Đau bên phải bụng là bệnh gì năm 2024

Túi mật nằm ở phía trên phải bụng. Dù có kích thước nhỏ nhưng túi mật đóng vai trò quan trọng với quá trình tiêu hóa, theo chuyên trang sức khỏe Healthline [Mỹ].

Cơn đau dữ dội, đột ngột ở vùng bụng trên, bên phải có thể là do đau túi mật

SHUTTERSTOCK

Túi mật nằm ngay dưới gan, có chức năng tiết ra dịch để phân hủy chất béo trong thức ăn. Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất xảy ra ở túi mật là viêm túi mật. Đây là tình trạng mà dịch mật ứ đọng trong túi mật, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng. Nguyên nhân gây tắc nghẽn, khiến dịch mật không thể chảy xuống ruột non là do sỏi mật.

Các triệu chứng thường gặp của tình trạng này là đau phần trên bên phải bụng. Cơn đau sẽ đến đột ngột và dữ dội, kèm theo các triệu chứng như ói mửa, sốt, ớn lạnh, vàng da và một số triệu chứng khác.

Không phải mọi trường hợp bị sỏi mật đều cần điều trị. Người bệnh chỉ cần điều trị khi sỏi mật gây đau hay tắc nghẽn ống dẫn dịch mật. Nếu thấy các triệu chứng như trên thì người bệnh cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc chụp CT vùng bụng. Cách này có thể giúp họ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, đồng thời phát hiện sớm những bệnh có triệu chứng tương tự như viêm tụy, viêm ruột thừa hay đau tim.

Nếu bác sĩ xác định bạn bị sỏi mật thì có thể yêu cầu phẫu thuật. Loại phẫu thuật phổ biến nhất là nội soi. Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ trên da và nội soi lấy sỏi mật ra ngoài qua vết rạch này. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật là khoảng 1 tuần.

Nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng thì bác sĩ cần phải phẫu thuật mở. Đây là ca phẫu thuật xâm lấn nhiều hơn. Do đó, thời gian nằm viện là khoảng 1 tuần và cần 1 tháng để hồi phục.

Đau bụng bên phải có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa như viêm ruột thừa, sỏi mật, sỏi thận, hội chứng ruột kích thích.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đau bụng bên phải là triệu chứng phổ biến của đầy hơi, khó tiêu. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa khác bao gồm:

Viêm ruột thừa hay viêm túi thừa Meckel là tình trạng viêm cấp tính dẫn tới hoại tử vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Viêm túi thừa Meckel có thể làm xuất huyết tiêu hóa. Triệu chứng gồm đau bụng khu vực xung quanh rốn, đau dữ dội vùng thượng vị. Cơn đau có xu hướng di chuyển sang vùng bên phải, kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, ăn không ngon, sốt...

Sỏi mật thường không có dấu hiệu điển hình. Sỏi làm tắc ống túi mật dẫn đến viêm túi mật. Cơn đau túi mật ảnh hưởng nhiều đến vùng bụng bên phải, có thể kéo dài hàng giờ. Khi bị viêm túi mật cấp, người bệnh còn xuất hiện kèm theo triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, phân nhạt màu, nước tiểu màu nâu sẫm. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng viêm đường mật ngược dòng dẫn đến vàng da và mắt.

Đau bụng bên phải có thể do viêm ruột thừa, sỏi mật. Ảnh: Freepik

Hội chứng ruột kích thích cũng dẫn đến dấu hiệu đau bụng bên phải. Đây là tập hợp các triệu chứng đau bụng, thay đổi nhu động ruột gây tiêu chảy hoặc táo bón. Các cơn đau của hội chứng ruột kích thích thường rõ rệt khi bệnh nhân xì hơi hoặc đi đại tiện.

Bệnh viêm ruột gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng chảy máu gây viêm ở đường tiêu hóa. Khi ruột non hoặc đại tràng bị ảnh hưởng, người bệnh có thể đau bụng bên phải, phân có máu, sụt cân và mệt mỏi.

Ung thư đại tràng bên phải như ung thư manh tràng, đại tràng lên đại tràng góc gan hoặc đại tràng ngang gần phía góc gan thường có biểu hiện đau bụng bên phải. Ung thư đại trực tràng thường gặp ở người trên 50 tuổi, béo phì thừa cân, ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến như thịt hun khói, hút thuốc lá, uống rượu và ít vận động thể lực.

Ngoài các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh lý khác như sỏi thận, nhiễm trùng thận, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, có thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu, xoắn buồng trứng, xoắn tinh hoàn... cũng gây đau bụng bên phải.

Theo Tiến sĩ Khanh, đau bụng bên phải có chiều hướng tăng dần là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu cơn đau kéo dài, kèm theo buồn nôn, ói mửa, sốt, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên gia tiêu hóa khám để được chẩn đoán kịp thời, điều trị hiệu quả.

Đau bụng bên phải có thể là dấu hiệu của một số bệnh tiêu hóa như viêm ruột thừa, sỏi mật, sỏi thận, hội chứng ruột kích thích.

Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đau bụng bên phải là triệu chứng phổ biến của đầy hơi, khó tiêu. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý đường tiêu hóa khác bao gồm:

Viêm ruột thừa hay viêm túi thừa Meckel là tình trạng viêm cấp tính dẫn tới hoại tử vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc. Viêm túi thừa Meckel có thể làm xuất huyết tiêu hóa. Triệu chứng gồm đau bụng khu vực xung quanh rốn, đau dữ dội vùng thượng vị. Cơn đau có xu hướng di chuyển sang vùng bên phải, kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, ăn không ngon, sốt...

Sỏi mật thường không có dấu hiệu điển hình. Sỏi làm tắc ống túi mật dẫn đến viêm túi mật. Cơn đau túi mật ảnh hưởng nhiều đến vùng bụng bên phải, có thể kéo dài hàng giờ. Khi bị viêm túi mật cấp, người bệnh còn xuất hiện kèm theo triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, phân nhạt màu, nước tiểu màu nâu sẫm. Một số trường hợp xuất hiện triệu chứng viêm đường mật ngược dòng dẫn đến vàng da và mắt.

Đau bụng bên phải có thể do viêm ruột thừa, sỏi mật. Ảnh: Freepik

Hội chứng ruột kích thích cũng dẫn đến dấu hiệu đau bụng bên phải. Đây là tập hợp các triệu chứng đau bụng, thay đổi nhu động ruột gây tiêu chảy hoặc táo bón. Các cơn đau của hội chứng ruột kích thích thường rõ rệt khi bệnh nhân xì hơi hoặc đi đại tiện.

Bệnh viêm ruột gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng chảy máu gây viêm ở đường tiêu hóa. Khi ruột non hoặc đại tràng bị ảnh hưởng, người bệnh có thể đau bụng bên phải, phân có máu, sụt cân và mệt mỏi.

Ung thư đại tràng bên phải như ung thư manh tràng, đại tràng lên đại tràng góc gan hoặc đại tràng ngang gần phía góc gan thường có biểu hiện đau bụng bên phải. Ung thư đại trực tràng thường gặp ở người trên 50 tuổi, béo phì thừa cân, ăn nhiều thịt đỏ, thịt qua bảo quản chế biến như thịt hun khói, hút thuốc lá, uống rượu và ít vận động thể lực.

Ngoài các bệnh đường tiêu hóa, các bệnh lý khác như sỏi thận, nhiễm trùng thận, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, có thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu, xoắn buồng trứng, xoắn tinh hoàn... cũng gây đau bụng bên phải.

Theo Tiến sĩ Khanh, đau bụng bên phải có chiều hướng tăng dần là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nếu cơn đau kéo dài, kèm theo buồn nôn, ói mửa, sốt, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên gia tiêu hóa khám để được chẩn đoán kịp thời, điều trị hiệu quả.

Chủ Đề