Đâu không phải phần tử lắp trên bảng điện của mạng điện trong nhà

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?”cùng với kiến thức mở rộng do Top lời giảitổng hợp, biên soạn về lắp mạch điện bảng điện là tài liệu học tập môn Công nghệ 9 bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Mạng điện trong nhà thường có mấy loại bảng điện?

А. 2

В. З

С. 4

D. 5

Trả lời:

Đáp án đúng: A. 2

Mạng điện trong nhà thường có 2 loại bảng điện.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về lắp mạch điện bảng điện nhé!

Kiến thức tham khảo về lắp mạch điện bảng điện

1. Bảng điện là gì?

- Bảng điện là khái niệm dùng để chỉ nơi lắp đặt các thiết bị có chức năng đóng cắt, lấy điện và bảo vệ. Có hai loại bảng điện đó là bảng điện chính và bảng điện nhánh. Mỗi loại bảng điện sẽ có chức năng khác nhau.

- Bảng điện là gì – Bảng điện chính là bảng lắp đặt cầu chì, cầu dao và Aptomat, có chức năng là cung cấp và ngắt điện của hệ thống điện.

- Bảng điện nhánh là bảng điện lắp đặt công tắc, cầu chì, hộp số quạt, ổ cắm điện… có chức năng là cung cấp, phân phối nguồn điện tới các thiết bị sử dụng điện.

2. Chức năng của bảng điện

- Bảng điện đóng vai trò cực kì quan trọng cho mọi hệ thống không chỉ trong gia đình bạn, quá trình bố trí bảng điện sao cho khoa học sẻ giúp bạn dễ dàng kiềm soát được quá trình sử dụng.

- Ở trên bảng điện thường được lắp các thiết bị đóng ngắt, bảo vệ, bộ phận lấy điện có chức năng điều phối, truyền năng lượng cho mạng điện và những đồ dùng trong nhà.

- Hơn nữa nó còn có chức năng cung cấp điện đến các nơi như bóng đèn, tivi, máy giặt và nó chịu trách nhiệm cung cấp nguồn điện đến tất cả các thiết bị, đồ dùng trong gia đình như điều hòa, tủ lạnh, bóng đèn, máy giặt, máy bơm nước, máy nước nóng, tivi…

3. Quy trình lắp mạch điện bảng điện

Quy trình lắp mạch điện bảng điện gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Vạch dấu

- Nội dung công việc:

+ Bố trí thiết bị trên bảng điện.

+ Vạch dấu các lỗ khoan.

- Dụng cụ: Thước, mũi vạch hoặc bút chì

-Yêu cầu kỹ thuật:

+ Bố trí thiết bị hợp lí.

+ Vạch dấu chính xác.

Bước 2: Khoan lỗ bảng điện

- Nội dung công việc:

+ Chọn mũi khoan cho lỗ luồn dây và lỗ vít.

+ Khoan.

- Dụng cụ: Máy khoan, Mũi khoan

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Khoan chính xác lỗ khoan.

+ Lỗ khoan thẳng.

Bước 3: Nối dây mạch điện

- Nội dung công việc:

+ Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện.

+ Nối dây ra đèn.

- Dụng cụ: Kìm tuốt dây, kìm điện, băng dính

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Nối dây đúng sơ đồ.

+ Mối nối đúng yêu cầu kĩ thuật.

Bước 4: Lắp đặt thiết bị điện vào bảng điện

- Nội dung công việc:

+ Vít cầu chì, công tắc và ổ cắm vào các vị trí được đánh dấu trên bảng điện

- Dụng cụ: Tua vít, kìm

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Lắp thiết bị đúng vị trí

+ Các thiết bị được lắp chắc, đẹp

Bước 5: Kiểm tra

- Nội dung công việc:

+ Nối nguồn.

+ Vận hành thử mạch điện.

+ Lắp đặt thiết bị và đi dây đúng sơ đồ mạch điện.

- Dụng cụ: Bút thử điện

- Yêu cầu kỹ thuật:

+ Mạch điện đúng sơ đồ

+ Mạch điện làm việc tốt, đúng yêu cầu kĩ thuật.

4. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Trên bảng điện thường lắp những thiết bị nào?

A. Thiết bị đóng cắt

B. Thiết bị bảo vệ

C. Thiết bị lấy điện của mạng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu2:Mạng điện trong nhà có bảng điện:

A. Bảng điện chính

B. Bảng điện nhánh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu3:Trên bảng điện có những phần tử nào?

A. Cầu chì

B. Ổ cắm

C. Công tắc

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu4:Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B.Đó là vẽ đường dây nguồn, xác định vị trí để bảng điện và bóng đèn, xác định vị trí các thiết bị trên bảng điện, vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí.

Câu5:Hãy cho biết “Xác định vị trí bảng điện, bóng đèn” thuộc bước thứ mấy?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu6:Theo em, phương pháp lắp đặt dây dẫn là:

A. Lắp đặt nổi

B. Lắp đặt chìm

C. Đáp án A hoặc B

D. Phương pháp khác

Đáp án: C

Câu7:Lắp đặt mạch bảng điện tiến hành theo mấy bước?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi
    • II. Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm
    • III. Ghi nhớ
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô học và giảng dạy tốt môn Công nghệ 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

Nội dung chính

- Biết được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà.

- Các kiểu lắp đặt dây dẫn điện trong nhà.

I. Mạng điện lắp đặt kiểu nổi

- Khái niệm: lắp đặt kiểu nổi là khi dây dẫn được lắp đặt nổi lên trên các vật cách điện như puli sứ, khuôn gỗ hoặc lồng trong đường ống bằng chất cách điện đặt dọc theo trần nhà.

a. Các vật cách điện

• Gồm: puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp.

• Đảm bảo yêu cầu mĩ thuật và tránh được tác động xấu của môi trường đến dây điện.

• Có 3 loại: Ống PVC, ống bọc tôn, ống bọc kẽm; bên trong có lót cách điện, đường kính thường dùng: 16; 20; 25; 32; 40 và 50mm, chiều dài 2 – 3m.

Thiết bịCông dụngHình ảnh
Ống luồn dây PVCTránh tác động xấu của môi trường đến dây điện
Ống nối chữ TPhân nhánh dây dẫn mà không sử dụng nối rẽ
Ống nối chữ LNối 2 đầu ống luồn dây vuông góc với nhau
Ống nối nối tiếpNối tiếp 2 ống luồn dây với nhau
Kẹp đỡ ốngCố định ống luồn dây dẫn

3. Một số yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt kiểu nổi

• Đường dây phải song song với vật kiến trúc [tường nhà, cột, xà…], cao hơn mặt đất 2,5 m trở lên và cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm.

• Tổng tiết diện của dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống.

• Bảng điện phải cách mặt đất từ 1,3 đến 1,5m.

• Khi dây dẫn đổi hướng hoặc phân nhánh phải tăng thêm kẹp ống.

• Không luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống.

• Đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà phải luồn dây qua ống sứ, mỗi ống chỉ được luồn một dây, hai đầu ống sứ phải nhô ra khỏi tường 10mm.

II. Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm

• Dây dẫn được đặt trong rãnh của các kết cấu xây dựng như tường, trần nhà, ...

• Đảm bảo về thẩm mĩ cho ngôi nhà.

• Tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn.

• Khó sửa chữa khi hỏng hóc.

III. Ghi nhớ

Mạng điện lắp đặt kiểu nổi:

1. Dây dẫn được lắp đặt nổi trên các vật cách điện đặt dọc theo trần nhà, cột, ...

2. Các vật cách điện là: puli sứ, máng gỗ, ống cách điện và các phụ kiện phù hợp.

3. Tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện và dễ sửa chữa.

Mạng điện lắp đặt kiểu ngầm:

1. Dây dẫn được đặt trong các rãnh các kết cấu xây dựng và các phần tử kết cấu khác của ngôi nhà.

2. Việc lựa chọn cách đặt dây phải phù hợp với môi trường, yêu cầu sử dụng và đảm bảo an toàn điện.

3. Đảm bảo được yêu cầu mĩ thuật, tránh được tác động xấu của môi trường đến dây dẫn điện nhưng khó sửa chữa.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Có mấy kiểu lắp đặt mạng điện trong nhà?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 2: Lắp đặt mạng điện trong nhà theo kiểu:

A. Lắp đặt nổi

B. Lắp đặt ngầm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 3: Hiện nay, loại ống PVC được sử dụng phổ biến trong mạng điện sinh hoạt là:

A. PVC tiết diện tròn

B. PVC tiết diện hình chữ nhật

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 4: Yêu cầu của bảng điện:

A. Cách mặt đất dưới 1,3 m

B. Cách mặt đất từ 1,3m ÷ 1,5m

C. Cách mặt đất trên 1,5m

D. Đáp án khác

Đáp án: D

Câu 5: Đâu là yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?

A. Đường dây dẫn song song vật kiến trúc

B. Đường dây dẫn cao hơn mặt đất 2,5m

C. Đường dây dẫn cách vật kiến trúc không nhỏ hơn 10mm

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của mạng điện lắp đặt dây dẫn kiểu nổi?

A. Tổng tiết diện dây dẫn trong ống không vượt quá 40% tiết diện ống

B. Được phép luồn các đường dây khác cấp điện áp vào chung một ống

C. Khi dây dẫn đổi hướng phải tăng kẹp ống

D. Khi dây dẫn phân nhánh phải tăng kẹp ống

Đáp án: B. Vì không được phép luồn chung.

Câu 7: Yêu cầu của đường dây dẫn đi xuyên qua tường hoặc trần nhà:

A. Luồn dây qua ống cách điện

B. Hai đầu ống phải nhô ra khỏi tường 10mm

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 8: Đâu không phải đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu ngầm?

A. Lắp đặt dây dẫn thường tiến hành trước khi đổ bê tông

B. Dây dẫn lồng trong các ống nhựa đặt dọc trần nhà, cột, dầm, xà

C. Dây dẫn đặt trong rãnh của tường

D. Dây dẫn đặt trong rãnh của trần nhà

Đáp án: B. Vì đây là đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu nổi.

Câu 9: Ưu điểm của lắp đặt mạng điện kiểu ngầm là:

A. Đảm bảo vẻ đẹp mĩ thuật

B. Tránh được tác động của môi trường đến dây dẫn

C. Cả A và B đều đúng

D. Dễ dàng sửa chữa khi hỏng hóc

Đáp án: C. Vì khó khăn trong quá trình sửa chữa.

Câu 10: Các phụ kiện làm theo ống luồn dây là:

A. Ống nối chữ T

B. Ống nối nối tiếp

C. Kẹp đỡ ống

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 11: Đâu là vật liệu cách điện của mạng điện trong nhà?

A. Vỏ đui đèn

B. Vỏ cầu chì

C. Ống luồn dây dẫn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 12: Vỏ bảo vệ của cáp điện được chế tạo

A. Chịu nhiệt

B. Chịu mặn

C. Chịu ăn mòn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 13: Cáp điện của mạng điện trong nhà là loại cáp

A. Một pha

B. Hai pha

C. Ba pha

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 14: Dây cáp điện là

A. Dây trần

B. Dây được bọc cách điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Câu 15: Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện là M[nxF]. Hãy cho biết M nghĩa là gì?

A. Lõi đồng

B. Số lõi dây

C. Tiết diện lõi

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Câu 16: Dây dẫn bọc cách điện thường được chế tạo

A. Thành một loại

B. Thành hai loại

C. Thành ba loại

D. Thành nhiều loại

Đáp án: D

Câu 17: Lõi dây dẫn điện có bọc vỏ cách điện được chế tạo thành

A. Một sợi

B. Nhiều sợi bện với nhau

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 18: Dựa vào số lõi, dây dẫn điện chia làm mấy loại

A. 1

B. 2

C. 3

D. Nhiều

Đáp án: C

Câu 19: Có mấy loại dây dẫn điện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. Nhiều

Đáp án: D

Câu 20: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện có

A. Dây cáp điện

B. Dây dẫn điện

C. Vật liệu cách điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 21: Chọn phát biểu không phải là đặc điểm của mạng điện lắp đặt kiểu nổi?

A. Dây dẫn được đặt dọc theo trần nhà, cột, dầm, xà

B. Lắp đặt dây dẫn thường phải tiến hành trước khi đổ bê tông

C. Dây dẫn được đặt trực tiếp trên rãnh tường trần nhà

D. Dây dẫn được lồng trong các ống nhựa cách điện

Đáp án: B

Câu 22: Trong lắp đặt mạng điện kiểu nổi, dây dẫn phải cách vật kiến trúc bao nhiêu?

A. ≤ 10mm

B. ≥ 10mm

C. ≤ 10cm

D. ≥ 10cm

Đáp án: B

Câu 23: Khi mạng điện lắp đặt dây dẫn theo kiểu nổi, bảng điện phải đặt cách mặt đất tối thiểu khoảng:

A. 0,5m - 0,7m

B. 0,8m - 1,0m

C. 1,0m - 1,2m

D. 1,3m - 1,5m

Đáp án: D

Câu 24: Công dụng của ống nối "T" trong lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà kiểu nổi là gì?

A. Cố định ống luồn dây

B. Phân nhánh dây dẫn

C. Nối 2 ống luồn dây vuông góc

D. Nối nối tiếp 2 ống luồn dây

Đáp án: B

Bài Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà với các nội dung kiến thức các bạn học sinh chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được một số phương pháp lắp đặt dây dẫn điện của mạng điện trong nhà, các kiểu lắp đặt dây dẫn điện trong nhà. Bên cạnh đó VnDoc.com còn tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo.

Trên đây chúng tôi gửi tới các bạn bài lý thuyết Công nghệ 9: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Công nghệ lớp 9 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng tham khảo thêm tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9 được tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề