Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. Xin hỏi BS liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ?

Thưa BS,Em 24 tuổi, 1 tháng trước em bị gãy đốt 1 ngón 1 bàn tay trái, vết gãy không hở, không tụ máu hay xước da, ngay lập tức em đến BV và người ta bó bột mà không nắn lại chỗ gãy, hẹn 4 tuần sau tới tháo bột.Hôm nay em tới tháo bột và chụp lại thì thấy tình hình xấu đi, tay vẫn sưng và vết gãy có vẻ di lệch hơn trước. BS khám nói xương em không can được chút nào, có lẽ do bó bột lỏng, khuyên em tới BV Việt Đức phẫu thuật.Em đi khám tư nhân, BS kết luận là khớp gần móng tay em sẽ bị hạn chế co duỗi vì xương đã xùi lên, đồng thời họ nắn tay và nói là phần 2 đầu xương gãy đã dính một chút, vì khi nắn em không đau, không thể nắn được nữa. Sau đó em được BS bó cao và cho về, hẹn 1 tuần sau kiểm tra. Hiện em rất hoang mang.AloBacsi ơi, liệu em cố định tay thêm một thời gian và đắp thuốc hay nên mổ ạ? Em đang đắp thuốc và cố định tay. Em xin gửi hình phim X-quang một tháng trước và hiện tại.

Xin chân thành cảm ơn BS. (Nguyễn Toàn - toanthuy…@gmail.com)

Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Toàn thân mến,Qua lời kể của em thì ổ gãy xương ở ngón 1 hơn 4 tuần mà vẫn chưa can xương nhiều. Trên phim X-quang ổ gãy còn di lệch, việc cố định thêm một thời gian nữa cũng có thể có can xương nhưng sẽ không thẳng trục và di lệch (ngón tay sẽ bị cong, không được thẩm mỹ).Tốt hơn hết em nên sớm gặp các BS chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để xin phẫu thuật, em nhé.

Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Đình PhúPhó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115

Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

Đọc nhiều nhất

  • Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

  • Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

  • Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

  • Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

Tin mới nhất

  • Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

TỔNG ĐÀI ĐẶT LỊCH KHÁM BỆNH

Bó bột là hình thức cố định chi trong các trường hợp gãy xương, trật khớp hoặc chấn thương phần mềm. Sau một thời gian nhất định, chúng ta cần thực hiện việc tháo bột để cơ thể trở lại trạng thái bình thường và bắt đầu quá trình tập phục hồi vận động. Vậy bó bột là gì? Thời gian tháo bột khi gãy xương sau bao lâu là tốt nhất? Những điều cần biết về bệnh nhân bó bột tại nhà?

Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột

1. Bó bột là gì?

Sau khi xương bị gãy, vị trí xương này cần được nghỉ ngơi và hỗ trợ đúng cách để lành lại. Tùy từng trường hợp, Bác sĩ có thể dùng phương pháp bó bột để bảo vệ vị trí xương bị tổn thương. Đây là phương pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển; thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm; ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt cơ bắp, hạn chế tổn thương thêm.

Một số trường hợp, bó bột tròn kín sẽ được hoán cải thành nẹp bột hở nếu người bệnh gặp chấn thương và có phẫu thuật để tiện chăm sóc vết mổ.

Bó bột có nhiều kiểu hình dạng và kích cỡ, nhưng 2 loại vật liệu phổ biến nhất được sử dụng là thạch cao (màu trắng) và sợi thủy tinh (có nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng).

Bên trong lớp bột sẽ có lớp bông lót và các vật liệu tổng hợp khác nhằm tạo độ mềm mại, hạn chế kích ứng da khó chịu. Dưới lớp bột bằng sợi thủy tinh thường có lớp lót chống thấm đặc biệt phòng trường hợp bị ướt.

Tuy có thể khiến người bệnh không thoải mái và thậm chí có phần cồng kềnh; nhưng bó bột lại là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong điều trị gãy xương.

2. Thời gian tháo bột khi gãy xương sau bao lâu là tốt nhất?

Thời gian bó bột phụ thuộc vào thời gian lành xương và mô mềm xung quanh. Tùy vào xương gãy, vị trí gãy, mức độ gãy và các yếu tố kèm theo như tổn thương mô mềm xung quanh, tình trạng dinh dưỡng, bệnh lý nền… mà có thời gian lành xương khác nhau. Thời gian sẽ dao động vì phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Ở tình trạng sức khỏe tốt, thời gian tháo bột theo vị trí xương gãy có thể tham khảo theo bảng sau:

Vị trí xương gãyThời gian bó bột (Người lớn)Thời gian bó bột (Trẻ em <10 tuổi)
Xương ngón tay4-6 tuần2-3 tuần
Xương bàn tay4-6 tuần2-3 tuần
Xương thuyền8-12 tuần8-10 tuần
Khối xương tụ cốt4-6 tuần2-3 tuần
Xương trụ4-6 tuần3-4 tuần
Xương quay4-6 tuần3-4 tuần
Xương cánh tay4-6 tuần3-4 tuần
Xương đòn4 tuần2-3 tuần
Xương bả vai4 tuần2-3 tuần
Xương cột sống6-8 tuần4-6 tuần
Xương chậu6-8 tuần4-6 tuần
Xương đùi8-10 tuần4-6 tuần
Xương chày8-10 tuần4-6 tuần
Xương sên6-8 tuần4-6 tuần
Xương gót6-8 tuần4-6 tuần
Xương bàn chân4-6 tuần2-3 tuần
Xương ngón chân4-6 tuần2-3 tuần

3. Phát hiện và phòng tránh các biến chứng khi bó bột

3.1 Chèn ép bột

Trong thời gian 24-72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại. Nếu bột chặt quá mức không được nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột dẫn đến thiếu máu nuôi chi. Điều này có thể gây hoại tử chi hoặc mất chức năng chi. Do vậy, giảm sưng nề trong 24-72 giờ đầu rất quan trọng.

Các dấu hiệu của chèn ép bột:

– Đau tức phần chi được bó bột, cảm giác bột càng ngày càng bó chặt.

– Tê bì bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân (đầu chi).

– Đau rát bỏng như kim châm đầu chi.

– Đầu chi tím, lạnh, sưng nề tăng dần.

– Mất vận động chủ động đầu chi.

Khi xuất hiện các biểu hiện trên, người bệnh cần phải đến ngay cơ sở y tế gần nhà để nới rộng bột.

Các biện pháp giúp giảm sưng nề sau bó bột:

– Kê cao chi giúp máu trở về tim được dễ dàng.

– Tập gồng cơ trong bột, tập vận động chủ động đầu chi.

– Chườm đá: Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.

3.2 Viêm loét da

Viêm loét tại các vị trí tỳ đè của bột. Biểu hiện lâm sàng là đau tại vị trí tỳ đè, có dịch thấm qua bột, mùi hôi, người bệnh có thể có sốt. Khi có các biểu hiện trên cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để xử lý.

2.3 Lỏng bột

Người bệnh cảm thấy bột di chuyển khi cử động. Khi lỏng bột cần phải thay bột tránh di lệch thứ phát.

4. Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bó bột

Các bước theo dõi và chăm sóc sau bó bột gãy xương giúp hỗ trợ chữa lành tổn thương, hạn chế biến chứng:

Giữ gìn vệ sinh:

Lau sạch đầu chi và giữ cho bột sạch sẽ. Bất động vùng bị thương đến khi bột khô và cứng hoàn toàn.

Theo dõi sau bó bột:

Trong 72 giờ đầu, theo dõi biểu hiện trên chi (mức độ sưng nề, màu sắc của da, cảm giác ở đầu chi). Nếu đầu chi bầm tím, mất cảm giác hoặc tê bì, cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý đúng cách.

Đi lại trên bột:

Trường hợp gãy cẳng chân hoặc gãy bàn chân có thể được phép đi lại trên bột. Tuy nhiên không đi ngay sau khi bó bột để tránh làm hỏng bột. Cần chờ ít nhất 2 – 3 ngày đối với bột thạch và 1 giờ đối với bột thủy tinh.

Dùng các biện pháp giảm sưng để tránh chèn ép bột:

– Kê cao chi bị thương: Kê chi bó bột cao hơn tim để máu về tim dễ dàng. Từ đó tránh hiện tượng sưng nề khiến bột bó chặt dẫn đến căng tức.

– Chườm đá: Đặt túi đá lên bột tại vị trí tổn thương giúp giảm sưng đau hiệu quả.

– Tập vận động: Tập gồng cơ, vận động lên cơ trong bột. Đồng thời tập vận động đầu chi (vùng không bó bột).

Giữ cho bột luôn khô ráo:

Luôn giữ cho bột luôn khô ráo, tránh để bột ẩm thấp hoặc ẩm vì nước có thể thấm vào da gây ra tình trạng kích ứng da.

Không gãi ngứa bằng vật nhọn:

Nếu bị ngứa dưới da, không dùng những vật có đầu nhọn và cứng luồn vào trong để gãi ngứa. Bởi điều này có thể gây viêm và làm tổn thương da.

Cắt bột:

Tháo bột đúng lịch hẹn của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý cắt bỏ bột. Bởi điều này có thể gây lệch xương nếu xương chưa liền hoặc gây tổn thương. Quá trình tháo bột phải do nhân viên y tế thực hiện với dụng cụ chuyên dụng.

Ăn uống đủ chất:

Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng với các thực phẩm lành mạnh. Đặc biệt nên bổ sung canxi và vitamin D với hàm lượng khuyến cáo. Cả hai thành phần dinh dưỡng này đều tham gia vào quá trình xây dựng xương, thúc đẩy xương gãy liền lại. Canxi và vitamin C có nhiều trong sữa, trứng, thịt nạc, nấm, các loại rau xanh, các loại đậu, hạt, bông cải xanh, nước cam, sữa chua…

Tập luyện:

Tình trạng teo cơ, cứng khớp thường xảy ra sau khi tháo bột. Để tăng cường khối lượng và sức cơ, người bệnh cần tập phục hồi chức năng. Ngoài ra tập luyện cũng rất quan trọng đối với quá trình phục hồi biên độ vận động của khớp và tính linh hoạt. Sau một thời gian luyện tập người bệnh có thể vận động bình thường.

Thăm khám:

Thăm khám lại và chụp X-quang theo lịch đã hẹn của bác sĩ.

Gãy xương ngón tay bao lâu thì tháo bột
Kê cao vị trí bó bột để hạn chế phù nề

5. Những trường hợp nào nên có thời gian tháo bột sớm?

Ta cần tháo sớm trong các trường hợp có biến chứng như chèn ép bột, viêm loét da, nhiễm khuẩn vùng bó, hỏng bột, vỡ bột, lỏng bột, bột không cố định tốt làm xương di lệch chậm liền…vv. Sau khi tháo, tùy tình hình bác sĩ có thể xem xét bó bột lại hoặc không, hoặc có thể chuyển sang phương pháp cố định khác.

Những trường hợp ở trẻ em, xương liền nhanh nên tháo bột sớm hơn người lớn.

Những trường hợp bó bột cố định cả khớp lâu ngày, có nguy cơ cứng khớp nên tháo bột sớm.

6. Trường hợp nào nên có thời gian tháo bột muộn?

Khi xương chậm liền và tiên lượng xương sẽ liền thêm nếu để lại bột thì nên tháo bột muộn hơn bình thường. Hay gặp ở người già, người dinh dưỡng kém, thiếu canxi…

7. Tháo bột sớm không đúng chỉ định có sao không?

Khi tháo bột sớm hơn khuyến cáo, xương vẫn chưa liền hẳn. Hai đầu xương gãy sẽ không còn bộ khung định hướng quá trình liền. Khả năng chịu lực của xương chưa đảm bảo. Người bệnh sẽ đối mặt một số nguy cơ như gãy xương lại, hai đầu xương di lệch, xương chậm liền, khớp giả…

8. Tháo bột quá muộn thì như thế nào?

Khi bó bột quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ cứng khớp của các khớp bị cố định trong bột. Bệnh nhân không vận động vùng cơ lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ, giảm khả năng hoạt động, giảm khả năng kháng trở với lực nặng.

Bó bột là phương pháp điều trị gãy xương phổ biến và quan trọng. Quá trình bó và mang bột cần được thực hiện chính xác. Bó bột đúng và theo dõi sát góp phần quan trọng vào phục hồi xương gãy. Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn sức khỏe về các bệnh cơ xương khớp, xin hãy liên hệ với Bác sĩ Luân; Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Bác sĩ Nguyễn Văn Luân