
    • Phần 2: Tiếp đó đến vịnh Na-plơ =>Giôn-xi vượt qua cái chết
    • Phần 3: Đoạn còn lại =>Kiệt tác của cụ Bơ-men
  • Tóm tắt văn bản:

Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thuờng xuân bên kia cửa sổ rụng xuống. Cô nghĩ rằng khi đó cô sẽ chết. Nhung qua một buổi sáng và một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng đó vẫn không rụng. Diều đó khiến Giôn-xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu đã nói cho Giôn-xi biết chiếc lá cuối cùng không rụng ấy chính là bức tranh do cụ Bơ-men đã bí mật vẽ trong đêm mua gió. Và cụ đã qua đời vỡ sung phổi .

Câu 1: Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương ...

Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thươngvà hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi? Tại sao nhà văn bỏ qua không kể lại việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong dêm mưa tuyết? Vì sao có thể nói Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác?

Trả lời:

  • Những chi tiết trong văn bản nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi :
    • Khi nghe Xiu kể về ý nghĩ kì quặc của Giôn-xi [đếm những chiếc lá trên cây thường xuân chờ khi chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô ấy cũng buông xuôi lìa đời], cụ Bơ-men đã mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng, hét lên sự khinh bỉ, nhạo báng của mình đối với những truyện tưởng tượng ngốc nghếch ấy.
    • Cụ đã cùng Xiu lên thăm Giôn-xi. Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì
    • Cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm lạnh buốt và mưa gió, cụ đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Vẽ xong chiếc lá đó cụ bị sưng phổi, hai ngày sau thì chết.

=>Tình yêu thương cụ dành cho Giôn-xi thật cảm động. Đó là tấm lòng hi sinh cao thượng, quên mình vì người khác.

  • Nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết vì nhà văn muốn tạo nên ấn tượng sâu xa để chiếc lá trở thành bức thông điệp màu xanh.
  • Chiếc lá cuối cùng mà cụ vẽ trên tường là bức tranh kiệt tác vì:
    • Chiếc lá vẽ y như thật.
    • Chiếc lá đã cứu sống được Giôn-xi.
    • Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hi sinh cao thượng.
    • Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt.

Câu 2: Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-men ...

Tìm bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-mencho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Nếu Xiu được biết thì truyện có bớt sức hấp dẫn không? Vì sao?

Trả lời:

Bằng chứng để khẳng định Xiu không hề biết cụ Bơ-mưn cho biết ý định vẽ chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng là:

  • Trước đó, hai người không nói năng gì khi cụ Bơ- men làm mẫu cho Xiu vẽ
  • Khi Giôn-xi đòi kéo mành lên, Xiu làm theo một cách chán nản
  • Xiu cũng ngạc nhiên như chính Giôn- xi ngạc nhiên khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn còn sau đêm mưa gió
  • Chỉ khi bác sĩ nói Xiu mới biết cụ Bơ- men ốm

=> Nếu Xiu được biết thì truyện sẽ không còn sức hấp dẫn và bất ngờ nữa. Điều này còn cho độc giả thấy được sự quan tâm, lo lắng, chăm sóc, tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi.

Câu 3: Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiu ...

Thử hình dung tâm trạng căng thẳng của Giôn-xi, của Xiuvà của bạn học khi hai lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Trả lời:

  • Nguyên nhân khiến tâm trạng của Giôn-xi hồi sinh là sự hiện diện của chiếc lá. Cô đã tin rằng chiếc lá mỏng manh kia vẫn chống chọi được trước bão tố, dũng cảm kiên cường bám lấy cuống lá trong mưa giông. Điều đó đã hâm nóng trái tim yếu đuối giá lạnh của cô, niềm ham sống mãnh liệt từ chiếc lá đã truyền sang Giôn-xi
  • Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu, không cho Giôn-xi nói gì thêm. Bởi có lẽ cô đang xúc động, mọi ngôn ngữ lúc này đều trở nên thừa thãi trước sự hi sinh thầm lặng cao cả của cụ Bơ-men.

Câu 4: Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri, ...

Chứng minh truyện Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri,qua trích đoạn này được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho bạn đọc.

Trả lời:

Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:

  • Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh
  • Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.

=> Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc.

Chia sẻ bài viết

Zalo
Facebook

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 8

Soạn bài môn văn lớp 8 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 8, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo
  • Bài soạn lớp 8: Tôi đi học
  • Bài soạn lớp 8: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ
  • Bài soạn lớp 8: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
  • Bài soạn lớp 8: Trong lòng mẹ
  • Bài soạn lớp 8: Trường từ vựng
  • Bài soạn lớp 8: Bố cục của văn bản
  • Bài soạn lớp 8:Tức nước vỡ bờ
  • Bài soạn lớp 8: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
  • Bài soạn lớp 8: Lão Hạc
  • Bài soạn lớp 8: Từ tượng hình, từ tượng thanh
  • Bài soạn lớp 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản
  • Bài soạn lớp 8: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
  • Bài soạn văn 8: Tóm tắt văn bản tự sự
  • Bài soạn lớp 8: Trợ từ, thán từ
  • Bài soạn lớp 8: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
  • Bài soạn lớp 8: Đánh nhau với cối xay gió
  • Bài soạn lớp 8: Tình thái từ
  • Bài soạn lớp 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Bài soạn lớp 8: Chiếc lá cuối cùng
  • Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương
  • Bài soạn lớp 8: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
  • Bài soạn lớp 8: Hai cây phong
  • Bài soạn lớp 8: Nói quá
  • Bài soạn lớp 8: Ôn tập truyện kí Việt Nam
  • Bài soạn lớp 8: Thông tin về ngày Trái đất năm 2000
  • Bài soạn lớp 8: Nói giảm nói tránh
  • Bài soạn lớp 8: Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả và biểu cảm
  • Bài soạn lớp 8: Câu ghép
  • Bài soạn lớp 8: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
  • Bài soạn lớp 8: Câu ghép [tiếp theo]
  • Bài soạn lớp 8: Phương pháp thuyết minh
  • Bài soạn văn 8: Bài toán dân số
  • Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
  • Bài soạn lớp 8: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh
  • Bài soạn lớp 8: Chương trình địa phương [phần văn]
  • Bài soạn lớp 8: Dấu ngoặc kép
  • Bài soạn lớp 8: Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng
  • Bài soạn văn 8: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
  • Bài soạn lớp 8: Đập đá ở Côn Lôn
  • Bài soạn lớp 8: Ôn luyện về dấu câu
  • Bài soạn lớp 8: Thuyết minh về một thể loại văn học
  • Bài soạn lớp 8: Muốn làm thằng cuội
  • Bài soạn lớp 8: Ôn tập và kiểm tra tiếng Việt
  • Bài soạn lớp 8: Hai chữ nước nhà
  • Bài soạn lớp 8: Hoạt động ngữ văn - Làm thơ bảy chữ
  • Bài soạn lớp 8: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút [1 tiết], đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2021 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

  • Tài liệu Dạy - học Toán 8
  • SBT Toán lớp 8
  • Vở bài tập Toán 8
  • SGK Toán lớp 8

Vật Lý

  • Tài liệu Dạy - học Vật lí 8
  • SBT Vật lí lớp 8
  • Vở bài tập Vật lí 8
  • SGK Vật lí lớp 8
  • Giải môn Vật lí lớp 8

Hóa Học

  • Tài liệu Dạy - học Hóa học 8
  • SBT Hóa lớp 8
  • Vở bài tập Hoá học 8
  • SGK Hóa lớp 8
  • Giải môn Hóa học lớp 8

Sinh Học

  • SBT Sinh lớp 8
  • Vở bài tập Sinh học 8
  • SGK Sinh lớp 8
  • Giải môn Sinh học lớp 8

Tin Học

  • SGK Tin học lớp 8

Công Nghệ

  • SGK Công nghệ 8

GDCD

  • SBT GDCD lớp 8
  • Bài tập tình huống GDCD 8
  • SGK GDCD lớp 8
  • Giải môn Giáo dục công dân lớp 8

Ngữ Văn

  • SBT Ngữ văn lớp 8
  • Tác giả - Tác phẩm văn 8
  • Văn mẫu lớp 8
  • Vở bài tập Ngữ văn lớp 8
  • Soạn văn 8 chi tiết
  • Soạn văn 8 ngắn gọn
  • Soạn văn 8 siêu ngắn
  • Bài soạn văn lớp 8 siêu ngắn
  • Bài soạn văn 8
  • Bài văn mẫu 8

Tiếng Anh

  • SGK Tiếng Anh lớp 8
  • SBT Tiếng Anh lớp 8 mới
  • Vở bài tập Tiếng Anh 8
  • SGK Tiếng Anh lớp 8 Mới

Lịch Sử

  • SBT Lịch sử lớp 8
  • Tập bản đồ Lịch sử lớp 8
  • SBT Lịch sử lớp 8
  • VBT Lịch sử lớp 8
  • SGK Lịch sử lớp 8
  • Giải môn Lịch sử lớp 8

Địa Lý

  • Tập bản đồ Địa lí lớp 8
  • SBT Địa lí lớp 8
  • VBT Địa lí lớp 8
  • SGK Địa lí lớp 8
  • Giải môn Địa lí lớp 8

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

  • Âm nhạc và mỹ thuật lớp 8

Video liên quan

Chủ Đề