Gà xuất nên làm loại gà bao nhiêu kg

Sống ở chung cư nên chị Nguyễn Loan (Mỹ Đình, Hà Nội) có thói quen tham gia các trang mạng xã hội của cộng đồng cư dân chung cư để mua bán hàng hóa. Gần đây, nhiều tài khoản trên các trang mạng này đã rao bán gà ri với giá rất rẻ, chỉ khoảng 40-50 nghìn đồng/kg nguyên lông và khoảng 60-65 nghìn đồng/kg làm sạch, mỗi con cân nặng từ 1,2-2,2 kg/con.

“Tò mò vì giá rẻ giật mình, tôi đã mua về dùng thử và thấy đây hoàn toàn là gà tươi, được làm sạch sẽ, còn nguyên lòng mề, chứ không phải loại gà đông lạnh. Thịt gà ngọt và mềm, rất thích hợp để nấu lẩu hay rang nên nhà tôi rất thích và thường xuyên mua sử dụng”, chị Loan cho hay.

Trao đổi với một tài khoản facebook có tên Hoàng Nguyễn chuyên bán gà ri giá rẻ, anh cho biết, gà ri giá rẻ hoàn toàn không phải là gà thải loại hoặc gà nhập khẩu đông lạnh từ nước ngoài về mà là giống gà ri nhưng được nuôi với quy mô công nghiệp.

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nhiều nông dân đã chuyển sang nuôi gà, làm tăng sản lượng đàn gà và giảm giá. “Một phần nguồn gà của tôi là do bố mẹ tôi nuôi ở dưới quê, gửi lên nhờ bán hộ. Phần khác được tôi thu gom từ các hộ dân ở vùng ngoại thành Hà Nội. Tôi bảo đảm đây là gà tươi, chỉ thịt khi có khách đặt, trả đủ khách từ thịt, đầu, chân, lòng mề… Mỗi ngày tôi bán cả nghìn con gà, chủ yếu cho các quán ăn, nhà hàng. Nhưng gần đây, nhiều người dân cũng chọn mua loại gà này vì giá rẻ, dễ chế biến. Chỉ cần đăng lên các trang mạng xã hội sẽ tiêu thụ rất nhanh”, anh Hoàng Nguyễn chia sẻ.

Gà ri nuôi theo kiểu công nghiệp chỉ khoảng 3 tháng sẽ xuất bán một lứa. Còn giống gà ri thuần chủng nuôi theo kiểu thả vườn là loại khác, thời gian nuôi có thể lên đến 5-6 tháng và có giá cao gấp 3,4 lần loại này. Loại gà ri thả vườn cũng không có nhiều do thời gian nuôi dài, phải đặt trước mới có.

Một tài khoản facebook khác tên là Thúy Loan chia sẻ thêm, chúng tôi thường lấy nguồn gà từ chợ gà Hà Vĩ (Thường Tín, Hà Nội). Sau khi khách đặt, chúng tôi làm sạch sẽ xong rồi mới “ship” cho khách hàng. “Do mức giá sau khi làm sạch tương đối “mềm”, thịt gà cũng rất ngon nên rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều khách hàng mua đến 2-3 con để ăn dần hoặc nhiều gia đình ở chung cư mua chung cả chục con gà một lượt. Đợt này, mỗi ngày tôi bán được hàng trăm con gà cho khách lẻ ở các khu chung cư”, chị Thúy Loan cho hay.

Thực tế, theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá thịt gia cầm đang ở mức khá thấp. Nguyên nhân do tổng đàn gia cầm tăng cao hơn so với cùng kỳ khi người dân chuyển từ đàn lợn sang nuôi gà do dịch ta châu Phi khiến nguồn cung dồi dào trong khi sức mua chậm. 11 tháng qua, tổng đàn gia cầm đã tăng 4,1%, trong đó chiếm 80% là gà.

Đơn cử, trong cuối tháng 11 vừa qua, giá gà thịt lông trắng bán ra tại trại tư nhân đã giảm còn dưới 20 nghìn đồng/kg. Giá gà thịt công nghiệp làm sạch đang được các lò đổ sỉ cho các đầu mối với giá trên dưới 35 nghìn đồng/kg, tùy loại. Giá gà thịt lông màu nuôi công nghiệp đang được thương lái thu mua với giá từ 27 nghìn đồng đến trên dưới 40 nghìn đồng/kg tùy vùng. Riêng gà ri loại nuôi thả vườn đang được người nuôi tại các vùng bán cho khách tiêu dùng với giá từ 90.000 đồng đến trên dưới 150 nghìn đồng/kg.

Cũng theo nhiều thương lái, dù thực tế hiện tại nguồn cung gà ri giá rẻ cũng tương đối dồi dào, nhưng người mua cũng cần phân biết loại gà này với gà siêu trứng thải loại cũng được bày bán tràn lan với giá rẻ.

Chị Thúy Loan cho biết, gà ri với gà siêu trứng thải loại có điểm chung là đều có kích cỡ nhỏ, chân nhỏ, thịt xong cung cấp luôn cho người mua, nhưng gà ri thường được bán kèm đầy đủ lòng mề, đầu, chân. Mỏ gà ri cũng dài hơn so với gà siêu trứng và có đủ gà trống, gà mái. Bên cạnh đó, gà ri thường có vị ngọt và thịt mềm hơn hẳn, khác với gà siêu trứng thường dai, xương cứng và ít ngọt hơn. Để tránh mua phải hàng thải loại, người tiêu dùng nên chọn mua tại các địa chỉ quen thuộc, uy tín hoặc những tài khoản được đánh giá cao trên mạng xã hội.

Bà Nguyễn Thị Lạc, chủ trang trại nuôi gà tại Hóc Môn (TP.HCM), cho biết đối với gà thịt chỉ 40 ngày là xuất bán nhưng gà nuôi đẻ khoảng 18 tháng đến 2 năm mới thải loại nên việc sử dụng kháng sinh sẽ nhiều hơn.

Kháng sinh - cấm nhưng vẫn xài?

Tuy nhiên, theo bà Lạc, nếu môi trường nuôi an toàn, có vùng đệm cách li thì gà sẽ ít dịch bệnh, và mức kháng sinh sử dụng cho gà đẻ ít hơn.

Theo ông Trịnh Đăng Khoa, chủ trại gà Đăng Khoa (Đồng Nai), hiện giá vắc xin tiêm cho gà là 200 đồng/con để trị các bệnh liên quan đến vi rút và sau 6-7 tuần tiêm vắc xin một lần.

Còn kháng sinh, theo ông Khoa, là để điều trị và phòng bệnh liên quan vi khuẩn cho gà như đường ruột, hô hấp.

Ông Khoa nói rằng nếu nuôi theo đúng qui chuẩn về thức ăn, có hệ thống lọc nước, vệ sinh chuồng trại tốt thì không có dịch bệnh, không cần dùng nhiều kháng sinh.

Tuy nhiên, ông Khoa thừa nhận nhiều người nuôi có thể dùng kháng sinh bằng cách mua theo ký ở tiệm thuốc thú y về trộn vào thức ăn hoặc nguồn nước uống của gà.

Theo ông Khoa, hiện có từ 4-6 loại kháng sinh thường dùng cho chăn nuôi gà có, giá cả dao động trên dưới 1 triệu đồng/kg tùy loại, dùng cho khoảng 30 tấn gà, tương đương 15.000 con.

Trung bình 45 ngày đến 60 ngày ông Khoa xuất bán 1 lứa khoảng 10.000 con gà đẻ thải loại cho các công ty. Giá cả dao động từ 63.000 đến 68.000 đồng/kg gà sống, cao hơn gấp đôi gà công nghiệp.

Chủ trại gà Đăng Khoa nói thêm rằng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng nên trước khi xuất bán mấy tuần ông không sử dụng kháng sinh lẫn vắc xin.

Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP.HCM, từ 2017 đến nay Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đã cấm sử dụng chất kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia, 15 kháng sinh trong danh mục bị cấm thì 3 loại kháng sinh vẫn được sử dụng trong thức ăn hỗn hợp dành cho gà đẻ trứng giống với liều lượng theo qui định là Bambermycins, BMD và Monensin.

Nhưng trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, chỉ được sử dụng tối đa 2 loại kháng sinh và phải theo căn cứ khoa học.

Gà xuất nên làm loại gà bao nhiêu kg

Một điểm bán gà rao bán "gà mái đẻ" 50.000 đồng/con tại quận Bình Thạnh được nhiều chuyên gia khẳng định là gà thải loại - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục chăn nuôi, cho biết trước đây gà loại thải có nguồn gốc nhiều từ Trung Quốc, gọi là "gà trọc đầu" với giá siêu rẻ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn gà này đã không còn nhập về nhiều.

Ông Dương nhận định rằng loại gà thải loại này có thể không an toàn bằng gà nuôi thịt vì thường sử dụng nhiều kháng sinh hơn.

Dai ngon nhưng có an toàn?

"Ở nhiều nước, gà thải loại chủ yếu dùng làm bột xương, bột thịt sử dụng thức ăn cho động vật", ông Dương cho biết. Trong khi ở Việt Nam nhiều người thích ăn gà này vì thịt dai hơn gà thịt.

Bà Nguyễn Thị An, chuyên gia giống của một công ty tại TPHCM, nói rằng kháng sinh thường sử dụng cho gà 1 tuần tuổi và tăng dần theo thời gian.

Do đó, để an toàn cần phải ngưng sử dụng kháng sinh khoảng 2 tuần trước khi giết thịt để gà đào thải kháng sinh.

Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Tấn Phát, gà thường được nuôi qui mô lớn nên rất khó tiêm cho từng con. Còn vắc xin chủ yếu thuộc dạng chế phẩm sinh học và thường sử dụng cách 4-6 tháng/lần nên không ảnh hưởng nhiều chất lượng thịt gà.

Theo một cán bộ của Cục Thú y, tùy vào liều lượng và thời gian cách ly trước khi xuất bán mà gà có thể nhiễm hoặc không nhiễm kháng sinh.

Hiện theo tiêu chuẩn của Nhật Bản thì tối thiểu 10 ngày trước khi xuất bán không được sử dụng kháng sinh cho gà nhưng ở Việt Nam hiện vẫn chưa có qui định cụ thể nào cho trường hợp này.

"Phần lớn đánh giá cảm tính. Để nói rằng có hay không kháng sinh trong gà thải loại, và có hay không ảnh hưởng người dùng thì cần có cơ sở khoa học", vị này cho biết.

Gà nhiễm kháng sinh có lây sang trứng?

Theo chuyên gia của Cục Thú Y, theo cơ chế thì khi gà nhiễm kháng sinh có thể khiến trứng nhiễm theo.

Tuy nhiên, tùy theo liều lượng kháng sinh sử dụng cho gà ít hay nhiều mà trứng có thể nhiễm, nhiễm ít hoặc không nhiễm, không gây hại cho người.

"Điều này phải kiểm chứng bằng cơ sở khoa học", vị này cho biết.

Theo chi cục Thú y TPHCM, hiện nay công tác kiểm tra gia cầm các chợ được giao cho UBND các quận, huyện nhưng việc lấy mẫu gia cầm chủ yếu diễn ra tại các lò mổ để truy xuất nguốc gốc.

Còn gia cầm bán dọc đường sẽ tiêu hủy sau khi tịch thu, ít khi lấy mẫu kiểm tra do qui mô nhỏ lẻ, không truy xuất được nguồn gốc.

Ngoài ra, mỗi trường hợp lấy mẫu kiểm tra tốn chi phí 550.000 đồng/mẫu giám sát cúm và khoảng 2 triệu đồng/mẫu kháng sinh khó lấy mẫu dàn trải.