Danh mục hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản năm 2024

Ngày 25/2/2014, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT về Danh mục thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản và trong thú y.

Danh mục hóa chất kháng sinh cấm trong thủy sản năm 2024

Cần cẩn trọng sử dụng thuốc cho tôm nuôi – Ảnh: Thanh Nhã

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Theo đó, trong sản xuất và kinh doanh thủy sản, các loại thuốc kháng sinh bị cấm sử dụng và hạn chế sử dụng bao gồm:

Theo Cục Thú y, đối tượng áp dụng danh mục Thuốc Thú y cấm sử dụng đó là: thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản trong nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản.

Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu của nước nhập khẩu động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản, Cục Thú y có trách nhiệm rà soát, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Danh mục này.

Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Dapsone

7

Dimetridazole

8

Metronidazole

9

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10

Ronidazole

11

Green Malachite (Xanh Malachite)

12

Ipronidazole

13

Các Nitroimidazole khác

14

Clenbuterol

15

Diethylstilbestrol (DES)

16

Glycopeptides

17

Trichlorfon (Dipterex)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Trifluralin

20

Cypermethrin

21

Deltamethrin

22

Enrofloxacin

23

Ciprofloxacin

24

Nhóm Fluoroquinolones

Hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật trên cạn

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

1

Chloramphenicol (Tên khác Chloromycetin;Chlornitromycin; Laevomycin,Chlorocid, Leukomycin)

2

Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran (Nitrofuran, Furacillin, Nitrofurazon, Furacin, Nitrofurantoin, Furoxon, Orafuran, Furadonin, Furadantin, Furaltadon, Payzone, Furazolin, Nitrofurmethon, Nitrofuridin, Nitrovin)

3

Dimetridazole (Tên khác: Emtryl)

4

Metronidazole (Tên khác: Trichomonacid, Flagyl, Klion, Avimetronid)

5

Dipterex (Tên khác: Metriphonat,Trichlorphon, Neguvon, Chlorophos,DTHP); DDVP (Tên khác Dichlorvos; Dichlorovos)

Để đảm bảo An toàn thực phẩm thủy sản, ngày 31 tháng 12 năm 2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 28/2019/TT-BNNPTNT quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản.

Theo đó, quy định về yêu cầu kỹ thuật kiểm nghiệm một số chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản có quy định giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với trường hợp thực phẩm thủy sản xuất khẩu: Sẽ áp dụng theo quy định của quốc gia nhập khẩu và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Có 03 nhóm đối tượng áp dụng Thông tư này: Một là, Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đủ năng lực kiểm nghiệm một số chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm trong thực phẩm thủy sản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT ngày 01/8/2013 quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước. Hai là, Cơ quan quản lý nhà nước, Tổ chức/cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm thực phẩm thủy sản và các Cơ quan quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm: Thẩm tra việc thực hiện của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản quy định tại Điều 6 Thông tư này trong quá trình thanh tra, kiểm tra và thẩm định điều kiện bảo đảm An toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.