Dịch vị dạ dày là gì năm 2024

Dịch vị là dịch tiết tiêu hóa do tế bào nội mô của niêm mạc dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn và sát khuẩn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào dạ dày từ thức ăn để tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Nhưng nồng độ acid trong dịch vị tăng cao có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày và tạo nên các cơn đau dạ dày vô cùng khó chịu.

1. Hiểu biết về dạ dày

Dạ dày là một bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm ở phần trên của bụng và phía dưới lồng xương sườn bên trái. Dạ dày có nhiều kích thước khác nhau nhưng có hình dạng chung là chữ J và có thể chứa 1-1,5 lít thức ăn, nước uống.

Dạ dày có những chức năng sinh lý đảm bảo cho quá trình tiêu hóa một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể dễ dàng hấp thu:

- Nhu động: Để nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn và tống xuống ruột. Dạ dày thực hiện quá trình quá trình co bóp và đẩy thức ăn xuống ruột non nhờ các lớp cơ cấu tạo nên thành dạ dày.

- Chức năng tiêu hóa: Có hai thành phần chính của dịch vị bao gồm acid HCl và enzym pepsin. Chúng đóng vai trò hoạt hóa các men tiêu hóa (enzym) tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

Nhóm enzym tham gia vào quá trình tiêu hóa:

- Pepsin: Thủy phân protein.

- Lipase dịch vị: Giúp tiêu hóa các loại acid béo.

- Chymosin: Là enzym tiêu hóa sữa có vai trò quan trọng đối với những trẻ còn bú mẹ. Chymosin có tác dụng phân giải caseinogen, là một loại protein đặc biệt có trong sữa thành casein giúp sữa đông vón lại.

- Acid chlohydric (HCl): Hoạt hóa pepsinogen thành pepsin và cung cấp môi trường thích hợp để pepsin hoạt động.

Dịch vị dạ dày là gì năm 2024

Cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng chứa đựng và tiêu hóa một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ

2. Dịch vị dạ dày ảnh hưởng đến bệnh đau dạ dày như thế nào?

Dịch vị là dịch tiêu hóa được tiết ra bởi tuyến niêm mạc của dạ dày. Là chất lòng trong suốt, quánh và có độ pH thấp (rất acid). Mỗi ngày dạ dày bài tiết 1-2,5 lít dịch vị, lượng dịch vị tiết ra quá ít hoặc quá nhiều đều có thể ảnh hưởng đến môi trường dạ dày và gây ra các biểu hiện bệnh lý.

Cơ thể điều hòa tiết dịch vị bởi 2 cơ chế: Cơ chế thần kinh và cơ chế thủy dịch. Hai cơ chế này cùng phối hợp để tiết dịch vị phù hợp với tính chất và số lượng thức ăn.

a. Cơ chế thần kinh

- Thần kinh nội tại: Là các đám rối Meissner nằm ngay dưới niêm mạc dạ dày, đám rối này làm tiết dịch vị dưới tác dụng kích thích của thức ăn.

- Hệ thần kinh tự động: Dưới tác dụng của dây thần kinh số X, các đám rối Meissner được kích thích và làm tiết dịch vị thông qua hai loại phản xạ có điều kiện và không điều kiện.

Trong nguyên tắc điều trị dạ dày, có thể dùng biện pháp ức chế tác dụng của dây X nhằm giảm lượng acid tăng cao gây bệnh đau dạ dày.

b. Cơ chế thủy dịch

Hoạt động tiết dịch vị còn do các hormone đặc biệt là hormon tiêu hóa quy định.

Glucocorticoid là hormon của vỏ thượng thận có tác dụng kích thích tiết acid HCl( một trong những thành phần chính của dịch vị). Ở người có tình trạng căng thẳng kéo dài hay bị stress tâm lý, hormon này tăng cao và dẫn đến các biểu hiện đau dạ dày do dạ dày bị viêm loét bởi nồng độ acid quá cao.

-png_e9c70ac6_1e6a_4490_b421_f3d7487d1468.png)

Cơ chế điều hòa tiết dịch vị

3. Các giai đoạn bài tiết dịch vị

Cơ chế điều hòa tiết dịch vị gồm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu (trước khi ăn): Dịch vị tiết ra khi ngửi, nhìn, nhai, nuốt thức ăn hoặc thậm chí mới chỉ nghĩ đến thức ăn thôi thì dịch vị trong dạ dày đã bắt đầu bài tiết. Thức ăn càng ngon, quá trình ăn càng ngon miệng thì dịch vị tiết ra càng nhiều.

- Giai đoạn dạ dày: Khi thức ăn đi vào dạ dày để chuẩn bị cho việc nhào trộn và tiêu hoá, lúc này các tín hiệu kích thích từ dạ dày sẽ kích thích dây X. Dưới tác dụng của dây X, tạo nên các phản xạ tại chỗ và giải phóng gastrin, histamin. Cả hai cơ chế thần kinh và hormon phối hợp với nhau khiến dịch vị được bài tiết liên tục trong suốt quá trình thức ăn được lưu giữ ở dạ dày.

- Giai đoạn ruột non: Dịch vị tiết ra trong giai đoạn này để mở môn vị, giúp dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột non. Lượng dịch vị tiết ra trong giai đoạn này chỉ chiếm khoảng 10% dịch vị bài tiết trong toàn bữa ăn.

4. Acid HCl trong dịch vị tăng cao dẫn đến bệnh lý đau dạ dày

Axit dạ dày được tiết ra nhiều dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một lượng axit vừa đủ sẽ giúp tiêu hóa thức ăn nhưng nếu thừa axit thì sẽ gây phá hủy, bào mòn niêm mạch dạ dày và các cơ quan trong hệ tiêu hóa. Càng ngày, axit sẽ càng làm tổn thương sâu hơn ở niêm mạc dạ dày, gây các bệnh lý như:

- Đau dạ dày: Dư axit dạ dày làm tổn thương niêm mạc, tạo ra các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau dạ dày.

- Viêm loét dạ dày - tá tràng: Acid bào mòn niêm mạc dạ dày- tá tràng tạo thành các ổ viêm, loét…

Acid dạ dày tăng tiết trong một số tình huống sau:

- Ăn uống bất thường, không đúng giờ giấc.

- Căng thẳng thần kinh (Stress).

- Do vi khuẩn gây bệnh (thường gặp là Helicobacter Pylori).

- Hút thuốc lá.

- Uống nhiều rượu bia.

Dịch vị dạ dày là gì năm 2024

Thức khuya hay thường xuyên thiếu ngủ.

Acid dạ dày được tiết ra nhiều so với nhu cầu của cơ thể sẽ dễ đến viêm loét dạ dày và làm xuất hiện những cơn đau âm ỉ vùng bụng. Cơ chế điều hòa tiết dịch vị được ứng dụng trên lâm sàng để điều trị bệnh đau dạ dày bằng cách làm giảm lượng acid bài tiết từ tuyến niêm mạc. Ngoài ra, chúng ta còn có thể dự phòng được bệnh đau dạ dày do tăng tiết acid bằng cách ăn uống hợp vệ sinh và hạn chế những thói quen không tốt.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh đau dạ dày, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: hoặc qua app/ website IVIE - Bác sĩ ơi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Dịch dạ dày tiết nhiều khi nào?

Hoạt động bài tiết dịch vị của dạ dày như thế nào? Đây là giai đoạn khi thức ăn chưa tiến vào dạ dày, dịch vị được kích thích bởi hoạt động nghĩ, nhìn, nhai, ngửi hay nuốt thức ăn. Thức ăn càng ngon, cơ thể càng được kích thích thì lượng dịch vị được tiết ra dạ dày càng mạnh để tiêu hóa thức ăn nhanh chóng hơn.

Hút dịch dạ dày là gì?

Hút dịch dạ dày: là thủ thuật đưa ống thông qua đường mũi hoặc miệng và dạ dày để hút dịch trong dạ dày với mục đích để trị liệu hay chẩn đoán. Xét nghiệm tìm vi khuẩn. Xác định thành phần, tính chất, số lượng dịch dạ dày để góp phần chẩn đoán một số bệnh. Lấy dịch vị để chẩn đoán một số bệnh về dạ dày.

Dịch dạ dày là gì?

Dịch vị là một hỗn hợp các chất do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm các thành phần như acid chlorhydric (HCl) và enzyme pepsin. Dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn có bản chất protein thành các dạng polypeptide đơn giản, dễ tiêu hóa hơn nhờ sự hiện diện của enzyme pepsin.

Máu và dịch vị dạ dày có môi trường gì?

- pH của máu nằm trong khoảng 7,35 đến 7,45 nên máu có môi trường gần trung tính. - pH của dịch vị dạ dày < 7 nên dịch vị dạ dày có môi trường acid.