Dịch vụ giải trí của khu vui chơi là gì năm 2024

  • 1. gia Hµ Néi Tr•êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LOAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TẠI HẠ LONG - QUẢNG NINH Mà TÀI LIỆU: 80149 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao :luanvantrust.com Chuyên ngành: Du lịch (Ch•¬ng tr×nh ®µo t¹o thÝ ®iÓm) LuËn v¨n th¹c sĨ du lÞch Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. PHẠM LÊ THẢO Hà Nội, 2011
  • 2. Tính cấp thiết của đề tài….......................................................................................06 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài…......................................................................................06 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu của luận văn........................................................08 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................................08 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................................08 6. Kết quả nghiên cứu…................................................................................................ 09 7. Kết cấu của Luận văn................................................................................................ 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ…..................................................................................................11 1.1. Khách du lịchvà dịch vụ du lịch.....................................................................11 1.1.1. Khách du lịch…....................................................................................................11 1.1.2. Dịch vụ du lịch…................................................................................................... 13 1.2. Dịch vụ vui chơi giải trí….....................................................................................17 1.2.1. Khái niệm vui chơi giải trí và dịch vụ vui chơi giải trí… ................................17 1.2.2. Đặc điểm dịch vụ vui chơi giải trí…...................................................................19 1.2.3. Các yếutốtham giavào quá trìnhsảnxuất dịchvụ vui chơigiải trí ..................... 20 1.2.4. Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí….................................................................. 20 1.2.5. Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí.....................................................................23 1.2.6.Các nhân tốcơ bản tác độngđếnhoạtđộng vui chơigiảitrí.....................................26 1.2.7. Các chỉ tiêuđánh giá sự phát triểncủa dịch vụ vui chơi giải trí.............................29 1.2.8. Qui trình và phương pháp đánh giá sự phát triển của dịch vụ VCGT… .........32 1.3. Kinh nghiệm phát triểndịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịch trên thế giới và Việt Nam...................................................................................34 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơigiải tríởmột sốkhu du lịchtrên thếgiới 34 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơigiải tríởmột sốkhu du lịch ởViệt Nam...36 1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Hạ Long.....................................................................43 1.4. Tiểu kết chƣơng…................................................................................................... 44
  • 3. TRẠNG DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TẠI HẠ LONG............................................................................46 2.1 Tổng quan về du lịchHạ Long ...............................................................................46 2.1.1. Khái quát về Hạ Long .......................................................................................... 46 2.1.2. Tài nguyên du lịch Hạ Long..................................................................................52 2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch…........................................................60 2.1. 4. Hiện trạng hoạt động kinh doanh du lịch tại Hạ Long.................................... 65 2.2. Dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long…................................................................74 2.2.1. Các dịch vụ vui chơi giải tri ở Hạ Long….........................................................74 2.2.2. Doanh thu từ dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long.............................................. 80 2.2.3. Quản lý dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long....................................................... 81 2.2.4. Điều tra thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long.....................................81 2.3. Đặc điểm tiêudùng của khách du lịchtại Hạ Long…....................................86 2.3.1. Đặc điểmvà thị hiếu tiêudùng của thị trườngkhách châu Á đếnHạ Long..........86 2.3.2. Đặc điểmvà thị hiếu tiêudùng của thịtrường khách châu Úc đến Hạ Long ........ 87 2.3.3. Đặc điểmvà thị hiếu tiêudùng của thịtrường khách châu Mỹ đếnHạ Long ........87 2.3.4. Đặc điểmvà thị hiếu tiêudùng của thịtrường khách châu Âu đến Hạ Long.........88 2.4. Đánh giá chung….....................................................................................................89 2.4.1. Những lợi thế cho phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long…...............89 2.4.2.Nguyên nhân và những tồntại của dịch vụ vui chơi giải trítại Hạ Long...............92 2.5. Tiểu kết chƣơng…....................................................................................................95 Chƣơng 3. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢIPHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ Ở HẠ LONG.................................................................................................97 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp..........................................................................................97 3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch trong nước và quốc tế...........................................97 3.1.2. Chiến lược và định hướng phát triển du lịch của địa phương.........................101 3.2. Định hƣớng phát triểnsản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí…......................104 3.2.1. Phát triển khu vui chơi giải trí ven bờ............................................................... 104 3.2.2. Phát triển vui chơi giải trí vùng mặt nước di sản vịnh Hạ Long.................... 106 3.3. Giải pháp thực hiện.............................................................................................. 107 3.3.1. Giải pháp vĩ mô
  • 4. phát triển nguồn nhân lực….......................................................... 108 3.3.1.2 Giải pháp về nghiên cứu thị trường khách, xúc tiến quảng bá ...................109 3.3.1.3. Giải pháp về tạo vốn đầu tư phát triển.......................................................... 110 3.3.2. Giải pháp vi mô...................................................................................................111 3.3.2.1. Giải pháp phát triển sản phẩm....................................................................... 111 3.3.2.2. Giảiphápvềgiáodụcýthứckháchdulịchvàcộngđồngdâncưđịa phương.....................112 3.3.2.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường…..................................................................113 3.3.2.4. Giải pháp về điều kiện đảm bảo an ninh, an toàn…....................................114 3.4. Khuyến nghị...........................................................................................................115 3.5. Tiểu kết chƣơng…................................................................................................116 KẾT LUẬN....................................................................................................................117 TÀI LIỆU THAM KHẢO…......................................................................................118 PHỤ LỤC…...................................................................................................................120
  • 5. BIỂU Bảng 1 . 1 . Các hoạt động phục vụ nhu cầu VCGT tại Nha Trang- Khánh Hoà.............................................................................................. 38 Bảng 1.2. Các hạng mục VCGT tại Thiên đường Bảo Sơn…...................................40 Bảng 2.1. Thống kê cảnh quan du lịch Hạ Long............................................................52 Bảng 2.2. Hệ sinh thái Hạ Long.......................................................................................54 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động ngành du lịch Hạ Long theo trình độ...............................70 Bảng 2.4. 5 thị trường tiêu biểu khách quốc tế đến Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2009 ................................................................................... 72 Bảng 2.5. Doanh thu du lịch Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010....................................73 Bảng 2.6. Cơ cấu doanh thu du lịch Hạ Long 2005 - 2010 .........................................73 Bảng 2.7. Kết quả điều tra khách du lịch nội địa và quốc tế .......................................82 Bảng 2.8. Một số thị trường khách lớn đến Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010..........91 Biểu đồ 2.1. Khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2005 - 2010................................71 Biểu đồ 2.2. Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đến Hạ Long giai đoạn 2005 – 2010.................................................................................... 74 Biểu đồ 2.3. Doanh thu dịch vụ vui chơi giải trí ở Hạ Long.......................................80 Sơ đồ 1.1. Qui trình đánh giá sự phát triển của dịch vụ vui chơi giải trí… ..............32
  • 6. VIẾT TẮT TP : Thành phố TTLL : Thông tin liên lạc VCGT : Vui chơi giải trí NLN : Nông - Lâm - Nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
  • 7. thiết của đề tài MỞ ĐẦU Xã hội phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Do đó những đòi hỏi về nhu cầu vật chất, đặc biệt là tinh thần ngày càng được quan tâm. Trong những nhu cầu đó, có nhu cầu đi du lịch để nghỉ ngơi giải trí, giao lưu học tập nghiên cứu…nhằm phục hồi thể chất và tinh thần sau những ngày làm việc căng thẳng. Trên thế giới, mỗi năm có hàng trăm triệu người đi du lịch, đóng góp hàng tỷ đô la Mỹ vào GDP. Còn ở Việt Nam, du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng. Trong chiến lược phát triển kinh tế, du lịch được coi là “ngành kinh tế mũi nhọn”. Để làm được điều đó, du lịch Việt Nam cần được qui hoạch, đầu tư phát triển hơn nữa, đặc biệt tập trung phát triển mạnh mẽ một số điểm, khu du lịch trọng điểm quốc gia như Vinpearl Land, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Mỹ Sơn, Đà Lạt và Hạ Long. Hạ Long được đánh giá là khu du lịch có tiềm năng lớn, hấp dẫn du khách, nổi tiếng trong nước và thế giới. Với trọng tâm là Vịnh Hạ Long - một trong những vịnh đẹp của thế giới, đã hai lần được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách du lịch đến Hạ Long còn rất hạn chế so với tiềm năng của nó. Số ngày khách lưu trú trung bình tại Hạ Long và mức chi tiêu còn rất thấp (Số liệu thống kê của sở Văn hóa thể thao và du lịch năm 2009 mức chi tiêu trung bình là 280.000VND/ 1 khách nội địa, 1.640.000/1 khách quốc tế). Một trong những nguyên nhân chính đó là sự nghèo nàn, đơn điệu, thiếu chuyên nghiệp của các dịch vụ du lịch ở Hạ Long, đặc biệt là dịch vụ vui chơi giải trí, dưới đây viết tắt là VCGT. Vấn đề đặt ra cho du lịch Hạ Long là tăng cường phát triển các dịch vụ VCGT để thu hút khách đến Hạ Long, đây là vấn đề cấp thiết đòi hỏi phải được nghiên cứu định hướng triển khai áp dụng. 2. Lịch sử nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
  • 8. trí là một trong những mảng dịch vụ của hoạt động du lịch, tuy nhiên đây là dịch vụ mang tính chất bổ sung nên số lượng các công trình nghiên cứu về dịch vụ này còn hạn chế ở cả trong và ngoài nước. - Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trước đây, theo kết quả nghiên cứu đánh giá của đề tài khoa học cấp ngành “Cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức các loại hình VCGT trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận” của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2001 thì đã có các nhà nghiên cứu như I.I Pirôgiơnic (1985), Mukhina (1972) Sefer (1973), nhà địa lý B. N Likhanôv (1973) đã nghiên cứu về dịch vụ VCGT như một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch. Trong khoảng thời gian từ 1972 - 1996, các nhà địa lý như Bohar (Mỹ), H.Robison (Anh), như Vonfer; Henayer (Canada) cũng đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch. Gần đây, có thêm một số những công trình nghiên cứu về quản trị kinh doanh DVGT và quản tri chất lượng dịch vụ VCGT trong doanh nghiệp, nhưng thường chỉ là các chương trong giáo trình và các tài liệu tham khảo như MF.Collins and I.S Cooper, “Leisure managament Issues and Applications”, cab international, 1998 Jay Kandampully, PhD, Connie Mok, PhD and Beverley sparks, PhD “ Service quality managament in hospitality, Tourism and leisure” editors, 2000 - Tình hình nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu về dịch vụ vui chơi giải trí gồm có: + Tổng cục du lịch “Cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức các loại hình VCGT trong các khu du lịch khu vực Hà Nội và phụ cận”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, 2002 + Nguyễn Đắc Cường “ Giải pháp nhằm khai tháctiềm năng dịch vụ VCGT của điểm đến du lịch Hà Nội”, đề tài nghiên cưú khoa học cấp trường, 2005 + Lã Minh Quý “ Một số ý kiến đề xuất về việc tổ chức hoạt động VCGT nhằm làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến du lịch Hà Nội” Kỷ yếu hội thảo khoa học “Xúc tiến điểm đến du lịch Việt Nam”, trường đại học Thương mại, tháng 4 – 2006
  • 9. có một số các công trình khoa học khác như: Qui hoạch phát triển, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long đã đánh giá hoạt động vui chơi giải trí như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, nghiên cứu dịch vụ vui chơi giải trí ở Hà Nội, hoặc xem xét nó như một trong những yếu tố để thúc đẩy sự phát triển của du lịch địa phương chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về việc phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long. 3. Mục đích, nội dung nghiên cứu của Luận văn *Mục đích. Xác lập cơ sở khoa học cho phát triển dịch vụ VCGT ở Hạ Long, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch đến Hạ Long. *Nội dung - Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn về dịch vụ vui chơi giải trí - Phân tích thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long - Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động vui chơi giải trí và các vấn đề liên quan đến phát triển dịch vụ VCGT tại Hạ Long. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: Thành phố Hạ Long và khu vực di sản thuộc vịnh Hạ Long + Thời gian nghiên cứu: Từ 2005 - 2010 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
  • 10. phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến lý luận về dịch vụ VCGT, thu thập kết quả nghiên cứu đã công bố, tạo cơ sở tin cậy về lý luận để áp dụng giải quyết các nội dung của Luận văn. Một số tài liệu tác giả thu thập để nghiên cứu như: Văn kiện đại hội Đảng, Luật Du lịch; giáo trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo, qui hoạch và các bài viết có liên quan. - Phương pháp thực địa: Nhằm nắm được thực trạng vấn đề và thu thập những số liệu xác thực minh chứng nội dung nghiên cứu. Tác giả đã đi tiến hành thực địa ba lần, phạm vi chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố Hạ Long, khu Bãi Cháy, Đảo Tuần Châu, vùng mặt nước di sản vịnh Hạ Long. Từ hoạt động nghiên cứu thực địa, tác giả nắm được sơ bộ tình hình cụ thể về số lượng, chất lượng các dịch vụ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui VCGT, thấy được định hướng không gian phát triển để có cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển sản phẩm. - Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng bảng hỏi để điều tra xã hội học, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nắm bắt nhu cầu của du khách cũng như sự đánh giá của du khách về hiện trạng dịch vụ VCGT. Với đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, là những khách đã sử dụng dịch vụ VCGT. Số mẫu điều tra là 400 mẫu, trong đó 50% là khách quốc tế, 50% là khách nội địa. Kết quả thu được 392 phiếu hợp lệ. Thời gian điều tra từ tháng 2 năm 2010 đến tháng 9 năm 2010. Địa điểm điều tra tập trung chủ yếu các khách sạn, khu vui chơi giải trí Tuần Châu và bãi biển Bãi Cháy. - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để thu thập thông tin. Trong Luận văn này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, lãnh đạo một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, các nhà khoa học thuộc Tổng cục du lich Việt Nam, Trường cao Đẳng Du lịch Hà Nội, nhằm tham khảo ý kiến và thu thập thêm thông tin để giải quyết một số vấn đề thực tiễn. 6. Kết quả nghiên cứu
  • 11. một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại các điểm đến du lịch. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ VCGT ở Hạ Long và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế. - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ VCGT phục vụ khách du lịch tại Hạ Long. 7. Kết cấu của Luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụlục, tàiliệu tham khảo, Luận văn gồm3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và dịch vụ vui chơi giải trí. Chương 2. Thực trạng dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch tại Hạ Long. Chương 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí tại Hạ Long.
  • 12. SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ 1.1. Khách du lịchvà dịch vụ du lịch 1.1.1. Khách du lịch 1.1.1.1. Khái niệm khách du lịch Tại các quốc gia đều có những khái niệm, định nghĩa riêng về khách du lịch và điểm chung nhất đối với các quốc gia đều cho rằng: Thứ nhất: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm. Thứ hai: Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến với mục đích như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm thân. Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch là những người có những đặc trưng sau: - Là người đi khỏi nơi cư trú của mình. - Không theo đuổi mục đích kinh tế. - Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên. - Khoảng cách tối thiểu từ nhàđến điểm tuỳ quan niệm củatừng nước. Khách du lịchbao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địaphương, quốc gia khác nhau, có mục đích, phương thức và phương tiện du lịch cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân loại là cần thiết để giúp các nhà cung ứng tạo ra các sản phẩm phù hợp từng nhóm đối tượng khác nhau. Theo Luật du lịch Việt Nam (2005): Khách du lịch được phân làm 2 nhóm cơ bản: Khách du lịch quốc tế và nội địa “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” 7, Tr 16 .
  • 13. tế được phân làm hai loại: Khách quốc tế đi vào (Inbound tourist) và khách quốc tế đi ra ( Outbound tourist) “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam” 7, Tr 16 . 1.1.1.2. Nhu cầu của khách du lịch “Là những mong muốn cụ thể của khách du lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, nó bao gồm nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung” Nhu cầu thiết yếu: là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú, ăn uống cần được thoả mãn trong hành trình du lịch. - Nhu cầu vận chuyển: là những đòi hỏi tất yếu về các phương tiện, dịch vụ vận chuyển mà khách cần được thoả mãn để thực hiện chuyến du lịch của mình. Đối tượng thoả mãn nhu cầu vận chuyển chính làcác phương tiệnvận chuyển như: Máy bay, ôtô, xe máy, tàu hoả, tàu thuỷ, xíchlô, xe đạp...Bên cạnh đó dịch vụ vận chuyển cũng là đối tượng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách như: Các hãng hành không, đường săt, đường thuỷ, các công ty vận chuyển, công ty du lịch... - Nhu cầu lưu trú: Là những đòi hỏi về các sản phẩm dịch vụ lưu trú ăn uống mà khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến đi du lịch của mình. Đối tượng thoả mãn nhu cầu này chính là hệ thống các cơ sở lưu trú như: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, bãi cắm trại, resort, bungalow, home stay... - Nhu cầu ăn uống: Là những đòi hỏi về các hàng hoá, dịch vụ ăn uống mà khách cần thoả mãn để thực hiện chuyến đi du lịch của mình. Đối tượng thoả mãn nhu cầu ăn uống của khách du lịch bao gồm các dịch vụ phục vụ ăn uống tại các nhà hàng, quán rượu, khách sạn, quán ăn bình dân và các sản phẩm ăn uống như: Các món ăn ngon, đồ uống hấp dẫn. Nhu cầu đặc trưng: Là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến đi, ví dụ như nhu cầu tham quan, giải trí, nhu cầu học tập nghiên cứu, nhu cầu chữa bệnh nghỉ dưỡng, nhu cầu quan hệ xã hội, tiếp xúc xã hội. - Nhu cầu nghỉ ngơi giải trí: Cùng với sự phát triểncủa xã hội thì những áp lực từ công việc, từ môi trường xung quanh với con người ngày càng cao, làm cho con người thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng mệt mỏi. Do đó con nguời có nhu cầu bứt phá ra khỏi công việc, cuộc sống hàng ngày để tìm những nơi có thể vui
  • 14. hoà mình vào thiên thiên nhằm tìm lại trạng thái cân bằng, sảng khoái của bản thân - Nhu cầu chữa bệnh, nghỉ dưỡng: Do du lịch có vai trò giữ gìn sức khỏe, phục hồi và tăng cường sức sống cho người dân nên một số khách du lịch đi du lịch để điềutrị một số bệnh nào đó về thể xác hoặc tinh thần. Với những người này họ thường tìm đến những trung tâm nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thường chúng được xác định ở những nơi có vùng nước khoáng có giá trị, giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu thích hợp, gắn với nhu cầu này thì hoạt động du lịch chữa bệnh bao gồm, chữa bệnh bằng khí hậu, thuỷ lý, bằng bùn, hoa quả... - Nhu cầu tìm hiểu văn hoá: Mục đíchchính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, thoả mãn lòng tham hiểu biết và ham thích nâng cao văn hoá thông qua các chuyến đi du lịch đến các miền đất lạ để tìm hiểu và nghiên cưú lịch sử, kiến trúc, kinh tế, tôn giáo, chính trị, phong tục tập quán. Sự hiểu biết về văn hoá và một số nhu cầu khác sẽ giúp cho họ có thêm vốn sống, kinh nghiệm sống, đúng như câu ngạn ngữ “Đi một ngày đàng họcmột sàng khôn” - Nhu cầu quan hệ xã hội, tiếp xúc xã hội: Khi đi du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc nhau, gần gũi nhau hơn và hiểu nhau hơn, góp phần tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng. Những đức tính tốt như gíup đỡ nhau chân thành có dịp được thể hiện. Hiểu người khác cũng là để hiểu mình hơn. Nhu cầu này dễ thấy ở lứa tuổi thanh niên, những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền. Nhu cầu bổ sung: Là những nhu cầu chưa được định hình trước, nó phát sinh trong chuyến hành trình du lịch như thông tin, tư vấn, mua sắm 9, Tr 105 1.1.2. Dịch vụ du lịch 1.1.2.1. Khái niệm. Dịch vụ du lịch là dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng sản phẩm du lịch. Do đó kinh doanh du lịch được coi như ngành kinh doanh dịch vụ. Dịch vụ du lịch được hiểu là “ Kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch, thôngqua các hoạt độngtương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.
  • 15. như trên, ta thấy các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch gồm có khách du lịch và nhà cung ứng dịch vụ. Khi xem xét dịch vụ du lịch, người ta không chỉ xem xét dưới góc độ thỏa mãn nhu cầu khách du lịch mà còn trên cơ sở mang lại lợi ích cho các tổ chức cung ứng dịch vụ. 1.1.2.2. Đặc điểm * Tính vô hình Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí… đề tồn tại dưới dạng vô hình, không thể nhìn, cầm, nắm, sờ thấy nên khách du lịch và nhà cung ứng chỉ có thể cảm nhận được một phần chứ không thể kiểm tra được chất lượng của dịch vụ trước khi bán hay mua. Do đó quảng cáo và nghiên cứu kỹ nhu cầu khách du lịch là hai nhiệm vụ quan trọng của các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. * Tính đồng thời trong quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch Khác với các dịch vụ thông thường khác, phần lớn dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện khi có sự tham gia tiêu dùng dịch vụ của du khách. Chính vì lẽ đó doanh nghiệp khó đo lường chất lượng dịch vụ trước khi bán. Để hạn chế tối đa những tiêu cực, những yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn và quản lý tốt việc thực hiện các chuẩn mực đó. *Tính không chuyển đổi quyền sở hữu Dịch vụ du lịchmang tính không chuyển đổi quyền sở hữu là bởi quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời nên người mua chỉ có mua quyền sử dụng đối với tiến trình thực hiện dịch vụ chứ không phải mua quyền sở hữu dịch vụ. * Tính không thể di chuyển của dịch vụ Dịch vụ du lịch được tạo ra do sự tương tác của nhiều yếu tố, trong đó có nhà cung ứng.Vì lẽ đó dịch vụ du lịch mang tính cố định, khách du lịch muốn tiêu dùng dịch vụ phải di chuyển đến nơi cung cấp dịch vụ. Bởi vậy công tác quảng bá cho dịch vụ của doanh nghiệp với khách du lịch là nhiệm vụ quan trọng và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. * Tính thời vụ của dịch vụ du lịch
  • 16. trưng rõ nét của dịch vụ du lịch, đặc trưng này dễ dẫn đếntình trạng mất cân bằng cung cầu, gây ra những lãng phí nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật vào ngoài mùa vụ và sức ép quá tải cho các nhà cung ứng trong mùa vụ. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ cũng như việc áp dụng các chính sách giá cho linh hoạt. Để hạn chế những tác động tiêu cực của nó, các nhà cung ứng có thể làm phong phuc hơn sản phẩm dịch vụ hoặc sử dụng các chính sách marketing khác cho phù hợp. * Tính không đồng nhất của dịch vụ Dịch vụ du lịch được tạo ra do sự tương tác của nhiều nhân tố, trong đó chủ đạo là khách du lịch và nhân viên của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị…Yếu tố con người thường bị chi phối bởi trạng thái tâm lý, do đó ở mỗi thời gian, địa điểm, hoàn cảnh khác nhau dịch vụ được cung cấp cho du khách sẽ có chất lượng khó đồng đều. Hơn nữa, có một số dịch vụ mà bản thân du khách mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng biệt, nêndịchvụ bị cá nhân hóa, không đồng nhất. Chính vì lẽ đó, việc đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá là rất cần thiết nhưng không phải đúng cho tất cả các trường hợp, bởi nó còn phụ thuộc vào sự cảm nhận từng cá nhân. 1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ - Tính tiếp cận: Bao gồm khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng, thời gian chờ đợi dịch vụ không quá lâu, thời gian hoạt động thuận tiện, vị trí cung ứng dịch vụ thuận tiện, đặt dịch vụ dễ dàng. - Tính sẵn sàng: Bao gồm khoảng thời gian phục vụ, sự ổn định trong quá trình cung cấp dịch vụ, thực hiện dịch vụ đúng, chính xác ngay từ đầu, đúng lời hứa, luôn duy trì tiêu chuẩn dịch vụ. - Cư xử lịch sự: Thể hiện qua trang phục của nhân viên, thái độ tôn trọng khách, sự thân thiện quan tâm đến khách, quan tâm đến tài sản của khách hàng. - Nhân viên có năng lực: Bao gồm năng lực nhân viên trực tiếp cung ứng dịch vụ, nhân viên gián tiếp và các nhà quản lý cung ứng dịch vụ. Nó được biểu hiện cụ thể ở kiến thức, kỹ năng, thái độ phục vụ khách, khả năng nghiên cứu nhu cầu thị trường, trình độ quản lý, điều hành tổ chức. Đảm bảo dịch vụ luôn ở trạng
  • 17. tiếp nhận và đáp ứng đầy đủ, chính xác, nhanh chóng nhu cầu của khách hàng - Khả nănggiao tiếp: Thông qua lời nói, cách thức hướng dẫn cho khách hàng, cách giải quyết các vấn đề và giải quyết các vấn đề, sự phàn nàn của khách. - Uy tín doanh nghiệp: Giúp tạo ra niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Sự trung thực, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, sự nổi tiếng của doanh nghiệp tạo nên uy tín. - Sự an toàn: Là yếu tố khách hàng rất quan tâm, sự an toàn thể hiện thông qua tính không nguy hiểm về vật chất và tinh thần cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. - Tính hữu hình: Việc đánh giá tính hữu hình thông qua những dấu hiệu vật chất của dịch vụ như: Phương tiện vật chất, tính thẩm mỹ của các phương tiện vật chất; vẻ mặt, trang phục của nhân viên; các trang thiết bị cung cấp cho khách hàng. - Sự hiểubiết về khách hàng: Cần hiểu nhu cầu của khách hàng trong quá trình cung cấp dịch vụ, tiếp nhận thông tin phản hồi, ghi nhớ các mong đợi những khách quen, khách hàng thường xuyên. Tiến hành nghiên cứu cụ thể nhu cầu từng đối tượng khách hàng thông qua các phương pháp khác nhau. 1.1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ thường được đánh gía dựa trên các chỉ tiêu sau: - Sự đa dạng của dịch vụ: Số lượng, chủng loại, sản phẩm. - Chất lượng của các điều kiện thực hiện dịch vụ gồm những yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị phụcvụ: Thiệt bị, thiết kế, bàytrí, thẩm mỹ... - Chất lượng của đội ngũ lao động: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, sức khoẻ, tinh thần thái độ.... - Khoảng cách nhận thức chất lượng dịch vụ: + Khoảng cách thứ nhất: Sự khác biệt giữa dịch vụ mà khách hàng mong đợi và những hiểu biết của nhà quản lý về sự mong đợi đó. + Khoảng cách thứ hai: Khả năng quản lý về việc xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp để đáp ứng các cảm nhận về trông đợi của khách hàng.
  • 18. thứ ba: Sự khác biệt giữa các đặc tính chi tiết về chất lượng dịch vụ được nhận biết với quá trình thực tế cung cấp dịch vụ cho khách hàng. + Khoảng cách thứ tư: Sự khác biệt giữa dịch vụ mang đến cho khách hàng với những thông tin mà khách hàng nhận được thông qua hoạt động truyền thông về dịch vụ đó. + Khoảng cách thứ năm: Sự khác biệt giữa dịch vụ mong đợi và cảm nhận của khách hàng. Thông thường để giảm thiểu khoảng cách về chất lượng dịch vụ, các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sau: - Xác định sự mong đợi của khách hàng. - Xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu về chất lượng dịch vụ để đáp ứng mong đợi của khách hàng. - Xây dựng và triển khai thực hiện đánh giá về chất lượng dịch vụ để đáp ứng mong đợi của khách hàng - Xây dựng chương trình đào tạo nhân viên về chất lượng - Xây dựng kế hoạch phát triển dịch vụ về số lượng, chất lượng - Xây dựng chương trình kiểm tra chất lượng 9, Tr 160. 1.2. Dịch vụ vui chơi giải trí 1.2.1. Khái niệm Vui chơi giải trí và Dịch vụ Vui chơi giải trí Về nguồn gốc thì hoạt động vui chơi giải trí đã có từ rất lâu, vì. Trên thế giới VCGT đã có từ lâu đời, vì đây là một nhu cầu hết sức tự nhiên của con người nhằm giải toả sự mệt mỏi, buồn chán, làm hoàn thiện phong phú thêm cuộc sống. VCGT gắn liền với bản sắc từng dân tộc và phát triển theo thời gian, từ hình thức vui chơi yên tĩnh, đơn giản đến các loại hình phức tạp, mạo hiểm, hiện đại và mang tính tập thể cao. Từ xa xưa các tầng lớp thượng lưu vua chúa, quan lại đã cho xây dựng các khu vườn lớn trong đó có xây dựng những hồ nước, giả sơn, suối nước, thác nước... Cùng nhiều loài cây, hoa lạ để tổ chức các hoạt động VCGT. Ngoài ra họ thường xuyên có các hoạt động khác như: Cưỡi ngựa, săn bắn, bơi thuyền... còn tầng lớp bình dân lại có các hoạt động VCGT vào các kỳ lễ hội sau vụ thu hoạch mùa
  • 19. động VCGT thời xưa có những nét khác biệt về bản chất so với các hoạt động VCGT hiện đại ở chỗ con người thời xưa tham gia các hoạt động VCGT do các phong tục, tập quán (lễ hội, đình đám...) do có nhiều thời gian rỗi (những tháng nông nhàn) nhằm mục đích chủ yếu là gặp gỡ, giao tiếp, mở rộng hiểu biết hơn về con người, thiên nhiên. Còn hoạt động VCGT hiện đại, nẩy sinh từ một nền sản xuất xã hội hoá cao. Con người chịu sức ép nặng nề của công việc, sự căng thẳng về tâm lý, do vậy mục đích chủ yếu của họ khi tham gia hoạt động VCGT là để nghỉ ngơi, thư giãn và hồi phục sức khoẻ nhanh chóng 14, Tr 8. Theo các nhà nghiên cứu thì VCGT hiện đại gắn liền các kỳ nghỉ an dưỡng xuất hiện đầu tiên ở châu Âu vào thế kỷ 18 - 19. Khi mà quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá phát triển mạnh mẽ. Các gia đình quý tộc, các tầng lớp tư sản thành thị đua nhau xây các khu nghỉ trong các trang trại ở nông thôn để tổ chức các hoạt động VCGT vào những thời gian rỗi. Đó là nhu cầu xã hội và tất yếu lịch sử. Dần dần các hoạt động VCGT đã trở thành phổ biến ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Hoa Kỳ và các nước Đông Âu là những nước có chế độ làm việc năm ngày trong tuần. Ngày nay công nghệ VCGT ở những nước đang phát triển (như Thái Lan, Malaysia, Singapore...) cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể và không những phục vụ cho khách trong nước mà cònlà nhân tố góp phần thu hút hàng triệudu khách nước ngoài. Xu hướng hiện nay của các nhà đầu tư trong lĩnh vực VCGT là xây dựng các khu liên hợp gồm nhà nghỉ, bể bơi, không gian xanh, cửa hàng, phòng thể dục thẩm mỹ và các trò chơi thú vị mang tính mạo hiểm cao. Ông Simon Allen, nhà đầu tư xây dựng của Công ty Brooker Hillier Parker (Thái Lan) nói: "Thời điểm cho các cửa hàng kết hợp bán đồ ăn và giải trí đang mở ra.". Về hình thức VCGT hiện nay đa dạng, phong phú hơn do có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng nó phục vụ lợi ích con người. Như vậy, vui chơi giải trí được hiểu là “những hoạt động thư giãn diễn ra trong thời gian rảnh rỗi, để thoả mãn các đòi hỏi tự nhiên của con người, nhằm tái tạo thể lực và tinh thần”. Còn dịch vụ vui chơi giải trí được hiểu là “kết quả mang
  • 20. hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ vui chơi giải trí và du khách, cũng như nhờ các hoạt động của người cung cấp để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách” 2, Tr 5. 1.2.2. Đặc điểm dịch vụ vui chơi giải trí - Tính vô hìnhtương đốicủa dịch vụ: Khi nhận được kết quả từ hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, hiếm khi khách hàng nhận được các sản phẩm mà chỉ là sự cảm nhận về dịch vụ. Do đó những yếu tố hữu hình và vô hình đều góp phần tạo nên cảm nhận và ấn tượng của khách về dịch vụ. - Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời: Đây là đặc điểm mang tính đặc trưng của dịch vụ. Do đó, cũng như các ngành dịch vụ khác, dịch vụ vui chơi giải trí chỉ có thể thực hiện khi có sự tham gia tiêu dùng của khách hàng. - Có sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ: Khách hàng trên thực tế có tính quyết định đến việc sản xuất dịch vụ. Khách hàng cần cái gì, cần như thế nào sẽ quyết định cách thức cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp, yêu cầu của khách hàng là đầu vào và sự thoả mãn khách hàng là đầu ra của quá trình dịch vụ. - Khó kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi bán: Việc sản xuất và tiêuthụ diễn ra đồng thời, nên trước khi đưa dịch vụ tới tay người tiêu dùng, nhà sản xuất không có điều kiện kiểm tra chất lượng dịch vụ trước. Do đó, để hạn chế những thiếu sót, nhà cung ứng dịch vụ cần phải làm theo đúng qui trình, nguyên tắc và thường xuyên theo dõi kiểm tra trong quá trình sản xuất và tiêuthụ. - Tính không đồng nhất dịch vụ vui chơi giải trí: Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Tình trạng cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ nhân viên, thời tiết...đặc biệt là trạng thái tâm lý và yêu cầu của khách hàng khác nhau vào những thời điểm khác nhau nên dẫn đến tình trạng chất lượng dịch vụ không giống nhau. Để hạn chế sự khác biệt này, nhà cung cấp cần cố gắng tạo ra những điều kiện chủ quan luôn ở tình trạng tốt nhất. - Tính thời vụ của dịch vụ vui chơi giải trí: Bản thân du lịch là một ngành kinh tế có tính thời vụ cao, dịch vụ vui chơi giải trí trong du lịch phục vụ du khách do đó cũng một phần chịu sự tác động. Hơn nữa với đặc điểm riêng của từng loại dịch vụ, chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dịch vụ VCGT cũng mang
  • 21. Tình trạng này dẫn đến cung cầu mất cân đối, gây lãng phí về nhân lực, cơ sở vật chất và giảm chất lượng vào thời kỳ cao điểm. Vì vậy, vào thời kỳ thấp điểm cần có những chính sách khuyến mại, lôi kéo khách hàng đến với cơ sở. - Tính cố định của dịch vụ vui chơi giải trí: Dịch vụ VTGT được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, khách du lịch muốn được hưởng dịch vụ cần phải di chuyển đến DVGT. Do đó công tác thông tin, quảng cáo đóng vai trò khá quan trọng trong việc thu hút khách hàng. - Tính dễ sao chép: Dịch vụ VCGT mang tính phổ thông, không đăng ký bản quyền nên rất dễ bị sao chép, dẫn đến sự nhàm chán, nghèo nàn, đại trà. Để hạn chế điều này, cơ sở cung ứng dịch vụ phải luôn đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh. 1.2.3. Các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất dịch vụ vui chơi giải trí Khi nghiên cứu về dịch vụ vui chơi giải trí, để đưa ra những giải pháp tối ưu cho sự phát triển của dịch vụ này thì một điều không thể không xét đến chính là các yếu tố tham gia vào quá trình tạo ra dịch vụ vui chơi giải trí. Nắm được và hiểu được các yếu tố này, sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn thấu đáo hơn về dịch vụ. Về cơ bản, quá trình sản xuất dịch vụ VCGT có sự tham gia của hai yếu tố sau: Nhà cung ứng: Là người cung cấp dịch vụ VCGT cho khách. Các nhân tố bên trong đó là đội ngũ cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềm năng tài chính, trình độ quản lý, hệ thống thông tin, môi trường văn hoá...để có được những dịch vụ tốt nhất cung cấp cho khách du lịch, một phần lớn phụ thuộc vào chính các nhân tố này và đây cũng là những nhân tố mang tính chủ quan nên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hoàn toàn có thể kiểm soát, điều chỉnh được. Khách hàng: Đây chính là nhân tố thứ hai tạo ra dịch vụ vì một trong những đặc trưng của ngành dịch vụ là quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời. Nghiên cứu về khách hàng, doanh nghiệp cung ứng cần xem xét trên các khía cạnh khác nhau về đặc điểm nguồn khách hàng khác nhau về phạm vi lãnh thổ, phong tục tập quán, trình độ phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật, giới tính, độ tuổi...từ đó thấy được nhu cầu thực sự của khách hàng cho từng nhóm đối tượng như thế nào. 1.2.4. Phân loại dịch vụ vui chơi giải trí
  • 22. du lịch thế giới(UNWTO), có khoảng 70 dịch vụ hoạt động cụ thể liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch, ngoài ra có khoảng 70 hoạt động khác có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ du lịch. Trong đó các dịch vụ VCGT bao gồm hai nhóm: Nhóm 1: Các dịch vụ lien quan đến thể thao - Dịch vụ xúc tiến và tổ chức các cuộc thi đấu thể thao và thể thao giải trí. - Dịch vụ sân gôn - Dịch vụ các trường đua - Dịch vụ cấp phép câu cá - Dịch vụ cấp phép săn bắn - Dịch vụ bãi biển và công viên giải trí - Dịch vụ thể thao mạo hiểm Nhóm 2: Dịch vụ vui chơi giải trí - Dịch vụ các công viên chuyên đề - Dịch vụ lễ hội - Dịch vụ Sòng bạc - Dịch vụ chơi bạc bằng máy - Dịch vụ Vũ trường Dịch vụ VCGT rất đa dạng nên việc phân loại dịch vụ VCGT là công việc khá phức tạp. Tuy nhiên theo tác giả dịch vụ vui chơi giải trí có thể phân loại như sau: 1.2.4.1. Theo sự tham gia của khách du lịch Dịch vụ VCGT với loại hình giải trí có sự tham gia của người hưởng thụ(chủ động): Là các dịch vụ trongđó khách hàng trực tiếp tham gia các hoạt động thể lực hoặc các sinh hoạt sôi động. Ví dụ các dịch vụ vui chơi giải trí như: bowling, leo núi, golf, tàu lượn, bơi thuyền, câu cá, bi-a, khiêu vũ, ca hát.... Dịch vụ VCGT với các loại hình giải trí mang tínhthụ động: Là các dịch vụ trong đó giúp khách hàng tham gia các hoạt động chủ yếu mang ý nghĩa hưởng thụ về mặt tinh thần, không nặng nề về thể lực.Ví dụ các dịch vụ biểu diễn nghệ thuật như: chèo, tuồng, múa rối, cải lương, ca kịch, chầu văn, quan họ, phim, xiếc, nhạc nước... 1.2.4.2. Theo khả năng khai thác, sử dụng tàinguyên
  • 23. sử dụng tài nguyên tự nhiên: Leo núi, vượt thác, cắm trại, săn bắn, thể thao... Các dịch vụ sử dụng tài nguyên du lịch nhân văn: Tham dự các loại hình nghệ thuật truyền thống, các dịch vụ sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Nhà tập đa năng, công viên nước, games... Loại hình VCGT tổng hợp: Áp dụng cho các khu du lịch vừa có tài nguyên tự nhiên và nhân văn. 1.2.4.3. Theo phạm vi khônggian Dịch vụ VCGT dưới nước: Các dịch vụ như lướt ván, lướt sóng, bơi thuyền, lặn biển, môtô nước, chèo thuyền kayaking, đi thuyền hoặc mủng câu Cá... Dịch vụ VCGT trên cạn: Xem biểu diễn nghệ thuật, xem phim, đánh golf, bắn cung, đua ngựa, đấu vật, tham gia các trò chơi trong các khu công viên tổng hợp... Dịch vụ VCGT trên không: Tàu lượn, nhảy dù, khinh khí cầu, vòng quay trên không, dù bay.... 1.2.4.4. Theo đối tượng Dịch vụ VCGT cho thanh thiếu niên: Cầu trượt, đu quay trẻ em, xiếc thú, môtô điện, trượt batanh, lặn tượng... Dịch vụ VCGT cho độ tuổi trung niên: Các loại hình thể thao mạo hiểm, xem biểu diễn nghệ thuật, xem và tham gia các trò chơi dân gian... Dịch vụ VCGT cho người cao tuổi: Xem biểu diễn, triển lãm, thi đấu thể thao thụ động... 1.2.4.5. Theo tính chất của dịch vụ VCGT Dịch vụ VCGT mang tính thuần túy: Chủ yếu là các trò chơi dân gian, các trò chơi mạo hiểm, các loại hình nghệ thuật biểu diễn Dịch vụ VCGT mang tính bổ trợ: Là sản phẩm của các ngành dịch vụ khác nhưng có thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu vui chơi giải trí của khác du lịch trong thời gian đi du lịch như: Mua sắm, ẩm thực, nghỉ dưỡng... Ngoài ra còncó thể phân loại theo qui mô (lớn, nhỏ), theo thời gian (mùa đông, mùa hè), theo phạm vi địa lý. Tại mỗi điểm do điều kiện khác nhau, nên việc phát triển chuyên sâu loại hình du lịch nào cần phải nghiên cứu kỹ, vừa đảm bảo độ đa dạng lại mang tính đặc trưng của điểm.
  • 24. của dịch vụ vui chơi giải trí 1.2.5.1. Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí đối với đời sống kinh tế- xã hội Như đã phân tích ở trên, hoạt động VCGT đóng vai trò quan trọng trong đời sống mỗi con người, đặc biệt là khoảng thời gian khi đi du lịch. Xã hội càng phát triển thì quỹ thời gian rỗi càng nhiều, hoạt động VCGT càng đa dạng, phong phú. Vì vậy hoạt động VCGT không những mang tính xã hội, giáo dục mà còn cả chức năng kinh tế và môi trường sinh thái. Mặt xã hội: Hoạt động vui chơi giải trí là liều thuốc quý báu giúp conngười giải tỏa những căng thẳng và mệt mỏi trong cuộc sống, tái tạo lại nguồn năng lượng đã mất do làm việc. Những hoạt động này đồng thời cũng giúp cho con người trở nên linh hoạt, sáng tạo hơn qua quá trình tham gia các trò chơi và nghỉ ngơi thư giãn. Nó đem lại sự cân bằng tâm lý, lòng tin yêu vào cuộc sống. Do vậy, chức năng xã hội của hoạt động VCGT biểu hiện ở vai trò bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của con người. Hoạt động vui chơi tích cực làm tăng tuổi thọ và khả năng lao động. Qua nghiên cứu y sinh học của các nhà khoa học trên thế giới thì nhờ có chế độ nghỉ ngơi, hoạt động vui chơi hợp lý mà có thể giảm trung bình 30% bệnh tật cho con người, còn những bệnh phổ biến như tim mạch thì giảm gần 50%, bệnh đường hô hấp giảm 40%, các bệnh về thần kinh và về xương, bệnh cơ bắp giảm 30%, bệnh về cơ quan tiêu hoá giảm20%. Mặt giáo dục: Hoạt động này cũng tạo điềukiện cho những nhóm người khác nhau được tiếp xúc, hiểu biết lẫn nhau, hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, tạo nên sự phát triểnhài hoà, toàn diện của con người. VCGT kết hợp với việc giáo dục tư tưởng chính trị cho thanh thiếu niên, thu hút họ vào những hình thức hoạt động văn hoá xã hội bổ ích, những hoạt động này giúp họ sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách hợp lý. Từ đó giảm đi những tệ nạn, giảm số lượng những thanh thiếu niên hư hỏng. Ngoài ra dịch vụ VCGT còn giúp cho việc phát triển tâm sinh lý tốt, giải toả
  • 25. ép nặng nề của cuộc sống công nghiệp đầy sức ép và ô nhiễm, bồi dưỡng thể chất để phát triển cả thể lực và trí lực . Mặt kinh tế: Việc tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, làm tăng hiệu suất lao động của họ cũng chính là ý nghĩa về mặt kinh tế của hoạt động VCGT. Việc nghỉ ngơi, VCGT tích cực và hợp lý tạo điều kiện phục hồi và phát triển sức khoẻ, phát triển khả năng lao động, tái sản xuất mở rộng sức lao động cũng làm tăng hiệu quả kinh tế cho đất nước. Hiệu quả này là do giảm tiêu hao thời gian lao động vì ốm đau, giảm thời gian chữa bệnh trong bệnh viện và giảm thời gian đi khám bệnh. Mặt khác, phát triển các hoạt động VCGT sẽ tạo ra nhiều việc làm cho một bộ phận người lao động và các hoạt động này chủ yếu cung cấp các dịch vụ và một số hàng hoá, đòi hỏi nhiều lao động sống và trong nhiều trường hợp không thể cơ giới hoá được. Hoạt động VCGT phát triển đã tạo ra nhiều việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho nhân dân địa phương. Điều này thực sự có ý nghĩa quan trọng nhất là ở những nước đông dân, thiếu việc làm như nước ta hiện nay. VCGT chính là một nhân tố làm tăng độ hấp dẫn và chất lượng của các sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả kinh tế của ngành công nghiệp quan trọng này. Bảo vệ môi trường sinh thái: Hoạt động VCGT còn có một chức năng quan trọng đó là chức năng sinh thái. Như ta đã biết, hoạt động VCGT của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gần gũi với thiên nhiên. Vì vậy muốn phát triển các hoạt động VCGT cần bảo vệ, khôi phục và tối ưu hoá môi trường tự nhiên. Chẳng hạn như xây dựng các công viên, khu vui chơi ở những nơi có mật độ dân số cao, dành lại những lãnh thổ có thiên nhiên còn ít bị biến đổi ở những vùng ngoại vi thành phố và tiến hành các biện pháp cải tạo. Tất cả các khu du lịch, công viên, khu vui chơi và vùng ngoại vi thành phố sẽ trở thành các tiểu vùng sinh thái cung cấp không khí trong lành cho người dân ở các thành phố.
  • 26. những chức năng quan trọng trên, có thể thấy rõ vai trò của hoạt động vui chơi giải trí đối với sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi địa phương là hết sức quan trọng. 1.2.5.1. Vai trò của dịch vụ vui chơi giải trí đối với hoạt động du lịch Vui chơi giải trí cũng là một động cơ lớn thúc đẩy du khách tham gia vào các hoạt động du lịch, là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn lớn cho các chương trình du lịch. Các hoạt động vui chơi giải trí là con đường rất ngắn giúp du khách có được cảm giác sảng khoái, phấn khích và vui vẻ trên suốt chuyến đi. Đây là hoạt động có sức lôi cuốn, có khả năng kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách tại điểm du lịch. Đem lại doanh thu lớn cho các nhà kinh doanh trực tiếp dịch vụ VCGT và cả những nhà kinh doanh gián tiếp. Chính vì vậy sự có mặt của hoạt động vui chơi giải trí trong hoạt động du lịch nói chung là hết sức cần thiết. Ở những nước có nền công nghiệp phát triển và trình độ phát triển kinh tế cao như Hoa kì, Nhật Bản, Pháp… nhu cầu vui chơi giải trí là một yếu tố không thể thiếu đối với những người đi du lịch. Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy mức chi tiêu cho nhu cầu vui chơi giải trí đối với du khách Hoa Kì chiếm đến 10% tổng thời gian và 20 - 25% tổng chi phí chuyến đi. Khách du lịch Nhật chi tiêu về giải trí chiếm trên dưới 35% nhưng về thời gian chỉ chiếm 5 - 8% tổng quỹ thời gian của một chuyến du lịch. Du khách Đức và Pháp có mức chi tiêu về thời gian và chi phí cho các dịch vụ vui chơi giải trí dưới 20%. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp việc chi tiêu cho vui chơi giải trí của khách du lịch là không giới hạn. Từ những thông số trên, có thể nhận thấy vị trí quan trọng của các hoạt động VCGT trong nội dung một chương trình du lịch. Đây là một hoạt động chiếm tỉ phần khá lớn trong cơ cấu hoạt động du lịch, bởi nó không chỉ đem lại sự thoải mái cho du khách mà còncó thể mang đến cho các nhà đầu tư du lịch một nguồn lợi nhuận khổng lồ. Xuất phát từ tầm quan trọng trong việc tạo nên sức hút du lịch mà nhiều nước trên thế giới đã rất chú trọng đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí nổi tiếng như: Disneyland ở California (Mỹ), EuroDisney ở Paris (Pháp), thủy cung ở Tokyo (Nhật Bản), khu Jurang Park ở Singapore, khu sòng bạc nổi tiếng thế giới ở Macao, ở Malaysia… Mục đích của việc xây dựng những công trình này là đều nhằm thỏa
  • 27. nhiều các nhu cầu đa dạng và khác biệt của các đối tượng du khách khác nhau. Trên thực tế, những công trình này đã hoạt động rất có hiệu quả, trở thành những điạ chỉ quen thuộc và nổi tiếng đối với du khách và thu về nguồn lợi khổng lồ hàng năm cho chủ đầu tư. Hoạt động vui chơi giải trí có đặc tính là những hoạt động vui vẻ, sôi nổi và linh hoạt nên nó là yếu tố tinh thần quan trọng cho một chương trình du lịch. Một chương trình du lịch có thể sẽ trở nên tẻ nhạt nếu thiếu đi những hoạt động vui chơi giải trí lý thú. Như vậy có thể nói hoạt động vui chơi giải trí như một thứ gia vị đặc sắc tăng thêm phần đậm đà cho món ăn là các chương trình du lịch, tạo nên sự phong phú đa dạng các hoạt động của các chuyến đi, tạo nên sức hút đối với khách du lịch. Ngoài ra, khu VCGT còn được xem là yếu tố cơ sở vật chất lỹ thuật để phát triển du lịchtại một điểmđến du lịch. Một ví dụ điểnhình về sự so sánh nhịp độ phát triển du lịchtại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, rõ ràng có thể thấy thành phố Hồ Chí Minh có tốcđộ phát triểndu lịch nhanh và mạnh mẽ hơn thủ đô Hà Nội, một phần chính làbởi du lịch thành phố Hồ Chí Minh biết cách khai thác các hoạt động VCGT một cách có hiệu quả và hợp lý hơn 24, Tr 31. Tóm lại, hoạt động VCGT đóng vai trò không thể thiếu trong đời sống xã hội, ngoài việc tạo ra điều kiện nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động cho con người, VCGT còn góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch, tăng sức hấp dẫn của hoạt động du lịch, kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng doanh thu du lịch... 1.2.6. Các nhân tố cơ bản tác động đến hoạt động VCGT 1.2.6.1. Dân cư và các đặc điểm kinh tế - xã hội của dân cư Dân cư là lực lượng sản xuất chính của xã hội, là nguồn tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của xã hội. Cùng với hoạt động lao động tạo ra của cải vật chất, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Do vậy, dân cư chính là một trong những nguồn giải quyết cho yếu tố đầu ra cho dịch vụ vui chơi giải trí, hay nói cách khác, dân cư chính là nguồn khách tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên, số lượng người và mức độ tham gia của dân cư vào hoạt động vui chơi giải trí còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại mỗi địa bàn nơi dân cư sinh sống. Sự phát triển này được thể hiện rất rõ ràng
  • 28. qua một số yếu tố như mức thu nhập bình quân, trình độ giáo dục, cơ sở hạ tầng… Có thể dễ dàng nhận thấy, khi người dân có mức thu nhập bình quân cao và có thể chi tiêu một cách thoải mái thì họ sẽ dễ dàng nảy sinh nhu cầu vui chơi giải trí hơn khi thu nhập của họ chỉ đủ trang trải chi tiêu hang ngày. Ngoài ra, một số yếu tố xã hội như nghề nghiệp, độ tuổi, sở thích…cũng có thể ảnh hưởng tới hành vi tham gia hoạt động vui chơi giải trí của dân cư. Chính vì vậy, việc phân tích đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của dân cư tại một điểm du lịch là cần thiết vì để đáp ứng nhu cầu VCGT của khách du lịch thì trước hết bản thân dịch vụ VCGT cũng phải thể hiện sự hấp dẫn và lôi cuốn người dân địa phương trước. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế - xã hội của một địa phương thường gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ. Việc phát triển các hoạt động VCGT không thể thiếu yếu tố này, bởi đây chính là yếu tố giúp các doanh nghiệp đa dạng hóavà nâng cao chất lượng sảnphẩm dịch vụ VCGT. 1.2.6.2. Nguồn tài nguyên du lịch Tài nguyên là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên các sản phẩm VCGT. Số lượng tài nguyên, chất lượng, đặc tính của các nguồn tài nguyên và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển các loại hình VCGT tại mỗi địa phương, cụ thể như sau: * Vị trí địa lý Vị trí địa lý có ảnh hưởng quan trọng trong việc giải quyết vấn đề cầu cho hoạt động vui chơi giải trí. Điểm VCGT nằm ở khu trung tâm với dân số đông và cơ sở hạ tầng phát triển sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi để khai thác các hoạt VCGT. Ngược lại, nếu khu VCGT nằm tại một nơi xa xôi hẻo lánh, đi lại không thuận tiện thì sẽ rất khó khăn để có thể phát triển hoạt động VCGT. Tuy nhiên, nhiều khi vị trí địa lý kém thuận lợi cho việc đi lại, lại trở thành lợi thế để phát triển các loại hình VCGT độc đáo, hấp dẫn. * Địa hình Địa hình là yếu tố rất quan trọng để hình thành và khai thác một cách hợp lý các loại hình VCGT. Mỗi loại địa hình khác nhau phù hợp với việc khai thác một loại hình VCGT riêng biệt. Ví dụ như với địa hình bằng phẳng rộng rãi thì việc khai thác các hoạt động như đánh golf là phù hợp, ngược lại với loại địa hình núi thì nên
  • 29. động leo núi mạo hiểm, địa hình miền biển có thể phát triển các loại hoạt động như lướt ván, đua thuyền, môtô nước… Tóm lại, việc khai thác hợp lý yếu tố địa hình sẽ giúp phát triển tối đa nguồn lực này của tự nhiên phục vụ cho sự phát triển của hoạt động VCGT. * Khí hậu Điều kiện khí hậu là rất cần thiết để triển khai nhiều loại hình VCGT như trượt tuyết, khinh khí cầu, tàu lượn…Bên cạnh các loại hình vui chơi giải trí yêu cầu điều kiện thời tiết đặc biệt như trên, về cơ bản hoạt động VCGT rất cần có sự hậu thuẫn của điều kiện thời tiết, bởi lẽ các hoạt động này chỉ có thể diễn ra một cách thành công khi không có những hiện tượng thời tiết bất thường như dông, bão, lũ lụt và các thiên tai khác xảy ra. Chính vì vậy, điều kiện thời tiết cũng là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá trong việc khai thác các hoạt động VCGT. * Nguồn nước Nguồn nước là cơ sở quan trọng để triển khai một số loại hình thể thao dưới nước. Nguồn nước tự nhiên như sông, hồ, biển là mặt phẳng lý tưởng cho các loại hình thể thao như lướt ván, xe đạp nước, bơi thuyền… Nguồn nước nhân tạo như bể bơi, hồ nước tại các công viên, biển nhân tạo là những địa điểm có sức thu hút đặc biệt với khách du lịch. * Sinh vật Sinh vật gồm cả thực vật và động vật, là nhân tố ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên tại khu VCGT. Cây xanh bao phủ là điều kiện tự nhiên làm cảnh quan tại khu vui chơi giải trí đẹp hơn, tạo báng mát cho khách nghỉ ngơi, tản bộ trong những ngày nóng bức. Động vật tại điểm du lịch làm cho quang cảnh trở nên sống động và hấp dẫn hơn với du khách đến tham quan. Chính nguồn tài nguyên sinh vật là động lực gây nảy sinh thêm một số nhu cầu của du khách như nhu cầu được trực tiếp tiếp xúc với các loài vật hoang dã, hay nhu cầu tìm hiểu về các loài thực vật… Do vậy, trong khai thác và phát triển các khu VCGT nên chú ý tới tầm quan trọng của yếu tố sinh vật để có thể tận dung tối đa hiệu quả của yếu tố này trong việc thu hút khách. 1.2.6.3. Cơ sở hạ tầng
  • 30. tầng là cơ sở vật chất không phải do một tổ chức du lịch nào xây dựng mà là sở hữu của toàn xã hội. Cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo nên các sảnphẩm VCGT cung ứng cho con người. Hệ thống giao thông là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận của du khách với khu VCGT. Đường đi thuận tiện, sạch sẽ, rộng rãi sẽ có tác động rất tích cực tới hiệu quả hoạt động và thu hút khách của khu VCGT. Hệ thống cung cấp điện, nước cũng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự liên tục trong hoạt động của VCGT. Đặc biệt đối với những trò chơi phụ thuộc hoàn toàn vào hai yếu tố điện và nước để có thể vận hành thì khả năng cung cấp điện và nước của địa phương lại càng trở nên quan trọng. Khả năng cung cấp yếu sẽ khiến cho khu VCGT phải họat động ngắt quãng, khiến cho khách hàng mất hứng thú tham gia các hoạt động và gây ảnh hưởng đến hình ảnh của khu VCGT. 1.2.6.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham gia các hoạt động VCGT. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phục vụ cui chơi giải trí bao gồm công viên, rạp hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc, sân vận động, vũ trường, phòng tập thể dục thể thao…Cơ sở vật chất kỹ thuật là điềukiện nâng cao chất lượng sản phẩm VCGT. Mạng lưới thương nghiệp tại các địa điểm VCGT là một thành phần của cơ sở vật chất tại điểm VCGT, nó không chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ ăn uống, mua sắm cho khách hàng mà bản thân nó cũng là những hoạt động có thể sử dụng vào mục đích phục vụ nhu cầu VCGT cho du khách. Cơ sở y tế cũng là một yếu tố quan trọng trong hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Đây là cơ sở cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và cấp cứu cho những trường hợp khách du lịch không may bị tai nạn trong quá trình tham gia các hoạt động tại khu VCGT. 1.2.6.5. Cơ chế chính sách của địa phương Cơ chế chính sách của địaphương bao gồm cơ chế chính sách phát triểndu lịch và cơ chế chính sách của các ban ngành có liên quan như đầu tư, xây dựng, tài nguyên đất… Khi cơ chế chính sáchlinh hoạt, thủ tục ngắn gọn, rõràng, thêm những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong một số trường hợp sẽ giúp các nhà đầu tư yên tâm và thuận lợi trong việc đầu tư phát triển các dịch vụ VCGT.
  • 31. tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ VCGT. Đánh gía sự phát triển dịch vụ VCGT tại một khu du lịch là một việc tương đối khó khăn, phải kết hợp hài hoà những đánh giá khách quan và chủ quan. Vì vậy, một mặt cần khảo sát, đánh gía đối sánh tiềm năng với thực trạng phát triển hệ thống dịch vụ VCGT qui mô hệ thống dịch vụ VCGT, sự đa dạng về loại hình dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, hệ thống cung ứng dịch vụ….mặt khác, tiến hành điều tra khách hàng để có sự đánh giá khách quan về chất lượng dịch vụ, mức độ đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng…Vì vậy, đề tài đưa ra 14 tiêu chí đánh giá chủ yếu, là cơ sở để có sự đánh giá cá nhân cũng như đưa ra hệ thống các chỉ tiêu điều tra khách hàng. Thu nhập từ dịch vụ VCGT: Đây là chỉ tiêu định lượng quan trọng hàng đầu, thể hiện ở qui mô doanh thu, lợi nhuận và tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân.Thu nhập cao thể hiện phần nào sự phát triển và sức hấp dẫn của dịch vụ. Lượng khách và chi tiêu bình quân khách: Sự phát triển dịch vụ VCGT thể hiện ở việc điểm đến có thu hút được số lượng khách lớn không, mức chi tiêu bình quân của khách so với cơ cấu chi tiêu các dịch vụ khác tại điểm đến và các điểm đến khác có điều kiện tương tự ở trong nước và thế giới như thế nào. Sự an toàn của dịch vụ VCGT: Là tiêu chí cơ bản và quan trọng cho bất cứ loại hình vui chơi giải trí nào. Sự an toàn ở đây bao gồm cả an toàn về mặt thể chất và tinh thần. Điều này đặc biệt với những dich vụ VCGT mang tính mạo hiểm cao. Giá cả: Là tiêu chỉ tiêu quan trọng, có khả năng tạo ra kích thích lớn về cầu dịch vụ VCGT của du khách, góp phần tạo ra sức hấp dẫn của dịch vụ VCGT đối với du khách. Trong một số trường hợp giá cả lại thể hiện chất lượng và đẳng cấp của dịch vụ. Đối với các doanh nghiệp du lịch, việc tạo ra chính sách giá linh hoạt là một trong những giải pháp quan trọng để thu hút các đối tượng khách khác nhau và tăng doanh thu ngoài thời vụ du lịch. Sự gắn kết dịch vụ VCGT trong chương trình: Thể hiện sự chủ động, linh hoạt, thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt nhu cầu của khách để đưa các dịch vụ VCGT phù hợp, hấp dẫn vào chương trình du lịch. Mức độ đa dạngloại hìnhdịch vụ VCGT tại các điểm du lịch: Nhu cầu của khách du lịch rất đa dạng và không giới hạn. Sự đa dạng các loại hình VCGT giúp
  • 32. nhiều cơ hội lựa chọn cho phù hợp nhu cầu, sở thích. Chính vì thế, mức độ hấp dẫn của điểm đến một phần phụ thuộc vào mức độ đa dạng loại hình dịch vụ VCGT, đồng thời cũng cần tạo ra được sự khác biệt về dịch vụ so với những điểm du lịch khác. Mức độ đáp ứng nhu cầu VCGT: “Khách hàng là thượng đế”, dịch vụ VCGT chỉ phát triển được nếu đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Thông thường phát triển loại hình vui chơi giải trí nào sẽ phụ thuộc rất nhiều đặc điểm tài nguyên du lịch và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại ở nơi đó. Dịch vụ VCGT ở nước ta nhìn chung là nghèo nàn, đơn điệu, phần lớn các loại hình VCGT ứng dụng kỹ thuật đã lạc hậu nên mức độ đáp ứng tị hiếu thấp. Kỹ năng phục vụ của nhân viên: Là một loại hình dịch vụ nên yếu tố con người có quyết định rất lớn đối với thành công của dịch vụ VCGT. Kỹ năng này thể hiện chủ yếu ở thao tác kỹ thuật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ lao động đặc biệt là nhân viên phục vụ trực tiếp. Cơ sở vật chất kỹ thuật khu VCGT: Là một trong những yếu tố tạo nên dịch vụ VCGT. Nhiều khi mức độ tiện nghi là yếu tố hữu hình có tác động rất lớn tới quyết định mua của du khách. Vì thông qua đó khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ và dễ dàng so sánh dịch vụ giữa các điểm đến khác nhau. Cơ sở hạ tầng khu vui chơi giải trí: Sự thuận tiện, ổn định và tiện nghi về đường giao thông, hệ thống điện, nước, viễn thông, y tế…là yếu tố quan trọng đánh gía mức độ phát triển đồng bộ của hệ thống dịch vụ VCGT. An ninh và vệ sinh khu VCGT: Sự sạch sẽ, an toàn ở các điểm VCGT sẽ thể hiện sự chu đáo, sang trọng và tôn trọng khách hàng. Mức độ phù hợp về sức chứa khu VCGT: Sức chứa thể hiện ở ba phạm vi: Sức chứa của cả hệ thống cung ứng dịch vụ VCGT trong khu vực; sức chứa của khu vui chơi giải trí và không gian dành cho mỗi khách hàng tham gia loại hình VCGT nào đó trong khu VCGT. Sức chứa này có thể lớn nhỏ khác nhau, phụ thuộc vào từng loại hình dịch vụ VCGT. Tổ chức đón và tiễn khách: Được đánh giá thông qua thái độ, trang phục, cách thức tổ chức đón tiễn khách, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc đón tiễn...Tổ chức đón tiễn khách là yếu tố quan trọng đánh giá sự chuyên nghiệp và chất lượng
  • 33. trong cung ứng dịch vụ: “ ấn tượng ban đầu là quan trọng nhất và ấn tượng cuối cùng sẽ lưu lại sâu đậm nhất”. Mức độ thuận tiện và chính xác trong đặt chỗ và thanh toán: Thể hiện sự nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện khi tiếp cận và đặt dịch vụ. Các dịch vụ đã đặt không bị thay đổi khi không có những lý do chính đáng. Đây cũng là yếu tố quan trọng đánh giá sự chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ”2, Tr13 1.2.8. Qui trình và phương pháp đánh giá sự phát triển của dịch vụ VCGT Có rất nhiều phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ như: căn cứ vào sự thỏa mãn của khách hàng, căn cứ vào đánh giá của các nhà cung cấp hay của các chuyên gia....Phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp căn cứ vào sự thỏa mãn của khách hàng. Đối với các dịch vụ vui chơi giải trí thì thường sử dụng phương pháp này thông qua hình thức phát phiếu điều tra với các bước sau. Sơ đồ 1.1. Qui trình đánh giá sự phát triển của dịch vụ vui chơi giải trí Việc tổng hợp điểm được thực hiện dựa trên công thức sau: Bước 1: Xác định mẫu điều tra Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra và xác định thang điểm Bước3: Phát phiếu điều tra Bước 4: Thu phiếu điều tra Bước 5: Xử lý số liệu Bước 6: Kết luận
  • 34. quân của chỉ tiêu thứ j  Xj Xj  j 1 n Trong đó: n: Số khách tham gia cho điểm j: Chỉ tiêu được đánh giá X j : Điểm bình quân của chỉ tiêu j Xj: Số điểm đánh giá chỉ tiêu j + Điểm bình quân các chỉ tiêu: m Xj X  j1 m Trong đó: X : Điểm bình quân các chỉ tiêu X j : Điểm bình quân chỉ tiêu thứ j m: Số các chỉ tiêu Thang điểm được lập ra tương ứng với mỗi chỉ tiêu cụ thể là: - Rất tốt : 5 điểm - Tốt : 4 điểm - Trung bình : 3 điểm - Kém : 2 điểm Đánh giá chung: X j = 4,1 5,0 Vượt mức trông đợi (V)
  • 35. 3,6  4,0 Đáp ứng được mức trông đợi (Đ) X j = 3,5  3,0 Dưới mức trông đợi (D) Từ kết quả thu được, người nghiên cứu so sánh với thang điểm để đánh giá về chất lượng dịch vụ và đưa ra kết luận. 1.3. Kinh nghiệm phát triểndịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịchtrên thế giới và Việt Nam 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịch trên thế giới 1.3.1.1 Khu du lịch Mattbusch (CHLB Đức) Hình thức tổ chức các loại hình VCGT ở khu du lịch Mattbusch rất hợp lý. Với diện tích chỉ có 35 ha nằm sát công viên rừng, các nhà qui hoạch đã tổ chức ở đây hầu hết các loại hình VCGT thông thường. Tại trung tâm toàn khu nơi tập trung nhiêu nhất các công trình: Khách sạn, hội trường ... có các loại hình VCGT ứng dụng tiến bộ KHKT như hệ thống sân bãi thể thao, bar, bể bơi và các trò chơi khác phục vụ cho khách tham quan trong ngày. Trên trục đường lớn từ đại lộ dẫn vào khu là quảng trường lớn dành cho sinh hoạt cộng đồng, nơi tổ chức những cuộc hội hè lớn ở thành phố, những ngày vui, ngày lễ trong năm. Quảng trường này còn dành tổ chức các cuộc thi tài trong các dịp lễ trong thành phố và với các thành phố khác.Những trò chơi cao cấp, dành cho số ít được tổ chức trong các nhóm trại. Phần lớn diện tích rừng được tổ chức thành các bãi cắm trại cho cư dân thành phố nghỉ cuối tuần”14, Tr14 Các loại hình VCGT được tổ chức thành 6 khu: - Trung tâm - khu đa chức năng: Hội thảo, hội trường đa năng, nhà hàng cà phê, bể bơi trong nhà, khu hành chính… - Các bể bơi bên ngoài - Khu trang trại - Khu vui chơi cộng đồng - Thể thao nước
  • 36. chơi khác 1.3.1.2. Khu du lịch núi Tutchal (Iran) Tutchal là một vùng núi nổi tiếng của Iran.Với đỉnh cao 3590m ở đây luôn có tuyết - một tài nguyên lý tưởng cho đất nước Iran nóng khô. Tutchal nằm kề ngay với Teheran, một thị trường có nhu cầu cao về du lịch và VCGT.Vui chơi giải trí ở đây sử dụng triệt để các điều kiện tự nhiên, được tổ chức thành các tuyến lớn theo các khe địa hình. Trên mỗi tuyến đều tận dụng các điểm xanh để tổ chức các khu cắm trại, các điểm VCGT. Ứng dụng các tiến bộ KHKT và hoạt động VCGT trong khu du lịch núi này là hệ thống cáp treo nối các khu chức năng với nhau vừa là phương tiện giao thông, vừa là hình thức VCGT độc đáo. 1.3.1.3. Hệ thống vườn giải trí ở Kuala Lumpur(Malaysia) Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia là một thành phố cuốn hút rất nhiều khách du lịch, ở Kuala Lumpur du khách được đáp ứng mọi nhu cầu về nhà ở, khách sạn, rạp chiếu bóng, quán đêm... Kuala Lumpur còn là nơi có các dịch vụ bán hàng với một lượng hàng hoá khác nhau rất phong phú. Nhưng đặc biệt, sức hấp dẫn của thủ đô Malaysia là ở những khu vườn tươi đẹp đang ngày ngày chào đón du khách đến nghỉ ngơi, giải trí. Vườn hồ Tasek Perdana: Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Kuala Lumpur. Du khách đến đây nghỉ ngơi được đi thuyền trên mặt hồ xanh trong thong thả lướt qua những mảnh vườn êm ả, líu lo tiếng chim. Công viên chim: Nằm giữa những thảm cỏ xanh rờn và khung cảnh đa sắc Taman Tosck Perdana là khu bảo tồn chim chóc độc đáo của Kuala Lumpur. Công viên này ở cạnh vườn phong lan từ bao lâu nay đã trở thành nơi cư ngụ của hàng ngàn loài chim quý hiếm. Vườn Hoa Dâm Bụt: Đây là nơi du lịch cuốn hút nhất ở Kuala Lumpur hiện nay. Vườn này với đủ các chủng loại hoa dâm bụt tạo nên những bức tranh đa sắc, hấp dẫn.
  • 37. Khu vườn độc đáo này là nơi trưng bày bộ sưu tập điêu khắc đã đoạt giải thưởng của những nghệ sĩ nổi tiếng nhất Châu Á. Trong đó, các nước Đông Nam Á (Malaysia, Singapore, Indonesia, Thailand, Brunei, Darussalam và Philippines) đã góp phần không nhỏ cho bộ sưu tập nghệ thuật này. Vườn Phong Lan: Nằm cạnh khu lưu niệm Tun Abdul Razak là khu vườn hoa phong lan quyến rũ bởi các loại hoa phong lan nhập ngoại và các loài cây đặc sản địa phương, bao gồm cả cây lai giống. Du khách có dịp thưởng thức vẻ đẹp phong lan ở nơi đây, trên một đỉnh đồi kỳ vĩ. Công viên Titiwangsa: Nằm ngay sát trung tâm thành phố, công viên Titiwangsa là một vườn hồ giải trí được nhiều người biết đến ở Kuala Lumpur. Ở đây có một chiếc hồ nhân tạo, nhà hàng và khu vui chơi trẻ em... thuận lợi cho những chuyến picníc, những môn thể thao dưới nước, những cuộc đi bộ thư dãn đầu óc. ”.14, Tr14 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ vui chơi giải trí ở một số khu du lịch Việt Nam. 1.3.2.1 Công viên giải trí Vinpearl – Nha Trang Công viên giải trí Vinpearl nằm cách thành phố biển Nha Trang 3 km về phía Đông, thuộc khu vực đảo Hòn Tre.Với qui hoạch kiến trúc hiện đại, công viên được thiết kế thành một hệ thống độc lập nhưng đặt liên hoàn và hài hoà cạnh hệ thống Vinpearl Resort & Spa. Công viên được xây dựng trên diện tích 200.000 m2 với rất nhiều công trình hiện đại và đặc sắc, bao gồm các hạng mục hiện đại, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí và khám phá của du khách. Có thể sánh ngang với nhiều công viên giải trí tiên tiến của nhiều nước trong khu vực và châu lục. Công viên giải trí Vinpearl bao gồm nhiều công trình có qui mô tầm cỡ như: Tuyến cáp treo vượt biển được đề cử kỷ lục Guiness thế giới với chiều dài 3.320m, dãy phố mua sắm rộng 6000 m2 với những gian hàng thiết kế độcđáo, Khu công viên nước Vinpearl rộng 60.000 m2 với nhiều trò chơi mạo hiểm kỳ thú; khu sân khấu nhạc nước và biểu diễn ngoài trời với sức chứa hơn 5.000 chỗ ngồi; Trung tâm hội nghị và biểu diễn đa năng có sức chứa 1.500 chỗ ngồi với các trang thiết bị âm
  • 38. tối tân hiện đại đại với các làn trượt cảm giác mạnh hoặc thư thái với bãi biển tinh khiết cát trắng phau dài 450 cm. Các trò chơi tại công viên nước Vinpearl- Nha Trang * Khu vực trò chơi mạo hiểm 1 (real Thrill) - Phao bay vượt dốc ( Uphill Boats) - Đường trượt nhiều làn đặc biệt ( Multisurf) - Lỗ đêm vũ trụ ( Space Hole) - Cảm tử quân ( Kamikaze) - Rơi tự do ( Free fall) - Sóng thần ( Tsunami) * Khu vực trò chơi dành cho trẻ em ( Kiddie pool) * Hồ tạo sóng (Wave pool) * Dòng sông lười ( Lazy river) * Khu trò chơi gia đình và mạo hiểm 3 ( Family area and real Thrill 3) Máng trượt thân người ( Traditional body slide) Family rafting slide Inner Tube slide (ống đen) * Bãi tắm sandsilk * Nhà hàng Vịnh Xanh (Blue lagoon restaurant) * Shop thế giới nước (Water world souvernir shop) Thuỷ cung vinpearl: Với diện tích3.400 m2, đây là một đại dương thu nhỏ với hơn 300 loài cá đẹp, quý hiếm và lạ mắt được chia theo vùng khí hậu Amazon, khu sinh vật biển vùng khí hậu Duyên Hải. Khi tham quan thuỷ cung Vinpearl, du khách sẽ được di chuyển bằng thang cuốn trong một đường hầm dưới đáy biển được thiết kế công phu để tạo cảm giác hấp dẫn, kỳ bí. Cho đến nay, thuỷ cung Vinpearl vẫn là thuỷ cung lớn nhất Việt Nam.30, Tr11
  • 39. hoạt động phục vụ nhu cầu VCGT tại Nha Trang – Khánh Hoà STT Loại hình Tên hoạt động Mô tả Giá dịch vụ Đơn vị tổ chức 01 Nghỉ dưỡng Nghỉ dưỡng cao cấp Các dịch vụ cao cấp: khách sạn, bungalow, nhà hàng, cafe – bar, tắm biển, spa...riêng biệt. Giá phòng dao động từ 150 usd - 400 usd tùy theo thời điểm. Ana Mandara resort, Eveson Hightway Resort, Vinpearl Resort, Diamond Bay Resort, Hon Tam Resort... 02 Hoạt động thể thao Đánh golf Sân tập golf, sân đánh trong nhà, ngoài trời, khu tập chipping, putting, hố cát, pro shop, đèn chiếu ban đêm, hướng dẫn thực hành qua video, sân tennis… Diamond Bay Thể thao dưới nước Lặn Biển xem san hô, Jetky, Bay dù, ... 300.000đ/ 15 phút Hoa Biển Tuyết, Hải Minh... Leo núi Khám phá núi rừng Khánh Hòa, ... 20$/khách Adventure 03 Công viên giải trí cao cấp Vinpearlla nd Hệ thống cáp treo, trò chơi cảm giác mạnh, game, công viên nước, thủy cung, ẩm thực... Trọn gói 300.000 đ/khách Vinpearlland
  • 40. sản tươi sống Tôm hùm, Cua, Ghẹ, Bào ngư, Vi cá, Hải sâm, Nhum biển, Cá mú mặt quỷ... Làng Chài, Bãi Tiên,... Đặc sản Nem Ninh Hòa, Bún cá dầm, Yến, Nước Mắm, Mực 1 nắng,... 18.000đ/phần Chợ Đầm, Lê Lợi... Quán nhậu Lẩu dê, cầy, hải sản 120.000 – 200.000 Nguyễn thị minh khai, Tháp Bà... 05 Cafe Bar Cafe Cafe , Kem tươi, Trà sữa, Sinh tố... 12.000 – 20.000 Babolat, Tuổi Ngọc, Diamond, Catherlin, Hoa Biển, Hòn Kiến,... Bar Disco and drink 40.000 – 80.000 Rocky bar, Sailing Club, OX, GMC, 007, No1, New, ... 06 Karaoke Massage Spa Karaoke Karaoke gia đình, karaoke cao cấp 80.000 – 120.000 Karaoke Thủy Trúc, Trúc Xanh, Thiên Minh, Massage – Spa Massage mặt, massage chân, massge toàn thân, xông hơi, tắm khoáng... 150.000 trở lên Quốc Tế, Duyên Hải, Sứ Spa, Nguyên Spa... 07 Điện ảnh, văn nghệ Xem phim – ca nhạc Phim chiếu rạp, ca nhạc phòng trà.. 30.000đồng/suất Rạp 08 Hoàng Hoa Thám, cafe Book, cafe Hòn Kiến, cafe Phú Sĩ... Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa (năm 2010) 1.3.2.2. Công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên Đường Bảo Sơn(Hà Nội) Công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên đường Bảo Sơn là khu giải trí duy nhất tổng hợp cả kinh tế và du lịch. Công viên có diện tích 20 ha, được khởi
  • 41. 3/2005, và tọa lạc tại Km 8 đường Láng – Hòa Lạc. Tập đoàn Bảo Sơn - Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn là chủ đầu tư. Tại đây du khách sẽ vừa được chiêm ngưỡng nền văn hóa và kiến trúc cổ Việt Nam, một mô hình Việt Nam thu nhỏ với những nét tinh hoa, đặc sắc mà thiên nhiên và tạo hóa đã ưu đãi cho riêng đất nước và con người Việt Nam, vừa có thể sở hữu những sản phẩm tinh xảo mang đặc trưng văn hoá vùng miền được làm ra bởi những nghệ nhân.Các khu vực trong công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên Đường Bảo Sơn bao gồm: Bảng 1.2. Các hạng mục VCGT tại Thiên đƣờng Bảo Sơn STT Hạng mục 1 Phố cổ 2 Khu làng nghề truyền thống Việt Nam 3 Khu ẩm thực & biểu diễn nghệ thuật với món ăn đặc sắc 3 miền 4 Khu Bảo tồn Thiên nhiên 5 Khu vui chơi Giải trí và Công Nghệ 6 Khu Khách Sạn và Khu Công Cộng Nguồn: Tập Đoàn Bảo Sơn Đây là khu vui chơi giải trí hiện đại nhất của thủ đô, công viên giải trí và du lịch văn hóa Thiên Đường Bảo Sơn được trang bị một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại. Chủ đề của Thiên Đường Bảo Sơn là bảo tồn kiến trúc cổ Việt Nam, tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp, khai thác những nét độc đáo của thiên nhiên và văn hóa Việt Nam trong một quần thể du lịch, giải trí công nghệ cao của châu Âu và thế giới. Đến đây, khách du lịchsẽ được hoà mình trong không gian rộng lớn, với các khu du lịch hấp dẫn như khu làng nghề truyền thống Việt Nam, khu du lịch sinh thái, khu phố cổ, khu ẩm thực và biểu diễn nghệ thuật với món ăn đặc sắc của 3 miền… Với diện tích 5.000m2, khu phố cổ tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt của người dân Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là nét độc đáo của công viên với
  • 42. nhà liền kề được thiết kế và xây dựng theo kiến trúc Hà Nội xưa. Mỗi căn nhà là một cửa hàng trưng bày và kinh doanh sản phẩm truyền thống được sắp xếp đảm bảo sự kết hợp hài hoà, tạo nên cảnh tượng sinh động về Hà Nội xưa. Đây không chỉ là nơi bảo tồn kiến trúc độc đáo của Hà Nội xưa, mà còn bảo tồn di sản văn hoá tinh thần về lịch sử của một Hà Nội ngàn năm văn hiến, giúp cho du khách có thể thưởng ngoạn, tìm hiểu, thưởng thức những món ăn, những dịch vụ đã từng có trong lịch sử của Hà Nội và còn nguyên giá trị sử dụng cho đến ngày nay. Khu làng nghề truyền thống có diện tích 10.000m2, nơi đây hội tụ và tái hiện 15 làng nghề truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam từ quy trình sản xuất, chế tác đến phong cảnh, bối cảnh làm ra chúng, với cây đa, giếng nước, đình làng đem lại cho khách tham quan cảm giác thú vị và độc đáo. Khu làng nghề được chia theo các phân khu tương ứng với từng nghề đặc trưng. Mỗi căn nhà đều là nơi tổ chức thao diễn sản xuất trực tiếp, trong đó, du khách có thể tham gia vào quá trình sản xuất hoặc mua các sản phẩm của những làng nghề nổi tiếng như Lụa Vạn Phúc, tranh đá quý, gốm Phù Lãng, vàng bạc đá quý, song mây, nghề gốm, gỗ chạm khảm, gò đúc đồng, nhuộm thổ cẩm sáp người Dao, dệt thổ cẩm dân tộc Thái, túi mỹ nghệ, khảm gỗ, thêu ren, giả cổ... Đình làng cũng là nơi tái hiện lại những sinh hoạt văn hoá cộng đồng của làng Việt truyền thống với họp làng, chiếu chèo, hát quan họ, biểu diễn rối nước, các chương trình ca múa nhạc dân tộc. Hiện hữu trong khuôn viên Thiên Đường Bảo Sơn là một công viên có thiên nhiên tươi đẹp, rợp bóng sắc lá, sắc hoa và thế giới hoang dã của cây cỏ, chim muông… Bên cạnh đó là một thế giới đại dương thu nhỏ với 2 ngọn núi nhân tạo lấy từ tích Hòn Trống Mái nổi tiếng có chiều cao 35m trên diện tích 10.000 m2. Đây là thế giới kỳ diệu của 2.000 loại cá đến từ các châu lục trong đó có cá mập, cá đuối, cá heo, hải cẩu, sư tử biển và các loại cá quý hiếm khác. Ngoài ra, ở đây còncó nhà hàng hình con thuyền để khách tham quan nghỉ ngơi, ngắm cảnh và thưởng thức các loại đồ ăn thức uống. Thế giới đại dương cònlà nơi để chăm sóc, thuần dưỡng, huấn luyện cá heo, hải cẩu biểu diễn. Tới khu du lịch sinh thái, du khách còn được thoả sức thư giãn, chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên bên vườn thượng uyển, vườn hoa phong lan, vườn bướm, dàn hoa đường dạo...
  • 43. cảm giác mạnh như rồng thép, đu quay vòng tròn, đu quay cưỡi ngựa 2 tầng, ô tô xuyên núi, tàu vũ trụ bay quay, tàu hoả lắc lư, đu văng và quay lắc, cưỡi động vật... Tại đây còn có các trò chơi ngộ nghĩnh như ếch nhảy, mê cung cỏ... Đặc biệt là các trò chơi công nghệ như khu chiếu phim 4 chiều, khu sân khấu đa năng và nhạc nước màu - chiếu phim bằng công nghệ laser và trình diễn xiếc cá heo & hải cẩu... Sân khấu đa năng được xây dựng trêndiện tích 30.000m2, khán đài có tới 7.000 chỗ ngồi, đây là nơi diễn ra các chương trình giải trí, các sự kiện lớn của Việt Nam và khu vực. Với công nghệ giải trí của châu Âu, đến đây khách du lịch sẽ được thưởng thức các màn trình diễn nhạc nước màu hiện đại và chiếu phim nổi laser trên màn hình nước. Ngoài ra, khách hàng còn có thể thoải mái vẫy vùng trong khu bể bơi, đây là quần thể của các hồ bơi nóng lạnh, jacuzzi (tắm nước mạch nước ngầm), cầu trượt nước và nhiều trò chơi dưới nước hấp dẫn và an toàn dành cho nhiều lứa tuổi. Khu nhà hàng nhà hát là một mô hình kiến trúc tổng hợp, nơi giao thoa giữa nghệ thuật ẩm thực và biểu diễn rất thích hợp cho những buổi dạ tiệc đặc biệt. Khu chợ quê gồm 31 kiot với hơn 100 món ăn đặc trưng của 3 miền Bắc, Trung, Nam. Có thể nói, trong số các khu vui chơi giải trí hiện có trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thiên đường Bảo Sơn là nơi duy nhất tập trung nhiều loại hình giải trí đa dạng từ du lịch, vui chơi, thưởng ngoạn đến mua sắm, hội họp, tổ chức sự kiện. Với ý tưởng sâu sắc, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế một mô hình Việt Nam thu nhỏ - với những giá trị tinh hoa được chắt lọc và hội tụ. 1.3.2.3. Khu du lịch Suối Tiên - Thủ Đức Khu du lịch Suối Tiên thuộc địa phận ấp: Cây Dầu, Tân Nhơn xã Tân Phú, huyện Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở cửa ngõ đông bắc Sài Gòn, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 19km. Địa bàn khu du lịch Suối Tiên nằm trên vùng đất đồi, hình chữ S, rộng 200.000m2, chính giữa là dòng suối với nhiều mạch nước ngầm uốn lượn chảy xuyên qua suốt chiều dài hơn 2000m. Không khí Suối Tiên trong lành, khung cảnh thơ mộng được ưu đãi của thiên nhiên tại 4 vùng đất dựa vào địa lý gọi là Tứ linh: Long - Lân - Qui - Phượng vào cổng chính hướng Bắc với những vùng đất mang tên Mộc Đơn Thổ, rẽ trái là sân

Dịch vụ vui chơi giải trí gồm những gì?

Bên cạnh dịch vụ phòng hay nhà hàng, quầy bar; những dịch vụ vui chơi giải trí cũng được quan tâm, gồm:.

+ Spa, Massage. ... .

+ Hồ bơi. ... .

+ Fitness. ... .

+ Quầy bar/ Lounge. ... .

+ Phòng Karaoke. ... .

+ Sân golf. ... .

+ Sân tennis. ... .

+ Casino..

Khu vui chơi giải trí là gì?

Khu vui chơi giải trí là một địa điểm được thiết kế để cung cấp sự giải trí và tiêu khiển cho mọi người. Nó bao gồm nhiều loại hình khu vui chơi khác nhau như công viên giải trí, trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, sân vận động và nhiều hơn nữa.

Khu vui chơi trẻ em là gì?

Khu vui chơi trẻ em là địa điểm tập trung nhiều trò chơi khác nhau cùng trong một không gian. Ở đây, trẻ em có thể tự do vui đùa, tham gia các trò chơi mình yêu thích từ trò chơi vận động đến các trò chơi trí tuệ.

Công viên giải trí gồm những gì?

1.1. Nhân viên tạp vụ/ trông coi/ vệ sinh..

1.2. Nhân viên phục vụ.

1.3. Nhân viên vận hành..

1.4. Nhân viên kiểm vé.

1.5. Nhân viên cứu hộ.

1.6. Nhân viên trò chơi..

1.7. Nhân vật hóa trang..

1.8. Nhân viên bán hàng/ Cửa hàng quà tặng/ Nhân viên bán lẻ.