Dịch sốt xuất huyết ở hà nội 2023

Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận hơn 9.700 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 ca tử vong.

Đặc biệt, trong 2 tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội liên tục tăng nhanh. Trong tuần 42 ghi nhận 1.420 ca, tuần 43 ghi nhận 1.205 ca. Cộng dồn năm 2022 [đến 30/10] có 9.747 ca mắc, 12 ca tử vong. Số ca mắc năm 2022 tăng gấp 3,4 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 2 lần so với trung bình cùng kỳ 5 năm.

Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện; 564/579 xã, phường, thị trấn, với số mắc ghi nhận tại các huyện ngoại thành chiếm 58,1%, nội thành chiếm 41,9%.

Số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng mạnh trong thời gian gần đây.

Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, bệnh sốt xuất huyết Dengue trên bình diện chung cả nước số ca mắc đang tăng nhanh, diễn biến phức tạp. Số ca mắc tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố miền Nam. Tại Hà Nội, qua theo dõi nhiều năm, số ca mắc sốt xuất huyết thường đạt đỉnh vào các tuần đầu tháng 11.

Tuy nhiên, theo số liệu của CDC Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết của năm 2022 đã vượt qua ngưỡng cảnh báo dịch. Hiện tại, tình hình dịch đang diễn biến phức tạp. Dự báo số ca mắc tiếp tục ghi nhận ở mức cao, nguy cơ ghi nhận nhiều bệnh nhân nặng và tử vong, do đó cần tiếp tục bám sát tình hình dịch, sẵn sàng nhân lực, cơ số vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue.

Các chuyên gia dịch tễ cho hay, mặc dù các quận huyện đã triển khai nhiều biện pháp để phòng chống dịch, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, người dân hiện nay vẫn đang thờ ơ với công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Trao đổi với Đại Đoàn Kết Online, một chuyên gia dịch tễ cho hay, sốt xuất huyết thường bùng phát tại Hà Nội theo chu kì từ tháng 6-11, trong đó cao điểm vào tháng 9-11. Đáng nói, diễn biến thời tiết hiện nay cũng đang rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Do vậy, rất có thể số ca nhiễm sẽ còn tăng nhanh trong vài tuần tới.

"Sốt xuất huyết đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó cách tốt nhất là tuân thủ các hướng dẫn và khuyến cáo trước đó của Bộ Y tế. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến cho người dân về việc vệ sinh môi trường sống, diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy... thường xuyên để hạn chế nguồn lây bệnh, ngành y tế dự phòng thành phố cũng cần lên phương án chủ động để đối phó với dịch", chuyên gia này cho hay.

Còn theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, Hà Nội đã có dự báo từ sớm, từ xa về dịch sốt xuất huyết, từ đó có những chỉ đạo kịp thời. Tuy nhiên, các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn cùng nhân dân cần quyết liệt hơn nữa, chú trọng diệt bọ gậy, diệt muỗi, đảm bảo xử lý dứt điểm ổ dịch kéo dài và phát hiện ổ dịch sớm, điều này rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh. 

Để quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các địa phương căn cứ thực tế địa bàn để có phương án phòng chống dịch phù hợp, đặc biệt lưu ý tại các cơ sở chăn nuôi, công trình xây dựng, nhà hàng… Đối với những ổ dịch đang kéo dài, cần xác định rõ quy mô, áp dụng các biện pháp quyết liệt như tổng vệ sinh diệt bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi trưởng thành… để giải quyết dứt điểm ổ dịch, chủ động các biện pháp bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

Bên cạnh đó, bà Hà cũng đề nghị các địa phương, đơn vị vào cuộc phòng chống dịch sốt xuất huyết tương tự như phòng chống Covid-19. Với các trường học cần có kế hoạch, giải pháp cụ thể, truyền thông mạnh mẽ để giáo viên, học sinh, phụ huynh cùng vào cuộc phòng chống dịch trong trường học.

Theo nhận định của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue đang có dấu hiệu tăng cao đột biến và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thông thường, dịch sốt xuất huyết bùng phát từ khoảng tháng 6 đến tháng 8. Tuy nhiên, ngay từ tháng 3 năm nay, số ca mắc sốt xuất huyết Dengue đã gia tăng nhanh chóng.

Theo ghi nhận của Sở Y tế Hà Nội về tình hình dịch sốt xuất huyết tại địa phương, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố đã có 554 ca bệnh sởi, 150 ca mắc sốt xuất huyết, 158 trường hợp bị bệnh tay chân miệng và 46 trường hợp mắc ho gà. Đặc biệt là trong tuần vừa rồi [ngày 18 - 24/3], số ca mắc sốt xuất huyết Dengue và ho gà đang có chiều hướng gia tăng.

1. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh gì?

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm virus dengue cấp tính, do muỗi vằn trung gian truyền bệnh. Ca sốt xuất huyết đầu tiên được ghi nhận từ thế kỷ 18. Tuy nhiên, số ca mắc mới liên tục tăng lên trong vòng 50 năm trở lại đây.

Sốt xuất huyết Dengue là một trong các bệnh lý được Tổ chức Y tế thế giới [WHO] liệt vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần được quan tâm hàng đầu. Tính đến nay, bệnh đã xảy ra ở trên 100 quốc gia, với tổng số ca mắc ghi nhận mỗi năm vào khoảng 50 - 100 nghìn ca. Bệnh thường gặp hơn ở các nước Châu Á và được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho bệnh nhân phải nhập viện điều trị, thậm chí là tử vong.

Về mặt sinh lý bệnh, sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt xuất huyết và giai đoạn phục hồi. Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là bao lâu còn tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Đến lúc cơ thể không còn khả năng chống trả, bệnh mới bắt đầu biểu hiện các triệu chứng rõ rệt hơn.

Dấu hiệu của sốt xuất huyết Dengue là sốt cao, phát ban, đau cơ khớp.

Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có được thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh. Do vậy, chủ động tìm hiểu về các đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết và phòng chống bệnh vẫn là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc giảm thiểu nguy cơ lan truyền virus dengue trong cộng đồng.

Thông thường, khoảng thời gian từ tháng 6 - 8 hàng năm là lúc dịch bệnh sốt xuất huyết xuất hiện. Đỉnh dịch thường rơi vào khoảng độ tháng 9 - 11. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh đã có chiều hướng tăng mạnh ngay từ tháng 3.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tuy năm nay không phải là năm dự báo có đại dịch do virus Dengue, nhưng số ca bệnh sốt xuất huyết vẫn rất cao. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và cả virus tồn tại, phát triển.

Cụ thể, hiện tượng El Nino xuất hiện, kéo theo nhiệt độ trung bình đạt mức cao hơn mọi năm, bắt đầu từ tháng 2 và dự báo sẽ kéo dài đến tháng 6/2019. Hiện tượng thời tiết bất thường này xảy ra trên phạm vi toàn quốc, gây mưa nhỏ, mưa phùn nhiều ngày liền, tạo ra vũng nước đọng, là điều kiện cho muỗi sinh sản, lăng quăng phát triển. Vì vậy, công tác giám sát côn trùng và kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue cần phải được tăng cường và triển khai hợp lý.

Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết thường tập trung đông ở những khu vực có mật độ dân cư dày đặc, như các khu lao động, khu nhà ở tập trung nhiều công nhân, người lao động và sinh viên thuê trọ. Vì thế, phòng chống sốt xuất huyết vẫn là nhiệm vụ quan trọng cần nhanh chóng triển khai tại các địa phương.

Phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết tại địa phương.

Bên cạnh đó, toàn dân cần phải phối hợp cùng chính quyền địa phương chủ động thực hiện công tác phòng chống dịch tại khu vực trong và quanh nhà. Khi nghi ngờ có triệu chứng nhiễm sốt xuất huyết Dengue, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, tránh xảy ra các biến chứng và hậu quả đáng tiếc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Những biểu hiện cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ em
  • Mùa nào dễ bị sốt xuất huyết?
  • Tháng 11 - đỉnh dịch sốt xuất huyết

Chủ Đề