Đánh giá vai trò của nhà Nguyễn Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước

VAI TRÒ THỐNG NHẤT đất nước của TRIỀU tây sơn và TRIỀU NGUYỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [1.59 MB, 34 trang ]

Trường Đại Học THỦ DẦU MỘT

KHOA: Sư Phạm
KÍNH CHÀO CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI
THUYẾT TRÌNH NHÓM EM!!!!!
Chủ đề: LÀM RÕ VAI TRÒ THỐNG NHẤT ĐẤT
NƯỚC CỦA TRIỀU TÂY SƠN VÀ TRIỀU
NGUYỄN


Triều Tây
Sơn

NỘI
DUNG

Triều
Nguyễn
Đánh giá


*** Sơ lược về Tây Sơn:
Nhà Tây Sơn là triều đại tồn tại từ 1788 đến 1802, được thành lập
trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Hậu Lê trong lịch sử
Việt Nam. Tên "Tây Sơn" được dùng để chỉ các lãnh tụ cuộc khởi
nghĩa [anh em nhà Tây Sơn] theo cách gọi của các đa số các sử gia,
nhất là các sử gia hiện đại tại Việt Nam; Tây Sơn cũng được dùng
làm tên cuộc chiến của Tây Sơn, cũng dùng để chỉ gọi triều đại của
anh em nhà Tây Sơn. Tuy nhiên triều đại này tồn tại không lâu
thì Nguyễn Ánh đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để
thống nhất lãnh thổ, thành lập và chịu sự quyền hành của nhà


Nguyễn, điều này đã gây một cuộc nội chiến toàn diện trong thời
gian này, đối với Nhà Nguyễn, nhà Tây Sơn bị xem là giặc phản
loạn.


Nguyễn Huệ [1753-1792]


Nguyễn Nhạc [?-1793]

Nguyễn Lữ [1754-1878]


A.Vương triều Tây Sơn
1.Thành tựu – đóng góp của phong trào nhân dân Tây Sơn
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong và đánh tan
quân Xiêm:
+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn: vào năm 1777, Tây Sơn
bắt giết được chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh thoát  chính quyền họ
Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ.
+ Đánh tan quân xâm lược Xiêm: Đó là trận “Rạch GầmXoài Mút”[1785]- là một trong những trận thủy chiến lớn nhất
trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân, đập tan âm mưu
xâm lược của phong kiến Xiêm.
Quân Tây Sơn và nhân dân Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo tài ba
của Nguyễn Huệ đã đánh bại sự xâm lược hung hãn của bọn
phong kiến Xiêm, giữ vững nền độc lập dân tộc và sự toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ thành quả khai hoang của nhân dân
Nam Bộ.



Tàu quân Xiêm bị đốt cháy


Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút


- Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Lê- Trịnh:
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ
chính quyền chúa Trịnh.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ
chính quyền vua Lê
Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất
nước, định hướng nguyện vọng của nhân dân cả nước
 Chỉ sau 17 năm[1771-1788] phong trào Tây Sơn đã lật
đổ, tiêu diệt lần lượt ba tập đoàn phong kiến NguyễnTrịnh-Lê, xóa bỏ sự chia cắt đàng Trong-đàng Ngoài hơn
hai thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất
nước.


- Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mãn Thanh-Quang Trung
đại phá quân xâm lược: đó là trận Ngọc Hồi-Đống Đa. “quân
Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán lạn, giày xéo lên nhau mà
chết,… quân Thanh đại bại” [theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí]
Dưới sự chỉ huy thiên tài của người chỉ huy quân sự Quang
Trung, quân ta đã đập tan hoàn toàn mộng tưởng xâm chiếm
nước ta của quân Thanh cũng như mưu đồ “rước voi giày mồ”
của bè lũ Lê Chiêu Thống, giữ vững nền độc lập của dân tộc.
Chiến thắng oanh liệt Ngọc Hồi-Đống Đa cũng như tên tuổi
của người anh hùng áo vải Quang Trung mãi sáng ngời trong
lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc anh hùng

của dân tộc ta.


- Sự thành lập các vương triều Tây Sơn. Tiêu biểu là triều đại
Quang Trung:
Triều đại Quang Trung đã thực hiện nhiều chính sách cải cách
nhằm góp phần phát triển lãnh thổ:
+Phục hồi và phát triển kinh tế: Vua ban hành “Chiếu khuyến
nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
Chỉ trong vài ba năm, “mùa màng trở lại phong đăng,năm phần
mười trong nước khôi phục được cảnh thái bình.”
+Tài chính: Cho đúc tiền để tiêu dùng, Quang Trung đã bải bỏ
hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế
+Công-Thương nghiệp: Được phục hồi, Quang Trung yêu cầu
Nhà Thanh “mở cửa ải, thông chợ búa khiến cho hàng hóa không
ngưng động, làm lợi cho tiêu dùng của dân”
Nhận xét: sau một thời gian thực hiện khẩu trương các chính
sách kinh tế, cuộc sống của nhân dân ở vùng đất của triều đại
Quang Trung trở lại ổn định với một số biểu hiện mở rộng về mặt
công thương nghiệp


+ Văn hóa-giáo dục:
* Chính quyền Quang Trung vẫn tôn sùng nho giáo
nhưng vẫn tỏ ra rộng rãi với các tôn giáo khác
* Chữ nôm được đề cao lên vị trí chính thức của dân
tộc, được đưa vào giáo dục và khoa cử.
* Quang trung ban “Chiếu lập học” ông nói: “Xây
dựng đất nước, lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy
việc tuyển nhân tài làm gốc”

* Các huyện xã khuyến khích mở trường học.
Nhận xét: chính sách văn hóa giáo dục cũng như thực
trạng tôn giáo, học hành thi cử thời Quang Trung đã thể
hiện sự bùng lên của ý thức dân tộc, của mong muốn
vươn lên tiên tiến của người dân đương thời.


+Quan hệ ngoại giao:
* Chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là
mềm dẻo nhưng kiên quyết, bảo vệ từng tấc đất của tổ
quốc.
* Đối với các nước phương Tây như “Vạn Tường”
[Lào], “Miến Điện”[Mianma], Quang Trung đều có quan
hệ tốt.
Triều đại Quang Trung đi dần vào thế ổn định với xu thế
tiến bộ, cuộc sống của nhân dân đang dần phục hồi.


2. Hạn chế

- Chiến tranh vừa mới kết thúc, chính quyền Quang Trung
cần phải đối mặt với nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng
ở đàng Ngoài để lại.
- Chính sách cai trị của Nguyễn Nhạc còn hạn chế, chủ
yếu là chính sách tiến bộ của vua Quang Trung.
- Sự rạn nứt trong nội bộ triều Tây Sơn ảnh hưởng xấu
đến cục diện phát triển phong trào sau này, nhất là sau khi
Nguyễn Huệ mất.
- Vì nhà Tây Sơn có hai hoàng đế nên những chính sách
tiến bộ của vua Quang Trung chỉ được thực thi trên lãnh

thổ của ông cai quản  không thống nhất trên toàn lãnh
thổ Tây Sơn, một mất mát lớn


- Tình hình đất nước chưa ổn định, phức tạp: phía Bắc lực lượng
chống quân Tây Sơn đứng đầu là Lê Duy Chi đang nhen nhóm
hoạt động, phía Nam do sự nhu nhược và bất lực của Nguyễn
Lữ , Nguyễn Ánh đã từng bước chiếm được Gia Định.
* Trong phong trào nông dân Tây Sơn:
- Họ Nguyễn lúc ấy không được lòng dân chúng nhưng lại có sự
ủng hộ của một bộ phận lớn địa chủ. Do đó, khi lực lượng bố
phòng của Tây Sơn ở lại không đủ mạnh, họ Nguyễn nhanh chóng
lấy lại vùng này
- Các nhà lãnh đạo Tây Sơn chưa phản ánh đúng thực lực của
Nguyễn Ánh, Nguyễn Nhạc đánh giá chủ quan về Nguyễn Ánh.
- Sự chia rẽ trong nội bộ anh em Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ.
Chính cuộc xung đột năm 1787 tạo điều kiện thuận lợi cho
Nguyễn Ánh trở về lấy Gia Định
* Trong chính sách của vua Quang Trung: hạn chế lớn nhất là
thời gian thực hiện chính sách cải cách của Quang Trung quá
ngắn.


*** Sơ lược về triều Nguyễn:
Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ lãnh
thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh[hiệu Gia
Long] lên ngôi vua, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Phú
Xuân. Các vua nhà Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến
Thiệu Trị, Tự Đức kế tiếp nhau xây dựng và củng cố nền
thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng

hoảng suy vong. Tuy nhiên, trong hơn nửa thế kỉ tồn tại dưới
triều Nguyễn, xã hội Việt Nam hầu như không phát triển lên
theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, mâu thuẫn sâu sắc làm
bùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân, của
các dân tộc ít người và cuối cùng trở thành đối tượng xâm
lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây.


B. Triều Nguyễn
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà Nguyễn – Chính sách
ngoại giao:

- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Theo mô hình tập quyền chuyên chế ,Vua nắm
mọi quyền hành.
+ Thời Gia Long chia thành 3 vùng : Bắc Thành,
Gia Định Thành và các Trực doanh do triều đình cai quản.
+ 1831-1832: Minh Mạng thực hiện cải cách hành
chính chia cả nước làm 30 tỉnh , 1 phủ Thừa Thiên.
+ Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục khoa cử.
+Luật pháp: Ban hành Hoàng Triều Luật Lệ với
gần 400 điều.
+ Quân đội: số lượng đông và nhà Nguyễn luôn coi
trong việc binh bị.


hạn chế:
+ Bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ,
có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà
Nguyễn nhằm tập trung mọi quyền hành vào tay vua. Vì

vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê

+ Về luật pháp: Các qui định về xử phạt rất hà khắc,
nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.
+ Về quân đội:Vũ khí lạc hậu, thô sơ ,không có điều
kiện đổi mới.


- Ngoại giao:
+ Đối với nhà Thanh: Thuần phục nhà Thanh
+ Đối với Lào, Campuchia: Bắt 2 nước này thuần
phục
+ Đối với phương Tây: “đóng cửa”.
Tích cực: Tạo được quan hệ thân thiện với các nước
láng giềng[ nhất là Trung Quốc ].
Hạn chế: chính sách “ đóng cửa” , không đặt quan hệ
với phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các
nước tiên tiến Vì vậy không tiếp cận được với khoa
học kĩ thuật,dẫn đến tình trạng đất nước trì trệ, lạc hậu
đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ


2. Chính sách kinh tế
Kinh tế

Thành tựu [ưu điểm]

Hạn chế[ nhược điểm]

Ban hành chính sách quân điền Các chính sách nhà nước về

Nông
Nghiệp Khuyến khích khai hoang bằng nông nghiệp hầu như không có
nhiều hình thức
Tăng gia sản xuất.

hiệu quả, tình trạng mất mùa đói
kém vẫn còn xảy ra.

Tổ chức qui mô lớn,các quan Chịu sự quản lí chặt chẽ của nhà
Thủ
xưởng được xây dựng,sản xuất nước, không có điều kiện tiếp
Công
cận với nền khoa học tiên tiến.
Nghiệp tiền, vũ khí,đóng thuyền,…
Đóng tàu thuỷ chạy bằng hơi Các đô thị lụi tàn dần.
nước.

Thương Nhà nước bắt đầu cho một số Do chính sách thuế khoá nặng
Nghiệp thuyền của mình sang các nước nề và phức tạp của nhà nước .
láng giềng

Nhà nước giữ độc quyền về
ngoại thương.


 Hạn chế trong chính sách của triều Nguyễn: Mặc dù cũng đã
có nhiều cố gắng trong việc ổn định tình hình đất nước sau bao
nhiêu năm chiến tranh loạn lạc, nhưng mọi chính sách của nhà
Nguyễn chủ yếu tập trung vào việc củng cố quyền lực của
vương triều .Độc tôn Nho giáo, kìm chế công thương, bế quan

toả cảng,trên thực tế đã không đem lại kết quả như nhà Nguyễn
mong muốn là tăng cường sức mạnh của dòng họ cai trị, mà trái
lại đã làm mất đi khả năng vươn lên cùng thời đại của dân tộc,
làm suy kiệt sức đề kháng của đất nước trước nguy cơ bành
trướng của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Tiếng súng của thực
dân Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858 là điểm khởi đầu cho
một qua trình xâm lược mà kết quả là sự thất bại thảm hại của
triều Nguyễn, một vương triều đặt lợi ích cai trị của dòng họ lên
trên quyền lợi thiêng liêng của dân tộc.


C. Đánh giá
1.Triều Tây Sơn

Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống
trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng
ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho
quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt,
điều này đưa phong trào nông dân Tây sơn từ một cuộc
khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông
đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng
trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài.
Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân
tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô
lớn và lượng người tham gia đông như Tây Sơn.


Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả
dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch
Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân

Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân
Kỷ Dậu đã chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu
Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc
biệt đối với lịch sử dân tộc ,quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo
vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật
quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.
Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh
em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác trong khoảng một thời gian rất ngắn.
Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông
dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.


Nếu như Chúa Nguyễn có công khai phá đất nước, thì Tây
Sơn có công phá bỏ sự chia cắt kéo dài và bảo vệ lãnh thổ độc
lập. Có thể nếu không có nhà Tây Sơn thì có lẽ Việt Nam vẫn
sẽ bị chia cắt thành hai đất nước trong thời gian lâu hơn nữa.
Quyển Lịch sử Việt Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà [năm 1971]: “ Còn công lao Tây Sơn đối với lịch sử là rất
vĩ đại, nhân dân Việt nam sẽ nhớ mãi. Họ kế tục, phát triển và
đưa sự nghiệp của Quang Trung tiến lên ngang tầm vóc của
thời đại, khi ngọn cờ giải phóng dân tộc sẽ chuyển sang tay giai
cấp lịch sử tiên tiến nhất, dân tộc Việt Nam cùng với loài người
tiến bộ sẹ chiến thắng chủ nghĩa Đế quốc và mở ra một kỉ
nguyên mới trong lịch sử thế giới”


2. Triều Nguyễn:

Vai trò của triều Nguyễn trong lịch sử.

1. Tiếp nối các chúa Nguyễn, các Vua Nguyễn đã có
công mở rộng lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông
Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới.
2. Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ
tình trạng phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự
khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã
hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng
lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.


Vai trò của phong trào Tây Sơn với sự nghiệp thống nhất đất nước

- Giữa thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng sâu sắc, các phong trào nông dân nổ ra đều bị đàn áp

-Năm 1744, ở Đàng Trong chúa Nguyễn xưng vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương, nước ta bị chia làm hai. Chính quyền Đàng Trong suy yếu, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Các phong trào nông dân ồ ạt bùng nổ ở Đàng Trong.

-Năm 1771, ba anh emNguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo khởi nghĩa nông dân ở Tây Sơn [Bình Định]. Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu nhưng nhờ sự giúp đỡ của người dân trong vùng nên lực lượng ngày càng mạnh. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân đã nhanh chóng trở thành phong trào lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

-Lực lượng Tây Sơn nổi tiếng bình đẳng, không tham của dân, nghĩa quân lấy khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo” nên rất được quần chúng ủng hộ, đánh đâu thắng đó

-Năm 1973, nghĩa quân chiếm được thành Quy Nhơn và nhanh chóng đánh xuống phía Nam, kiểm soát được vùng từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận

-Từ năm 1776 – 1782, quân Tây Sơn nhiều lần đánh thành Gia Định. Đến tháng 3/1882, Nguyễn Huệ lần thứ tư đem quân đánh Gia Định. Nguyễn Ánh chống cự không được, trốn về Phú Quốc. Họ Nguyễn về cơ bản đã bị chinh phục.

-Năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, lập ra triều đại Tây Sơn

-Từ năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn Lê – Trịnh, thống nhất đất nước.

Lịch sử lớp 10

Mục lục

  • 1 Bối cảnh lịch sử
  • 2 Phân tích
  • 3 Lật đổ chúa Nguyễn
    • 3.1 Tình hình Đàng Trong cuối thời chúa Nguyễn
    • 3.2 Tây Sơn khởi nghĩa
    • 3.3 Quân Trịnh tham chiến
    • 3.4 Tiến đánh Gia Định
      • 3.4.1 Tấn công thế lực người Hoa
  • 4 Đánh bại liên quân Xiêm – Nguyễn Ánh
    • 4.1 Trận Rạch Gầm - Xoài Mút
  • 5 Lật đổ chúa Trịnh
    • 5.1 Đánh chiếm Phú Xuân
    • 5.2 Tiến ra Thăng Long
    • 5.3 Dẹp tàn dư chúa Trịnh
  • 6 Mâu thuẫn nội bộ
    • 6.1 Nguyên nhân
    • 6.2 Hậu quả
  • 7 Đại phá quân Mãn Thanh
    • 7.1 Quân Thanh tiến vào Thăng Long
    • 7.2 Quang Trung đại phá quân Thanh
  • 8 Vua Quang Trung thống nhất nhà Tây Sơn và dựng nước
    • 8.1 Thống nhất nhà Tây Sơn
    • 8.2 Đối nội, đối ngoại
    • 8.3 Dẹp Lê Duy Chi, tấn công Vạn Tượng
    • 8.4 Dự định chinh phục Gia Định, thống nhất đất nước
  • 9 Sự sụp đổ của nhà Tây Sơn
    • 9.1 Pháp trợ giúp Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định
    • 9.2 Nội bộ bị chia rẽ
    • 9.3 Tây Sơn sụp đổ
  • 10 Về vấn đề thống nhất quốc gia cuối thế kỷ 18
  • 11 Quân đội nhà Tây Sơn
    • 11.1 Bộ binh
    • 11.2 Thủy binh
    • 11.3 Tính kỷ luật
  • 12 Các trận chiến liên quan đến nhà Tây Sơn
  • 13 Danh sách các vua nhà Tây Sơn
  • 14 Nhận định
    • 14.1 Về văn trị
    • 14.2 Về võ công
    • 14.3 Những hậu duệ cuối cùng và nghi vấn còn tồn tại
    • 14.4 Nguyên nhân thất bại
  • 15 Dư âm
  • 16 Mô tả trong sử sách nhà Nguyễn
  • 17 Nghi vấn về việc đào mộ các Chúa Nguyễn
  • 18 Các danh nhân thời Tây Sơn
    • 18.1 Tướng võ
    • 18.2 Nhân sĩ
  • 19 Chú thích
  • 20 Xem thêm
  • 21 Tham khảo
  • 22 Liên kết ngoài

Bối cảnh lịch sử

Loạt bài
LịchsửViệtNam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I [207 TCN – 40]
Nhà Triệu [207 – 111 TCN]
Hai Bà Trưng [40 – 43]
Bắc thuộc lần II [43 – 541]
Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương [541 – 602]
Bắc thuộc lần III [602 – 905]
Mai Hắc Đế
Phùng Hưng
Tự chủ [905 – 938]
Họ Khúc
Dương Đình Nghệ
Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô [938 – 967]
Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh [968 – 980]
Nhà Tiền Lê [980 – 1009]
Nhà Lý [1009 – 1225]
Nhà Trần [1225 – 1400]
Nhà Hồ [1400 – 1407]
Bắc thuộc lần IV [1407 – 1427]
Nhà Hậu Trần
Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
Nhà Lê sơ [1428 – 1527]

trung
hưng
[1533 – 1789]
Nhà Mạc [1527 – 1592]
Trịnh–Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn [1778 – 1802]
Nhà Nguyễn [1802 – 1945]
Pháp thuộc [1887 – 1945]
Đế quốc Việt Nam [1945]
Chiến tranh Đông Dương [1945 – 1975]
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc gia Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [từ 1976]

Xem thêm

  • Vua Việt Nam
  • Nguyên thủ Việt Nam
  • Các vương quốc cổ
  • Niên biểu lịch sử Việt Nam
sửa

Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía Bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía Nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.

Cuộc chiến Trịnh Nguyễn phân tranh kết thúc năm 1672 và cuộc sống của những người nông dân ở phía Bắc của các chúa Trịnh khá yên bình. Trong khi đó ở phía Nam, các chúa Nguyễn dần dần sáp nhập vương quốc Chiêm Thành và ảnh hưởng chính trị, quân sự lên vương quốc Chân Lạp. Các chúa Nguyễn thường hỗ trợ quân sự cho Chân Lạp để Chân Lạp đánh lại một nước mạnh kế cạnh là Xiêm. Từ đó, các Chúa Nguyễn nhận các vùng đất từ Chân Lạp như món quà đền ơn, mở mang thêm lãnh thổ Đàng Trong về phía Nam.

Từ giữa thế kỷ 18, người nông dân bị bần cùng và họ đã đứng lên khởi nghĩa cả ở Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong. So với Đàng Trong, phong trào nông dân Đàng Ngoài mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa quận He [Nguyễn Hữu Cầu], quận Hẻo [Nguyễn Danh Phương], chàng Lía, Hoàng Công Chất... ở Đàng Ngoài và Đàng Trong nhìn chung đều chưa đủ quy mô, sức mạnh và sự liên kết cần thiết để đánh đổ chính quyền cai trị. Mặt khác, những người cầm quyền lúc đó như Trịnh Doanh ở Đàng Ngoài và Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong có đủ tài năng, uy tín để huy động lực lượng trấn áp các cuộc khởi nghĩa.

Cuối đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, ông trở nên lười nhác, ham hưởng lạc mà bỏ bê triều chính. Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn xứ Đàng Ngoài trong Phủ biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ cuối chúa Nguyễn là:

"… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…" [3]

Triều đình ngày càng suy yếu, lòng dân chán ghét, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra báo hiệu sự cai trị của chúa Nguyễn đã sắp đến hồi kết.

BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII

bai_23_lop_10_79aadd60a8.docx
Đọc bài Lưu

- Thế kỷ XVI – XVIII, nước ta bị chia làm hai miền có hai chính quyền riêng biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến đang thống trị không còn khả năng thống nhất lại.

- Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nước ngày càng gia tăng và chính phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị đã làm nên thành tựu xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu thống nhất lại đất nước.

- Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn thành hai cuộc kháng chiến [chống Xiêm và Thanh], bảo vệ độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước anh hùng của dân tộc.

BÀI 23:

PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP

THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII

I. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỷ XVIII:

1.Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam:

-Ở Đàng Ngoài:

- Giữa thế kỷ XVIII, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục.

- Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn xưng vương,nhưng cũng bước vào thời kỳ suy thoái.

2.Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn:

- Năm 1771, khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ do Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ,Nguyễn Lữ lãnh đạo

-1785: đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn

-1786 – 1788: đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh., bước đầu thống nhất đất nước.

II. Các cuộc kháng chiến ở cuối thế kỷ XVIII

1. Kháng chiến chống Xiêm [1785]

- Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh sang Xiêm cầu cứu. Vua Xiêm sai 5 vạn quân thuỷ, bộ tấn công nước ta.

-Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định chống giặc- Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức đánh tan giặc tại trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm.

2. Kháng chiến chống Thanh [1789]

- Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, Lê Chiêu Thống cầu cứu quân Thanh. Vua Thanh sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.

- Trước sức mạnh của địch quân Tây Sơn tạm rút về Ninh Bình, Thanh Hóa.

- Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, thần tốc tiến quân ra Bắc.

- Đúng giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân ta được lệnh lên đường. Sau 5 ngày tiến quân thần tốc, chiến đấu quyết liệt với chiến thắng vang dội tại trân Ngọc Hồi - Đống Đa, quân ta đánh bại hoàn toàn quân xâm lược

III. Vương triều Tây Sơn: [đọc thêm]

1. Đối nội:

- Năm 1778 Nguyễn Nhạc xưng Hoàng Đế [hiệu Thái Đức], Vương triều Tây Sơn được thành lập.

- Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế quản lý từ Thuận Hoá trở ra Bắc.

- Khôi phục sản xuất, tổ chức lại chính quyền, công tác giáo dục, thi cử.

- Đất nước ổn định, quân đội tổ chức tốt.

2. Đối ngoại:

- Quan hệ thân thiện với nhà Thanh, Lào và Chân Lạp.

- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, không kịp hoàn thành ý nguyện thống nhất đất nước,triều Tây Sơn lục đục, suy yếu rồi sụp đổ.

I. Nhận biết, thông hiểu

Câu 1. Năm 1771, anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo phong trào Tây Sơn?

A. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

B. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ

C. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

D. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.

Câu 2. Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn đã giành những chiến thắng vang dội nào?

A. Giải phóng hầu hết Đàng Trong, tiêu diệt thế lực cát cứ của chúa Nguyễn.

B. Liên tục mở các cuộc tấn công vào Đàng Trong, đánh chiếm Phú Yên.

C. Liên tục mở các cuộc tấn công ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. Làm chủ vùng đất Quy Nhơn [Bình Định], đánh bại quân Xiêm xâm lược.

Câu 3. Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 - 1785?

  1. Trần Ích Tắc. B. Nguyễn Ánh.
  2. Lê Chiêu Thống. D. Trần Lộng.

Câu 4. Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm 1785?

A. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.

B. Chiến thắng Chi Lăng.

C. Chiến thắng Xương Giang

D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 5. Đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ đem quân từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định để chống lại quân Xiêm, ông cho đóng đại bản doanh ở đâu?

A. Trà Tân [phía bắc bờ sông Tiền].

B. Trên khúc sông Tiền đoạn từ Rạch Gầm đến Rạch Xoài Mút.

C. Mĩ Tho.

D. Ven sông Trà Luật.

Câu 6. Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì?

  1. “Phù Lê diệt Mạc”. B. “Phù Lê diệt Trịnh”.
  2. “Phù Lê diệt Nguyễn”. D. “Phù Lê, diệt Trịnh, Nguyễn”.

Câu 7. Ai là người đã cầu cứu vua Thanh [Càn Long], dẫn đến việc quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1788 - 1789?

  1. Lê Long Đĩnh. B. Nguyễn Ánh.
  2. Lê Chiêu Thống. D. Trần Kiện.

Câu 8. Phòng tuyến do quân Tây Sơn thiết lập để ngăn cản quân Thanh sau khi rút lui là

  1. Tam Điệp – Biện Sơn. B. Hà Hồi - Ngọc Hồi.
  2. Bờ Nam sông Gianh. D. Bờ Nam sông Như Nguyệt.

Câu 9. Lực lượng nào đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào cuối thế kỉ XVIII?

  1. Nghĩa quân Tây Sơn. B. Lực lượng chúa Trịnh.
  2. Lực lượng chúa Nguyễn. D. Lực lượng vua Lê.

Câu 10. Nguyễn Huệ khi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là gì?

  1. Quang Trung. B. Nguyễn Vương.
  2. Gia Long. D. Bắc Bình Vương.

Câu 11. Vì sao cuối năm 1788, vua Càn Long cho 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta?

A. Vì nội bộ nước ta bị chia rẽ do chúa Trịnh lấn át quyền lực của vua Lê.

B. Vì Nguyễn Ánh cầu cứu vua Thanh.

C. Vì vua Xiêm muốn quân Thanh và quân Xiêm cùng lúc tấn công nước ta.

D. Vì vua Càn Long muốn mở rộng lãnh thổ về phía Nam.

II. Vận dụng và vận dụng cao

Câu 12. Phát biểu nào đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?

A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.

B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta.

C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.

D. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.

Câu 13. Một trong những nguyên nhân thất bại chủ yếu của phong trào nông dân Tây Sơn là

A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

B. nội bộ bị chia rẽ, mất đoàn kết.

C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn để chống giặc ngoại xâm.

D. quân Thanh quá mạnh nên đã dễ dàng đánh bại nghĩa quân.

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến các chính sách của vua Quang Trung chưa được áp dụng nhiều trên thực tế?

  1. Vua Quang Trung mất sớm. B. Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn.
  2. Triều Tây Sơn bị chia rẽ. D. Không có sự hậu thuẫn của vua Lê.

Câu 15. Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.

C. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.

D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.

Câu 16. Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.

C. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc.

D. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.

TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày tình hình của chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2.Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

Câu 3. Em hãy lí giải vì sao từ một cuộc khởi nghĩa nông dân ở ấp Tây Sơn, lại nhanh chóng phát triển thành một phong trào rộng lớn?

Câu 4. Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Thanh cuối thế kỉ XVIII.

Câu 5. Em hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII.

Tập tin đính kèm

Trình duyệt không hỗ trợ iframe.

Tổng số điểm của bài viết là: 18 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề