Front end framework là gì

Nội dung

  • 1. Front End là gì?
  • 2. Backend là gì?
    • 2.1 So sánh Front End và Back End
    • 2.2 So sánh FrontEnd và Web Design
  • 3. Lập trình viên Full Stack là gì?
  • 4. Tìm hiểu lập trình viên Front end là gì?
    • 4.1 Những kỹ năng cần có của lập trình viên Front End là gì?
      • HTML & CSS
      • JavaScript
      • jQuery
      • JavaScript Frameworks
      • Front End Frameworks
      • Trải nghiệm với Bộ tiền xử lý CSS
      • Trải nghiệm RESTful Services và APIs
      • Thiết kế Web đáp ứng mobile
      • Phát triển trình duyệt chéo
      • Kiểm tra và gỡ lỗi
      • Hệ thống kiểm soát phiên bản và Git
      • Kỹ năng giải quyết vấn đề
    • 4.2 Trách nhiệm của một FrontEnd developer
  • 5. Mức lương của Front End Developer
  • 6. Nên chọn frontend, backend hay fullstack?
  • 7. Học làm frontend developer ở đâu?
  • 8. Lời kết

Front End và Back End là hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong phát triển web. Hai thuật ngữ này đều đóng vai trò quan trọng tương tự nhau.

Vậy BackEnd là gì? Và Front End là gì? Chúng có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Đồng thời, bài viết cũng sẽ cung cấp địa điểm học lập trình cho các bạn hay phân vân việc học lập trình ở đâu TPHCM mà uy tín hiệu quả cao.

Cùng đọc bài viết để biết thêm chi tiết nhé!

1. Front End là gì?

FrontEnd là gì? Đó là phần website mà người dùng tương tác trực tiếp được gọi là FrontEnd. Nó còn được xem là giao diện khách hàng của ứng dụng.

Nó bao gồm những thứ mà người dùng có thể trải nghiệm trực tiếp. Ví dụ như màu sắc, phong cách của văn bản, hình ảnh, đồ thị, các nút, màu sắc và menu điều hướng.

Các ngôn ngữ như HTML, CSS và Javascript được sử dụng để phát triển FrontEnd. Cấu trúc, thiết kế, hành vi và nội dung của những thứ hiển thị trên màn hình trình duyệt khi bạn mở website, ứng dụng web hoặc ứng dụng di động đều do những developer FrontEnd thực hiện.

Khả năng đáp ứng và hiệu suất là 2 mục tiêu chính của FrontEnd. Các developer phải đảm bảo rằng website đáp ứng được mong muốn của khách hàng.

Chẳng hạn như website hiển thị đúng kích thước trên mọi loại thiết bị và không có phần nào bị bể kích thước,

Ngôn ngữ Front End là gì? Phần FrontEnd được xây dựng bằng các ngôn ngữ như: HTML, CSS, JavaScript

Framework và thư viện FrontEnd gồm có AngularJS, React.js, Bootstrap, jQuery, SASS, Semantic-UI, Foundation, Materialize, Backbone.js, Express.js, Ember.js,

2. Backend là gì?

Tiếp theo, tôi sẽ trình bày chi tiết về BackEnd là gì?

Back End chính là phía máy chủ của website. Nó lưu trữ và sắp xếp dữ liệu cũng như đảm bảo mọi thứ ở phía máy khách của website hoạt động hiệu quả. Nó là phần website mà người dùng không thể thấy và tương tác được.

Các phần và đặc điểm được phát triển bởi các nhà thiết kế BackEnd được tiếp cận gián tiếp thông qua ứng dụng FrontEnd.

Các hoạt động, như viết API, tạo các thư viện, làm việc với các thành phần hệ thống mà không có sự tương tác với người dùng hoặc thậm chí là hệ thống lập trình khoa học, đều nằm trong BackEnd.

Ngôn ngữ BackEnd là gì? Chính là phần BackEnd được xây dựng bằng các ngôn ngữ như sau: PHP, C ++, Java, Python, JavaScript, Node.js, C#, Ruby, REST, GO,

Back End Frameworks gồm có Express, Django, Rails, Laravel, Spring,

2.1 So sánh Front End và Back End

Sau khi đã nêu rõ khái niệm frontend là gìback end là gì, tôi sẽ đưa ra sự so sánh giữa 2 thuật ngữ này.

Phát triển Front End và Back End khá khác nhau nhưng chúng vẫn là hai khía cạnh của cùng một tình huống. FrontEnd chính là những thứ mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác. Trong khi đó, BackEnd chính là cách mà mọi thứ hoạt động.

Front End là gì? Chính là phần website mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác, chẳng hạn như giao diện đồ hoạt người dùng [GUI], dòng lệnh bao gồm thiết kế, menu điều hướng, văn bản, hình ảnh, video,

Ngược lại, BackEnd chính là phần website mà người dùng không thể nhìn thấy và tương tác.

Ngôn ngữ được sử dụng cho FrontEnd bao gồm HTML, CSS, Javascript. Còn ngôn ngữ sử dụng cho BackEnd bao gồm Java, Ruby, Python, .Net.

Để tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt giữa FrontEnd và BackEnd, bạn có thể truy cập vào video dưới đây: //www.youtube.com/watch?v=eCUeoPp-5do

2.2 So sánh FrontEnd và Web Design

Lưu ý rằng mặc dù FrontEnd đề cập đến các yếu tố trực quan và tương tác của website, tuy nhiên, nó lại không giống với web design.

Các developer FrontEnd không thực sự thiết kế các khía cạnh trực diện của website. Vì đây là công việc của những nhân viên thiết kế web, cụ thể hơn chính là những nhân viên thiết kế giao diện người dùng.

Còn các developer FrontEnd lại lấy thiết kế đó và xây dựng nó bằng cách sử dụng các ngôn ngữ FrontEnd mà tôi đã đề cập ở trên.

Do đó, các nhà thiết kế web thường chú trọng vào thiết kế. Chẳng hạn như giao diện, cách trình bày của web, những nút hoặc điểm chạm nào mà người dùng nhấp vào để trải nghiệm.

Còn các developer FrontEnd lại chú trọng vào chức năng. Chẳng hạn như kỹ thuật biến những thiết kế đó thành một website tương tác.

3. Lập trình viên Full Stack là gì?

Là người có thể phát triển cả phần mềm máy khách lẫn máy chủ. Ngoài việc thành thạo HTML và CSS, lập trình viên full stack còn cần biết:

  • Lập trình trình duyệt: ví dụ như sử dụng JavaScript, jQuery, Angular hoặc Vue]
  • Ví dụ như sử dụng PHP, ASP, Python hoặc Node đây gọi là lập trình máy chủ
  • Và lập trình cơ sở dữ liệu [ví dụ như sử dụng SQL, SQLite hoặc MongoDB]
Phần mềm máy khách

[Front End]

Phần mềm máy chủ

[Back End]

HTML

CSS

Bootstrap

W3.CSS

JavaScript

ES5

HTML DOM

JSON

XML

jQuery

Angular

React

Backbone.js

Ember.js

Redux

Storybook

GraphQL

Meteor.js

Grunt

Gulp

PHP

ASP

C++

C#

Java

Python

Node.js

Express.js

Ruby

REST

GO

SQL

MongoDB

Firebase.com

Sass

Less

Parse.com

PaaS [Azure and Heroku]

4. Tìm hiểu lập trình viên Front end là gì?

Lập trình viên FrontEnd là gì? Họ là người triển khai các thiết kế web thông qua các ngôn ngữ như HTML, CSS và JavaScript.

Nếu từng truy cập vào bất cứ website nào, bạn có thể thấy thành quả của các lập trình viên FrontEnd. Chẳng hạn như điều hướng, bố cục, trang bài viết,

4.1 Những kỹ năng cần có của lập trình viên Front End là gì?

Tôi đã xem hàng ngàn tin tuyển dụng của các doanh nghiệp công nghệ và đúc kết được 13 kỹ năng mà họ thường yêu cầu. Nắm vững những kỹ năng này sẽ giúp bạn chắc chắn trở thành một lập trình viên FrontEnd chuyên nghiệp.

HTML & CSS

HTML [ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản] và CSS [Tập tin định dạng theo tầng] là những khối cơ bản nhất của code web. Nếu không có chúng, bạn sẽ không thể thiết kế website. Bạn sẽ không thể thêm hình ảnh vào trang nếu không có HTML.

Nắm chắc kiến thức về HTML và CSS

Khi bắt đầu theo đuổi nghề lập trình viên, bạn sẽ phải sử dụng thành thạo HTML và CSS. Chỉ cần dành khoảng vài tuần để học là có thể sử dụng chúng nhuần nhuyễn.

Tuy nhiên, HTML và CSS chỉ cho phép bạn xây dựng những website cơ bản mà thôi.

JavaScript

Sử dụng thành thạo JavaScript

JavaScript cho phép bạn thêm nhiều chức năng vào website của mình. Bạn có thể tạo ra nhiều ứng dụng web cơ bản bằng cách sử dụng HTML, CSS và JavaScript.

Ở cấp độ cơ bản nhất, JavaScript được sử dụng để tạo và kiểm soát những thứ như bản đồ cập nhật thời gian, các phim tương tác và các trò chơi trực tuyến. Các website như Pinterest sử dụng JavaScript để giúp người dùng dễ dàng sử dụng hơn.

jQuery

Phần mềm jQuery

jQuery là một thư viện JavaScript: một tập hợp các plugin và tiện ích mở rộng giúp việc phát triển với JavaScript nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thay vì phải viết lại từ đầu thì jQuery cho phép các lập trình viên FrontEnd thêm các phần tử đã được tạo sẵn vào các dự án, sau đó điều chỉnh nếu cần thiết.

JavaScript Frameworks

Frameworks JavaScript

Frameworks JavaScript [bao gồm AngularJS, Backbone, Ember và ReactJS] cung cấp các cấu trúc được tạo sẵn cho mã JavaScript của bạn.

Có nhiều loại JavaScript Frameworks phù hợp với những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, 4 loại được đề cập nêu trên là những loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Front End Frameworks

CSS và Frontend frameworks [frontend frameworks phổ biến nhất hiện nay là Bootstrap] hỗ trợ cho CSS tương tự như JavaScript Frameworks hỗ trợ cho JavaScript. Chúng giúp bạn có thể thực hiện code nhanh hơn.

Front end frameworks

Bởi vì có rất nhiều CSS bắt đầu với các yếu tố giống hệt nhau từ dự án này sang dự án khác nên nếu bạn tạo một framework định sẵn mọi thứ ngay từ đầu thì sẽ tốt hơn.

Trải nghiệm với Bộ tiền xử lý CSS

CSS

Bộ tiền xử lý là một yếu tố khác mà lập trình viên FrontEnd có thể sử dụng để tăng tốc mã hóa CSS. Bộ tiền xử lý CSS thêm các chức năng bổ sung vào CSS để giúp CSS có thể mở rộng và dễ làm việc hơn.

Nó xử lý code của bạn trước khi bạn xuất bản lên website và biến nó thành CSS được định dạng và thân thiện với nhiều trình duyệt CSS.

Trải nghiệm RESTful Services và APIs

REST là cụm từ viết tắt của Representational State Transfer [Chuyển trạng thái đại diện]. Về cơ bản, đó là một cấu trúc nhẹ giúp đơn giản hóa giao tiếp mạng trên website. RESTful services và APIs là những dịch vụ web tuân theo cấu trúc REST.

Cách thức hoạt động của RESTFUL APIs

Chúng giúp dịch vụ web hoạt động tốt, mở rộng quy mô, làm việc đáng tin cậy hơn và dễ dàng sửa đổi hoặc di chuyển hơn.

Thiết kế Web đáp ứng mobile

Bố cục website thay đổi phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị

Ngày nay, đa số người dùng truy cập Internet bằng thiết bị di động. Do đó, không mấy ngạc nhiên khi kỹ năng thiết kế web đáp ứng mobile lại cực kỳ quan trọng. Thiết kế web đáp ứng có nghĩa là bố cục của website [đôi khi có thêm chức năng và nội dung] thay đổi phù hợp với kích thước màn hình và thiết bị của người dùng đang sử dụng.

Phát triển trình duyệt chéo

Phát triển theo từng trình duyệt

Hiện nay, các trình duyệt khác nhau đang hiển thị các website khá nhất quán. Tuy nhiên, vẫn có một vài sự khác biệt trong cách diễn giải mã phía sau hậu trường.

Tốt hơn hết là bạn nên biết cách làm cho từng trình duyệt hoạt động theo cách mình muốn hơn là ngồi chờ đợi chúng tự hoạt động theo các tiêu chuẩn web.

Hệ thống quản lý nội dung và nền tảng thương mại điện tử

Hệ thống quản lý nội dung CMS

Hầu hết mỗi website hiện nay đều được xây dựng dựa trên hệ thống quản lý nội dung [CMS]. Nền tảng thương mại điện tử là một loại đặc biệt của CMS. CMS phổ biến nhất hiện là WordPress. Ngoài ra còn có Joomla, Drupal và Magento.

Kiểm tra và gỡ lỗi

Đây là kỹ năng cần có của một lập trình viên. Kiểm tra đơn vị là quá trình kiểm tra các khối mã nguồn cụ thể, các frameworks kiểm tra đơn vị cung cấp phương pháp và cấu trúc đặc biệt để thực hiện việc này.

Frontend phát hiện và sửa lỗi

Gỡ lỗi chính là sửa những lỗi mà bạn đã phát hiện trong quá trình kiểm tra. Mỗi công ty sử dụng mỗi quy trình gỡ lỗi khá khác nhau nhưng nếu bạn đã từng thực hiện qua một lần thì bạn sẽ dễ dàng thích ứng với những quy trình khác.

Hệ thống kiểm soát phiên bản và Git

Hệ thống này cho phép bạn theo dõi các thay đổi đã được thực hiện. Chúng cũng giúp website của bạn dễ dàng chuyển về phiên bản cũ hơn nếu gặp sự cố.

Git hệ thống quản lý kiểm soát

Git được sử dụng rộng rãi trong những hệ thống quản lý kiểm soát phiên bản này.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là kỹ năng mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều yêu cầu. Từ việc tìm ra cách triển khai thiết kế, sửa các lỗi một cách tốt nhất đến việc tìm ra cách làm cho mã frontend và backend được thực thi.

Giải quyết vấn đề là kỹ năng rất quan trọng

4.2 Trách nhiệm của một FrontEnd developer

Các lập trình viên frontend cần có những trách nhiệm như sau:

  • Chú trọng vào trải nghiệm của người dùng
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì website cũng như phát hiện và sửa chữa các lỗi phát sinh
  • Tìm cách làm tăng tương tác giữa website và các trình duyệt khác nhau
  • Cần áp dụng những tiêu chuẩn SEO vào thiết kế website
  • Quản lý các công việc có liên quan đến phần mềm

5. Mức lương của Front End Developer

Các doanh nghiệp thường trả lương cho Front End Developer mới ra trường khoảng 10 triệu mỗi tháng. Còn đối với những người đã có khoảng 2-3 năm kinh nghiệm thì có thể nhận mức lương khoảng 18 triệu/tháng.

Mức lương mà các Front End Developer có 5-7 năm kinh nghiệm là 25 triệu/tháng. Nếu số năm kinh nghiệm là trên 7 năm thì mức lương có thể rơi vào khoảng trên 50 triệu/tháng.

6. Nên chọn frontend, backend hay fullstack?

Nếu bạn là người giàu ý tưởng về thiết kế trực quan và áp dụng chúng vào thực tế để tạo ra trải nghiệm người dùng thì bạn nên chọn frontend.

Nếu bạn yêu thích làm việc với dữ liệu, tìm các thuật toán và cách tối ưu hóa các hệ thống phức tạp thì bạn nên chọn backend.

Tuy nhiên, giữa front end và back end không phải lúc nào cũng phân biệt rạch ròi như thế. Một số lập trình viên thành thạo cả front end và back end được xem là các developer full-stack.

7. Học làm frontend developer ở đâu?

Học frontend qua các video hướng dẫn trên Youtube hoặc sách vở đang là sự lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, sau khoản 2-3 tháng, nhiều người cảm thấy chán nản, thậm chí bỏ cuộc vì lượng kiến thức càng nhiều và ngày càng phức tạp.

Chính vì thế, cách an toàn và tốt nhất chính là tham gia vào các khóa học để được chỉ cách học lập trình hiệu quả.

Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên có chuyên môn, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt các kiến thức liên quan đến lập trình và trở thành một frontend developer thực thụ.

Lúc đó câu hỏi học lập trình có khó không chỉ còn phụ thuộc ở việc bạn có chọn được nơi đào tạo tốt hay không.

Nếu bạn chưa có sự lựa chọn cho riêng mình, hãy tham khảo ngay các khóa học chuyên sâu về giao diện người dùng tại Ironhack.

Chỉ với 120 ngày học, bạn có thể tự tin làm việc với vai trò là một nhà phát triển frontend. Ironhack luôn chú trọng nâng cao hệ thống Giảng dạy và thường xuyên cập nhật phù hợp với trình điều hành giáo dục.

Nhà phát triển frontend học khóa học tại Ironhack

Ironhack ứng dụng hệ thống giám sát học tập mỗi ngày để điểm danh và kiểm tra kiến ​​thức đã được học trước khi chuyển sang chủ đề tiếp theo.

Thời gian học linh hoạt, do đó, bạn có thể tự chọn những ca học phù hợp với công việc của bản thân.

Đặc biệt, Ironhack cam kết hoàn toàn học phí nếu sau khi tốt nghiệp, không kiếm được công việc đúng chuyên môn.

8. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ khái niệm front end là gìbackend là gì ? Cũng giống như các phân biệt khác nhau giữa 2 thuật ngữ front end và back end này.

Nếu bạn mong muốn trở thành một nhà phát triển frontend / backend / fullstack, hãy sớm vạch ra lộ trình học rõ ràng và rèn luyện các kỹ năng cần thiết nhé.

Video liên quan

Chủ Đề