Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Lời chào và lời xin lỗi là một phần vô cùng quan trọng trong văn hóa ứng xử của những công dân toàn cầu nói chung và người Việt Nam nói riêng. Hiểu được vai trò của hai lời nói dù giản dị nhưng lại mang sức mạnh lớn lao này, CLB Giao tiếp (ROV) đã lên ý tưởng, thiết kế nội dung để các tập thể lớp tổ chức buổi sinh hoạt với chủ đề “Lời chào - Lời xin lỗi trong văn hoá ứng xử”. Qua buổi sinh hoạt này, học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành đã thấm thía sâu sắc ý nghĩa của những lời chào và lời xin lỗi đầy chân thành trong cuộc sống quanh ta.

Trong giờ sinh hoạt, các thành viên của lớp tham gia hoạt động mở đầu với trò chơi “Đi tìm đại sứ NTT”. Trò chơi được chia làm hai phần, bao gồm “Phần thi hiểu biết” và “Phần thi ứng xử”. Các câu hỏi về tình huống thực tế liên quan đến lời cảm ơn và xin lỗi lần lượt được đưa ra, thu hút sự chú ý và sự tham gia nhiệt tình, sôi nổi của các học sinh. Bầu không khí lớp học trở nên sôi động và vui vẻ hơn khi ai nấy cũng đều háo hức và hào hứng thảo luận để đưa ra được những câu trả lời phù hợp nhất.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Các lớp học sôi nổi với những ý kiến thú vị liên tục được đưa ra trong trò chơi “Đi tìm đại sứ NTT”

Thông qua trò chơi, học sinh đã nêu lên quan điểm của mình về các tình huống liên quan đến lời cảm ơn - lời xin lỗi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Những câu trả lời về cách ứng xử hợp tình, hợp lí nhất được ghi nhận, từ đó giúp các bạn nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của hai câu nói vốn tưởng như giản đơn ấy.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Sau khi trao đổi, thảo luận, học sinh đã khẳng định lời xin lỗi tuy giản dị nhưng thể hiện tình cảm chân thành lớn lao

Không chỉ bàn về tầm quan trọng và ý nghĩa của hai lời xin chào - xin lỗi, các học sinh còn tìm hiểu về thời điểm và cách thức bày tỏ lòng mình trong các tình huống hàng ngày. Điều này sẽ giúp chúng ta tận dụng tối đa sức mạnh lớn lao của hai câu nói ấy, khiến cuộc sống xung quanh trở nên tươi đẹp hơn, góp phần xây dựng một xã hội tràn đầy sự quan tâm, đồng cảm và bao dung.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Học sinh hào hứng trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của lời chào, lời xin lỗi trong cuộc sống

Có thể nói, lời chào và lời xin lỗi chân thành đại diện cho cách ứng xử văn minh, lịch sự của con người, cũng là một trong những nét đẹp tinh hoa của văn hóa đất Việt. Việc nói tiếng chào và lời tạ lỗi có khả năng lan tỏa sự đồng cảm, quan tâm của chúng ta tới người khác, giúp gắn kết trái tim, tạo thành tiếng nói chung của một xã hội ngập tràn tình thương yêu và niềm hạnh phúc. Chắc chắn, sau tiết sinh hoạt với chủ đề “Lời chào - lời xin lỗi trong văn hóa ứng xử”, học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành sẽ sử dụng hai tiếng xin chào - xin lỗi chân thành trong những hoàn cảnh phù hợp để tạo nên bản hòa ca ấm áp của một thế giới hòa bình, tươi đẹp.

Ở ngưỡng cửa đầu đời, từ độ 2 đến 3 tuổi các con đã bắt đầu ý thức được những hành vi, cử chỉ của mọi người xung quanh và học theo rất nhanh. Đây được xem là giai đoạn quan trọng bố mẹ cần tập trung để hình thành nên tư duy và tính cách của trẻ sau này! Ngoài việc, tìm kiếm ngôi trường để gửi trẻ uy tín, chất lượng hay áp dụng những món ăn ngon, dinh dưỡng để con phát triển toàn diện; thì hình thành nên nhân cách - hành vi ứng xử của con tại lứa tuổi này rất quan trọng đấy bố mẹ ạ!

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Bên cạnh những bài học, sự giảng dạy của các cô ở trường học, bố mẹ vẫn có thể trở thành người hướng dẫn con cách ứng xử, hành vi trong giao tiếp ngay tại nhà. Thông qua những hành động, sự việc hành vi của chúng ta trong sinh hoạt tại nhà, đó cũng sẽ là một ví dụ, một bài học giúp con tiếp thu và hoàn thiện kỹ năng ứng xử, hành vi cư xử của con khi gặp những sự việc tương tự như thế trong cuộc sống hằng ngày.

Có rất nhiều bài học về ứng xử, về kỹ năng giao tiếp hay hành động của con trẻ trong những tháng năm đầu đời. Ngày hôm nay, Mitsuba muốn gửi đến bố mẹ những chia sẻ về bài học “cùng con vận dụng nói lời cảm ơn và xin lỗi” trong cuộc sống này nhé.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường cộng đồng, có sự gắn bó và phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. Vì thế, ngay từ khi còn bé các con cần được bố mẹ hình thành nên kỹ năng ứng xử: “Phải nói lời cảm ơn và xin lỗi” từ những sự việc sẽ gặp trong cuộc sống như sau:

1. Con trẻ phải biết nhận lỗi hoặc biết cảm ơn đúng lúc

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Bố mẹ cần hướng dẫn con cách sử dụng 2 câu từ này đúng lúc đúng chỗ để đảm bảo lịch sự và giá trị trong khi giao tiếp. Khi trẻ mắc lỗi và biết xin lỗi người khác hoặc trẻ được một ai đó tặng quà, giúp đỡ mà trẻ biết nói lời cảm ơn chân thành.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Bố mẹ có thể chia sẻ với con bất cứ ai đều có những lỗi lầm nhưng nếu chúng ta dám nhận lỗi và xin lỗi thì vô cùng dũng cảm, chứng tỏ con trưởng thành và con sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn trong tương lai.

2. Nói tròn câu khi cảm ơn hoặc xin lỗi

Lời “cảm ơn” và “xin lỗi” vô cùng quan trọng trong các tình huống giao tiếp trong cuộc sống. Trong thực tế, nhiều người cho rằng: chỉ cần nhìn vào một người có hay nói hai câu từ “cảm ơn và xin lỗi” không thì họ sẽ đoán được người đó như thế nào.

Nên ngoài việc bố mẹ dạy con biết nói “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng lúc thì, đừng quên cho con biết rằng: con cần nói tròn câu, có kính ngữ để thể hiện sự tôn trọng, chân thành nhất.

Ví dụ như ông bà cho cháu kẹo thì cháu phải nói: “con cảm ơn ông bà” chứ không thể chỉ nói “cảm ơn”.

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

3. Đặt tình huống để con nhận biết và ứng xử đúng

Dạy con nói “cảm ơn” hay “xin lỗi” thông qua những tình huống giả định đem lại kết quả khá cao. Bố mẹ có thể ngồi trò chuyện với con và đưa ra những câu hỏi tình huống như: Nếu ai đó trả con món đồ con vừa làm rơi thì con sẽ nói câu gì? Nếu vào ngày sinh nhật, bạn bè tặng quà cho con con sẽ nói gì? Khi con chẳng may làm bẩn vở của bạn, con sẽ nói gì? Khi con ham chơi, không chịu học bài thì con sẽ nói gì với bố mẹ…?

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Bố mẹ hãy sử dụng những tình huống gần gũi với cuộc sống hằng ngày để con dễ dàng áp dụng mọi lúc nhé!

4. Để con học ứng xử tốt, trước hết bố mẹ phải là tấm gương của con

Giá trị của lời xin lỗi và cảm ơn năm 2024

Bố mẹ không thể nào bắt con làm một việc gì khi mà chính bố mẹ cũng không làm được điều đó. Nhiều người lớn cứ nghĩ trẻ còn nhỏ không biết gì nhưng thật ra trẻ rất hay quan sát bố mẹ và có xu hướng làm theo, nói những lời bố mẹ hay nói. Nếu bố mẹ thường xuyên nói “cảm ơn” và “xin lỗi” thì cũng sẽ hình thành thói quen tốt đó cho con nhỏ. Vì vậy, bố mẹ hãy cùng con nói lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống này nhé!

Khi nào cần nói lời cảm ơn và xin lỗi?

Từ khi bập bẹ biết nói, biết nhận thức, chúng ta đã được cha mẹ, người lớn dạy nói lời cám ơn khi nhận được quà, xin lỗi khi làm hỏng đồ của người lớn. Lớn lên đến trường, thầy cô giáo dạy biết nói lời cám ơn khi được sự giúp đỡ, xin lỗi khi mắc sai lầm.

Giá trị của lời xin lỗi là gì?

Giá trị của lời xin lỗi rất lớn, giúp gắn kết con người lại với nhau. Một lời xin lỗi đơn giản cũng đủ làm cho người khác thiện cảm hơn về bạn. Những sai lầm không đáng kể, người khác chỉ muốn chúng ta tự nhận lỗi, không phải trách móc. Lời xin lỗi mang lại lòng tin và sự tôn trọng.

Lời xin lỗi có nghĩa là gì?

Mục đích của xin lỗi là nói chung xin được tha thứ, hòa giải và khôi phục quan hệ giữa con người với nhau liên quan đến một hay nhiều tranh cãi.

Tại sao chúng ta phải nói lời cảm ơn?

Nói lời cảm ơn thể hiện một cách cư xử có văn hóa, đây là hành vi lịch sự trong quan hệ xã hội, trong mối quan hệ với cộng đồng. Trong nhiều vấn đề, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.