Đánh giá nhận xét thiết bị

Có tới 45,8% những người được hỏi cho rằng thiết bị dạy học hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu; 66,6% cán bộ quản lý giáo dục cho rằng thiết bị dạy học ở các trường phổ thông cung ứng chậm và có tới 74,8% ý kiến cho rằng thiết bị không đáp ứng đủ yêu cầu dạy học theo chương trình...

Cuộc điều tra này được khảo sát từ 2.000 phiếu phát ra trong cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp làm công tác thiết bị ở 20 tỉnh, thành. Thủ công, kể chuyện, kỹ thuật là những môn học có tỷ lệ số lượt giáo viên sử dụng thiết bị dạy học cao nhất với 87%, tỷ lệ này ở môn Vật lý là 70%, Hóa học là 60%, thế nhưng môn Khoa học chỉ có 45%... trong khi đây lại là những môn học được quan tâm về thiết bị dạy học nhất.

Thiết bị kém, giáo viên yếu

Theo ông Đặng Như Bằng, giáo viên Vật lý Trường THPT Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thiết bị dạy học phục vụ chương trình phổ thông mới hiện nay có rất nhiều nhược điểm như khó sử dụng, quá cồng kềnh, đo lường không chính xác, thiết bị nhập khẩu không phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam, nhiều thiết bị đắt tiền nhưng không có phụ tùng thay thế.

Như bộ thiết bị chứng minh chùm tia mạnh giá tới 75 triệu đồng, chỉ có một bóng đèn halogen, nếu cháy thì thành vô dụng vì không có thiết bị thay thế. Các dụng cụ đo lường như nhiệt kế, vôn kế, ampe kế thường cho kết quả thiếu chính xác.... Vì vậy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn làm cho học sinh hoài nghi về kết quả thí nghiệm.

Công tác bảo quản thiết bị cũng không được coi trọng. Hầu hết các trường chưa xây dựng được phòng học bộ môn, phòng để thiết bị; hệ thống tủ, giá để thiết bị thiếu thốn, các thiết bị để chồng chất lên nhau.

Theo ông Lê Tuấn Tứ, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hoà, chính điều này đã gây tâm lý ngại tìm kiếm và sử dụng thiết bị dạy học trong giáo viên . Nhiều ý kiến nhận xét việc sử dụng thiết bị dạy học hiện nay mới chỉ mang tính vận động, chưa được xem là một khâu bắt buộc để đánh giá chất lương giảng dạy của giáo viên và kết quả thi của học sinh. Vì vậy chỉ những giáo viên tâm huyết mới tự giác sử dụng thiết bị dạy học.

Cần phải có cán bộ chuyên trách

Trước thực trạng trên, hầu hết các đại biểu đều thống nhất đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm định chất lượng thiết bị giáo dục của các đơn vị sản xuất để bảo đảm tính chính xác và độ bền vững cũng như giá trị sử dụng.

Bà Trần Thị Kim Oanh, Phó chủ tịch Công đoàn giáo dục quận Hải An, TP Hải Phòng kiến nghị: các đơn vị cung cấp thiết bị nên có hướng dẫn sử dụng kèm theo để giáo viên và cán bộ phụ trách làm tư liệu nghiên cứu; thống nhất mẫu hồ sơ, sổ sách quy chuẩn phù hợp với tình hình mới; hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch bổ sung những thiết bị đã hao mòn và hỏng để đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

Về việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học, ông Phạm Trọng Thủy, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Hồng Phong, TP Buôn Mê Thuột đề nghị: đối với bậc tiểu học, thiết bị dạy học nên giao thẳng cho giáo viên, còn ở các trường THCS, THPT nhất thiết phải có cán bộ chuyên trách.

Bà Liên cũng cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chú trọng đào tạo cán bộ phụ trách chuyên trách, để nâng cao chất lượng sử dụng các thiết bị chứ không phải đơn thuần làm thủ kho như hiện nay. Nhiều đại biểu cho rằng cần có biện pháp bắt buộc mọi giáo viên phải sử dụng thiết bị ở một mức tối thiểu, khi chưa có phòng học bộ môn thì việc chế tạo đồ dùng dạy học phải gọn nhẹ, dễ thao tác và cần xây dựng, hoàn thiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ làm công tác thiết bị.

Việc đưa thiết bị dạy học vào các trường học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện song song với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Tuy nhiên, nhiều năm nay việc thực hiện này hầu như không đạt hiệu quả. Tình trạng học chay, dạy chay vẫn diễn ra thường xuyên tại các trường. Bên cạnh thiết bị yếu kém, thì thầy cô giáo trong quá trình giảng bài cũng ngại sử dụng thiết bị dạy học. Đã có rất nhiều cuộc hội thảo về nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp kiểm tra chấn chỉnh, nhưng tất cả như “đá ném ao bèo”, những yếu kém vẫn tồn tại chưa có biện pháp khắc phục.

Tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học của trung tâm dạy nghề được quy định tại quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trung tâm dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó:

1. Tiêu chuẩn 7.1 địa điểm của trung tâm dạy nghề thuận tiện cho các hoạt động dạy và học, các hoạt động khác của trung tâm dạy nghề.

  1. Chỉ số 1: Địa điểm của trung tâm dạy nghề trên nền đất tốt, không bị úng, ngập; được cung cấp điện, nước, giao thông thuận tiện;
  1. Chỉ số 2: Bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các cơ sở công nghiệp hoặc các cơ sở khác có tiếng ồn, bụi, chất thải độc hại, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước vượt tiêu chuẩn cho phép;
  1. Chỉ số 3: Bố trí mặt bằng tổng thể hợp lý, đảm bảo theo thiết kế đáp ứng nhu cầu hoạt động dạy nghề của trung tâm dạy nghề theo quy định.

2. Tiêu chuẩn 7.2 hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các hoạt động dạy học, thực hành theo nghề, quy mô đào tạo của trung tâm dạy nghề.

  1. Chỉ số 1: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật của trung tâm dạy nghề bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng;
  1. Chỉ số 2: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu các hoạt động dạy học, thực hành theo nghề và quy mô đào tạo của trung tâm dạy nghề;
  1. Chỉ số 3: Có hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước chung trong trung tâm dạy nghề, riêng cho khu vực xưởng thực hành theo nhu cầu hoạt động thực hành và sinh hoạt, vệ sinh; có hệ thống thu gom nước thải độc hại, rác thải, phế liệu; có đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy;
  1. Chỉ số 4: Khu bảo quản, kho có các điều kiện bảo vệ, bảo quản các trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu, như: mái che, tường bao, rào ngăn cách, khóa, thiết bị chiếu sáng, thông gió, giá kê, chống ẩm, mốc. Có hệ thống quản lý việc cấp phát, thu nhận trang thiết bị, hàng hóa, vật liệu;

đ] Chỉ số 5: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật được sử dụng đúng công năng, có quy chế quản lý, sử dụng, bảo dưỡng đảm bảo cho các hoạt động của trung tâm dạy nghề.

3. Tiêu chuẩn 7.3 có đầy đủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ, trang thiết bị được bố trí ngăn nắp, hợp lý đảm bảo các yêu cầu thực hành nghề và tổ chức đo kiểm tra các yếu tố độc hại cho xưởng thực hành.

  1. Chỉ số 1: Có đầy đủ nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, hệ thống biển báo, chỉ dẫn trong xưởng thực hành theo quy định;
  1. Chỉ số 2: Trang thiết bị, dụng cụ trong xưởng thực hành được bố trí ngăn nắp, hợp lý đảm bảo các yêu cầu thực hành nghề, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, mỹ thuật công nghiệp, thẩm mỹ nghề nghiệp và sư phạm;
  1. Chỉ số 3: Hàng năm có tổ chức đo kiểm tra các yếu tố độc hại tại các xưởng thực hành. Thực hiện các biện pháp đảm bảo các yếu tố độc hại không vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Tiêu chuẩn 7.4 đảm bảo chủng loại, số lượng thiết bị cho thực hành.

  1. Chỉ số 1: Có đầy đủ chủng loại thiết bị thực hành cho từng nghề đào tạo;
  1. Chỉ số 2: Số lượng thiết bị đáp ứng đủ theo quy mô đào tạo của từng nghề.

5. Tiêu chuẩn 7.5 đảm bảo chất lượng thiết bị thực hành.

  1. Chỉ số 1: Các thiết bị thực hành đạt mức tương đương trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất, dịch vụ tại địa phương nơi trung tâm dạy nghề đang hoạt động;
  1. Chỉ số 2: Các thiết bị thực hành đảm bảo tính đồng bộ, có hồ sơ xuất xứ, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, các thông số kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng được ghi cụ thể, rõ ràng;
  1. Chỉ số 3: Các thiết bị thực hành đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ cho người học và giáo viên khi sử dụng;
  1. Chỉ số 4: Các thiết bị thực hành tự làm có quyết định cho phép đưa vào sử dụng phục vụ đào tạo của Giám đốc trung tâm dạy nghề;

đ] Chỉ số 5: Các thiết bị thực hành được quản lý, bảo trì, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất.

Trên đây là tư vấn về tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học của trung tâm dạy nghề. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2010/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Chủ Đề