Đánh giá an toàn hệt hống corebanking

toiuu100x | Bài viết này tôi sẽ chia sẻ một báo cáo đánh giá hiệu năng Cơ sở dữ liệu Core Banking – T24 khi bị chậm. Các kinh nghiệm, case study này là một phần trong chương trình Từ điển tối ưu 100x hiệu năng của Wecommit

1. [toiuu100x] – Mô tả hiện trạng

Cơ sở dữ liệu của hệ thống Core banking (T24) của ngân hàng gặp hiện tặng chậm/ treo

Loại Cơ sở dữ liệu sử dụng: Oracle Database

Phiên bản cơ sở dữ liệu: Oracle 11.2.0.4

Hệ điều hành: Linux

2. [toiuu100x] – Phân tích báo cáo hiệu năng thời điểm hệ thống bị chậm

Tại dự án này, cơ sở dữ liệu có nhiều vấn đề liên quan đến thiết kế, chiến lược tối ưu SQL.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ 1 số những ý chính.

Thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của các câu lệnh SQL trong cơ sở dữ liệu

Đánh giá an toàn hệt hống corebanking

  • Toàn bộ hệ thống thời điểm đánh giá chủ yếu thực hiện các thao tác đọc (Reads), rất ít thao tác Ghi dữ liệu (Writes). Cụ thể
    • Có 1.1 TB dữ liệu được đọc
    • Có 16.3 GB dữ liệu được ghi
  • Trong 1.1 TB dữ liệu được đọc, hệ thống có hơn 65% là đọc ghi trực tiếp từ đĩa (Direct Reads).
    • Báo cáo phân tích cho thấy có 689.GB đọc trực tiếp từ đĩa (Direct Reads)
    • Chỉ có 460.9 GB đọc từ bộ nhó (Buffer Cache Reads)
  • Thông số bên trên cho thấy, hiệu quả hoạt động của Cơ sở dữ liệu là không tốt. Lý do để đánh giá việc này như sau:
    • Với cơ sở dữ liệu được thiết kế tốt, đa phần các thao tác phải là đọc từ bộ nhớ.
    • Việc đọc ghi từ đĩa sẽ có hiệu năng chậm hơn rất nhiều lần so với đọc ghi từ bộ nhớ

3. [toiuu100x] – Khoanh vùng để tìm Objects được thiết kế chưa tối ưu trong Cơ sở dữ liệu.

Thực hiện phân tích các Objects có lượng sử dụng đọc ghi trực tiếp từ đĩa nhiều nhất, tôi thu được kết quả như sau

Đánh giá an toàn hệt hống corebanking
Có 5 TABLE chiếm tỷ lệ đọc ghi trực tiếp từ đĩa cao nhất trong hệ thống

  • MIS_CRB – chiếm 65.18%
  • MIS_GL_LINE_DETAIL chiếm 9.42%
  • MIS_DEPOSIT chiếm 4.77%
  • T24_ACCOUNT chiếm 4.44%
  • MIS_FUNDS_TRANSFER chiếm 4.03%

Tại đây ta có thể khoanh vùng được ngay: đối tượng cần thực hiện tối ưu là TABLE MIS_CRB và các các câu lệnh liên quan đến Table này.

4. Nếu bạn muốn xem thêm các Case Study và bài viết khác liên quan đến tối ưu SQL

Đọc bài viết về Case Study: Câu lệnh SQL bị chậm trong hệ thống Bệnh viện

5. Nếu bạn là DEV và chưa biêt tối ưu SQL nên bắt đầu từ đâu?

Hãy xem hết nội dung sau: : Click vào đây.

6. Nếu bạn là DEV và muốn toàn bộ những kinh nghiệm về tối ưu SQL của tôi, để trở nên KHÁC BIỆT so với các đồng nghiệp trên thị trường?

Hãy đọc về chương trình “Từ điển tối ưu 100x hiệu năng” tại đây: Click vào đây để tìm hiểu chương trình.

Core banking – ngân hàng lõi là hệ thống các phần dịch vụ cơ bản của ngân hàng như: thông tin về tiền, tài sản thế chấp, giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán, dữ liệu máy tính, khách hàng,... Qua việc tích hợp các phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro, ngân hàng có thể phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ và quản lý hệ thống chặt chẽ hiệu quả hơn.

Đặc điểm

Core Banking là hạt nhân toàn bộ hệ thống thông tin của một hệ thống Ngân hàng. Hệ thống thông tin ở đây được hiểu là bao gồm thông tin về tiền, tài sản thế chấp; giao dịch, giấy tờ, sổ sách kế toán; dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin... Tất cả các giao dịch được chuyển qua hệ thống Core Banking và trong một khoảng thời gian cực kì ngắn vẫn duy trì hoạt động đồng thời xử lý thông tin trong suốt thời gian hoạt động.

Có thể nói, Core Banking là hệ thống để tập trung hóa dữ liệu ở bất cứ nơi đâu; bất cứ lúc nào. Cơ sở dữ liệu của Ngân hàng được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module: tiền gửi, thanh toán quốc tế, chuyển tiền, tài trợ thương mại, cho vay, thẩm định, nguồn vốn, Internet Banking...

Để nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, Ngân hàng có thể thay đổi module theo nghiệp vụ Ngân hàng hoặc thay đổi theo giải pháp phần mềm.

Lợi ích

Core banking giúp khai thác sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nhanh hơn

Khi chưa sử dụng hệ thống ngân hàng lõi thì tiến độ công việc thường hoàn thành chậm, không đúng tiến độ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phần lớn là bộ máy cồng kềnh, cách xử lý công việc rườm rà, các công đoạn phải làm thủ công... Thế nên công việc xử lý có hiệu quả không cao, mất nhiều thời gian và có nhiều sai sót.

Nhưng sau khi đã sử dụng core banking thì mọi việc đều thay đổi hoàn toàn. Do hệ thống ứng dụng này hoàn toàn tự động, mọi giao dịch chỉ cần qua ứng dụng Internet Banking (ngân hàng trực tuyến). Các câu lệnh của khách hàng được thực hiện nhanh chóng chỉ sau vài giây sau khi yêu cầu. Và có thể thực hiện mọi giao dịch ở bất cứ nơi chỉ cần có điện thoại, PC kết nối Internet.

Hệ thống core banking giúp các ngân hàng có thể thực hiện tới 1 giao dịch/giây. Quản lý tới 50 triệu tài khoản và hỗ trợ thực hiện giao dịch qua hệ thống 24/24.

Quản trị rủi ro tốt hơn

Ngoài việc giúp thực hiện các giao dịch nhanh hơn, xử lý được khối lượng thông tin lớn một cách đơn giản, hiệu quả hơn, thì hệ thống ngân hàng lõi – core banking còn giúp hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng.

Core banking sẽ cung cấp các tính năng tiện ích như: phân loại, sắp xếp nhóm thông tin liên quan đến khách hàng cho ngân hàng. Từ đó giúp việc quản lý rủi ro về tín dụng, thị trường... được tốt hơn.

Ngoài ra, hệ thống này còn giúp các ngân hàng dự đoán những khách hàng có khả năng phát sinh nợ xấu. Điều này có thể giúp ngân hàng hạn chế tối đa những rủi ro về nhóm đối tượng này.

Giúp quản lý nội bộ hiệu quả hơn

So với trước đây các ngân hàng chưa sử dụng hệ thống ngân hàng lõi thì quá trình quản lý nội bộ có hiệu quả kém. Do mọi công việc không có sự gắn kết liền mạch mà rời rạc, đơn lẻ nên có khá nhiều bất tiện cho người dùng. Và cũng làm cho ngân hàng khó kiểm soát, đánh giá nội bộ.

Ví dụ: Khi chưa có core banking, người gửi tiền ở đâu sẽ phải rút tại đó chứ không thể rút ở địa điểm khác mặc dù là trong cùng một ngân hàng. Nhưng sau khi có hệ thống ngân hàng lõi thì chỉ cần có duy nhất một mã thẻ thì khách hàng có thể giao dịch các sản phẩm, dịch vụ khác nhau, tại bất kỳ điểm giao dịch nào, trong cùng hoặc khác hệ thống đều được.

toàn cầu như: Deutsche Bank, Barclays Bank và tại Việt Nam, Backbase đồng hành với rất nhiều các ngân hàng trên hành trình chuyển đổi số ngân hàng như: Techcombank, TPBank,...

Silver Lake SIBS Axis: được áp dụng tại VCB, BIDV, VietinBank, MSB...

Teminos: Techcombank là Ngân hàng đầu tiên sử dụng giải pháp của Teminos (Phần mềm Globus); và cho tới hiện tại khá nhiều Ngân hàng đang triển khai giải pháp này: Sacombank, SeAbank, Ngân hàng Quân đội, VPBank...

Symbol System: Là giải pháp của hãng System Access, được triển khai ở VPBank, HDBank.

Hyundai: Hiện đang triển khai tại Ngân hàng Nông nghiệp.

Khó khăn

Những thách thức trong triển khai Core Banking

Triển khai Core Banking là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự cẩn trọng trong thực hiện. Dưới đây là một số thách thức mà các ngân hàng thường gặp phải trong quá trình triển khai Core Banking:

Chi phí đầu tư cao: Việc triển khai Core Banking đòi hỏi một số lượng lớn vốn đầu tư, bao gồm cả chi phí phần mềm, phần cứng và đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao. Chi phí này có thể gây áp lực lớn cho các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập.

Quản lý dữ liệu phức tạp: Hệ thống Core Banking đòi hỏi phải xử lý hàng triệu giao dịch và dữ liệu khác nhau mỗi ngày, từ các thông tin cá nhân của khách hàng đến các giao dịch tài chính, tiền lương, lãi suất và thuế. Để giải quyết vấn đề này, các ngân hàng thường phải đầu tư vào cả hạ tầng công nghệ và đội ngũ nhân viên chất lượng để quản lý và xử lý dữ liệu phức tạp này.

Khó khăn trong việc tích hợp hệ thống: Hệ thống Core Banking không phải là một hệ thống độc lập mà nó phải tương tác với nhiều hệ thống khác nhau, như: hệ thống thanh toán, hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng, hệ thống bảo mật và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng. Điều này có thể làm tăng khó khăn trong việc triển khai hệ thống và đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.

Điều chỉnh quy trình hoạt động: Việc triển khai Core Banking thường yêu cầu các ngân hàng phải điều chỉnh lại quy trình hoạt động hiện tại để phù hợp với hệ thống mới. Điều này đòi hỏi sự cập nhật và đào tạo nhân viên để có thể sử dụng hệ thống mới một cách hiệu quả.

Đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin: Hệ thống Core Banking là một trong những hệ thống quan trọng nhất của ngân hàng, chứa đựng các thông tin quan trọng về khách hàng, tài sản và giao dịch. Vì vậy, việc đảm bảo tính bảo mật và an toàn thông tin là rất quan trọng. Ngân hàng cần phải áp dụng các biện pháp bảo mật hiệu quả để ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài và giữ cho thông tin của khách hàng được bảo vệ tốt nhất có thể.

Thời gian triển khai dài: Quá trình triển khai Core Banking thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào quy mô và phức tạp của hệ thống. Điều này có thể gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc điều chỉnh quy trình hoạt động để phù hợp với hệ thống mới.

Xu hướng phát triển của hệ thống Core Banking trong

tương lai

Trong tương lai, hệ thống Core Banking sẽ tiếp tục phát triển và cải tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng – cũng như cạnh tranh với các ngân hàng khác, với một số xu hướng đáng chú ý như:

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo và Machine Learning: Các công nghệ này sẽ được tích hợp vào hệ thống Core Banking để tăng cường khả năng phân tích dữ liệu, dự báo và tự động hóa các quy trình. Điều này giúp cải thiện hiệu suất hoạt động và tối ưu hóa các quy trình ngân hàng.

Điện toán đám mây: Hệ thống Core Banking sẽ tiếp tục chuyển sang các mô hình đám mây để tăng cường tính linh hoạt, độ mở và khả năng mở rộng. Bằng cách sử dụng các giải pháp điện toán đám mây, ngân hàng có thể giảm thiểu chi phí cho việc bảo trì và nâng cấp hệ thống, đồng thời cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Blockchain: Công nghệ blockchain có thể được tích hợp vào hệ thống Core Banking để tăng cường tính an toàn và độ tin cậy của các giao dịch. Các giao dịch được xác nhận và đảm bảo bởi một hệ thống phi tập trung, đồng thời giảm thiểu chi phí và thời gian cho các giao dịch.