Dãy gồm 2 chất chỉ có tính oxi hóa

Chất chỉ có tính oxi hóa là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa trong nhóm halogen. Cũng như đưa ra các dạng câu hỏi lý thuyết, giúp bạn đọc củng cố kiến thức, kĩ năng làm bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hóa?

  1. F2
  1. Cl2
  1. Br2
  1. I2

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chất chỉ có tính oxi hóa là Flo

Đáp án A

Cấu tạo nguyên tử và tính chất của đơn chất halogen

1. Cấu hình electron nguyên tử

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns2np5.

2. Độ âm điện và số oxi hóa

F có độ âm điện lớn nhất và giảm dần đến I.

F chỉ có số oxi hóa -1.Các halogen còn lại ngoài số oxi hóa -1 còn có các số oxi hóa dương: +1, +3, +5, +7.

3. Tính chất hóa học của đơn chất Halogen

Tính oxi hóa mạnh: oxi hóa được hầu hết kim loại, nhiều phi kim và nhiều hợp chất.

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

H2 + Br2 → 2HBr

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot:

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Br2 + 2NaI → NaBr + I2

Do chỉ có số oxi hóa -1 nên flo chỉ có tính oxi hóa, các halogen khác thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa:

F2 + H2 → 2HF

Cl2 + H2 → 2HCl

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Flo có độ âm điện lớn nhất nên là phi kim mạnh nhất. Oxi hóa được tất cả các kim loại kể cả Au, Pt.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Chất chỉ có tính oxi hóa là

  1. Br2.
  1. Cl2.
  1. I2.
  1. F2.

Câu 2. Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là

  1. FeO, Fe2O3.
  1. Fe[OH]2, FeO.
  1. Fe[NO3]2, FeCl3.
  1. Fe2O3, Fe2[SO4]3.

Xem đáp án

Đáp án D

Fe có số oxi hóa cao nhất là +3 => Các hợp chất sắt III chỉ có tính oxi hóa

Câu 3. Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là

  1. Fe2O3, Fe2[SO4]3.
  1. FeO, Fe2O3.
  1. Fe[NO3]2, FeCl3.
  1. Fe[OH]2, FeO.

Câu 4. Dãy gồm các chất chỉ có tính oxi hóa là

  1. H2O2, HCl, SO3
  1. O2, Cl2, S8
  1. O3, KClO4, H2SO4
  1. FeSO4, KMnO4, HBr

Câu 5. Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là

  1. HBr, HI, HCl.
  1. HI, HBr, HCl.
  1. HI, HCl, HBr.
  1. HCl, HBr, HI.

------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Chất chỉ có tính oxi hóa là. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Cập nhật ngày: 14-12-2022

Chia sẻ bởi: Phan Mộng Hà Lan

Dãy gồm các hợp chất chỉ có tính oxi hoá là

Chủ đề liên quan

Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

Dung dịch H2S không phản ứng với chất hoặc dung dịch nào sau đây ở điều kiện thường?

Cặp chất có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:

B

KHSO4 + dung dịch BaCl2.

C

Fe2O3 + dung dịch HNO3 đặc, nóng.

D

Al[OH]3 + dung dịch H2SO4 đặc nguội.

Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là

Cho dãy các chất: Ag, Fe3O4, Na2CO3 và Fe[OH]3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ FeO là oxit bazơ?

Phản ứng với nhóm chất nào sau đây chứng tỏ FexOy có tính oxi hóa?

Nhiệt phân Fe[OH]2 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

Để điều chế Fe[NO3]2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?

B

Dung dịch Fe[NO3]3 + Fe.

C

FeO + dung dịch HNO3 dư.

D

FeS + dung dịch HNO3 dư.

Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe[II] bằng oxi không khí: 4Fe[OH]2 + O2 + 2H2O 4Fe[OH]3 Kết luận nào sau đây là đúng?

A

Fe[OH]2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.

B

O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.

C

Fe[OH]2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.

D

Fe[OH]2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá.

Tiến hành thí nghiệm sau: Cho một ít bột đồng kim loại vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?

A

Kết tủa sắt xuất hiện và dung dịch có màu xanh.

B

Có khí màu vàng lục của Cl2 thoát ra.

C

Đồng tan và dung dịch có màu xanh.

D

Không có hiện tượng gì xảy ra.

Cho các phát biểu sau: [1] Hợp chất Fe[NO3]2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa; [2] Khi cho Fe[NO3]2 vào dung dịch HCl đặc, có xảy ra phản ứng hóa học; [3] Corinđon có chứa Al2O3 ở dạng khan; [4] Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa; [5] Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh. Số phát biểu đúng là

Cho các phát biểu sau: [a] Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon. [b] Bột nhôm trộn với bột sắt[III] oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. [c] Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước. [d] Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ. [e] Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. Số phát biểu đúng là

Tiến hành các thí nghiệm sau: [a] Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2. [b] Cho Fe[NO3]2 tác dụng với dung dịch HCl. [c] Cho FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. [d] Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe[OH]3. Chất X là

Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe[OH]3?

Cho dung dịch Fe[NO3]3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành kết tủa có màu

Trong các ion sau: Al3+, Mg2+ Fe2+ Fe3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là

Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

Chủ Đề