Đại học kinh tế tphcm học phí 2022

ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM], ĐH Dược Hà Nội và nhiều trường khác đã thông báo tăng học phí từ khóa tuyển sinh năm 2022.

ĐH Luật TP.HCM là trường đại học công lập thực hiện hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn nên học phí của người học được nhà trường xây dựng theo nguyên tắc từng bước tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021, mức thu học phí đối với sinh viên trình độ đại học của trường được thu theo lộ trình được quy định tại Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 18/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Luật TP.HCM.

Để nhanh chóng đẩy mạnh nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận nền giáo dục đại học của các 31 nước phát triển trong khu vực, ĐH Luật TP.HCM đã xây dựng đề án học phí của năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, nhằm đảm bảo đủ nguồn lực để đạt được mục tiêu vừa nêu, mức thu học phí đối với sinh viên chính quy trình độ đại học [đối với khóa tuyển sinh năm 2022] cụ thể như sau:

Hệ chất lượng cao ngành Luật, giảng dạy bằng Tiếng Anh của trường sẽ có học phí cao nhất. Năm học 2022-2023, học phí của ngành này là 165 triệu đồng. Đến năm học 2025-2026, con số tăng lên 219,7 triệu đồng.

Trước đó, ở năm học 2021-2022, ĐH Luật TP.HCM vẫn giữ nguyên mức thu học phí của năm học 2020-2021 để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh và sinh viên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các đợt thiên tai bão lũ ở nhiều địa phương.

Thời điểm đó, học phí của thí sinh đã tốt nghiệp THPT ở lớp đại trà [ngành Luật, Luật Thương mại quốc tế, Quản trị - Luật và Quản trị kinh doanh] là 18 triệu đồng/sinh viên; lớp đại trà ngành Anh văn pháp lý là 36 triệu đồng/sinh viên; lớp chất lượng cao ngành Luật và ngành Quản trị kinh doanh là 45 triệu đồng/sinh viên; lớp chất lượng cao ngành Quản trị - Luật học phí là 49,5 triệu đồng/sinh viên.

ĐH Kinh tế TP.HCM cũng thông báo thay đổi mức thu học phí chương trình chuẩn và lộ trình học phí dự kiến của khóa tuyển sinh năm 2022 như sau:

Năm học 2021-2022, mức thu học phí chương trình chuẩn và lộ trình học phí dự kiến của ĐH Kinh tế TP.HCM thấp hơn, cụ thể là:

Năm học 2021-2022, học phí dự kiến với sinh viên chính quy chương trình đại trà của ĐH Công nghệ Thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] là 25 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên, đến năm học 2022-2023, học phí đối với sinh viên chính quy chương trình đại trà của trường đã tăng lên 29 triệu đồng/năm với lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau:

ĐH Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] cũng đã thông báo mức học phí năm học 2022-2023. Trong đó, ở hệ đào tạo đại học chính quy, học phí chương trình đại trà của trường là 21,5 triệu đồng/năm học. Chương trình chất lượng cao có học phí là 33,8 triệu đồng. Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh thu 50,9 triệu đồng/năm học.

Năm học 2020-2021, mức học phí đối với chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh của trường là 46,3 triệu đồng/năm học.

Mức thu học phí ở các hệ đào tạo của ĐH Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM] năm 2022-2023 là:

Đề án tuyển sinh năm 2021 của ĐH Y Dược Hải Phòng thông tin mức học phí là 14,3 triệu đồng/năm học/sinh viên. Đến năm học 2022-2023, mức học phí này đã thay đổi sang đơn vị đồng/tháng/sinh viên, cụ thể như sau:

ĐH Y Dược [ĐH Thái Nguyên] cũng công bố lộ trình tăng học phí từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025-2026 đối với sinh viên chính quy [đơn vị tính là nghìn đồng/sinh viên/tháng] là:

Trước đó, năm học 2021-2022 được ĐH Y Dược [ĐH Thái Nguyên] công bố mức thu học phí là 1.430.000 đồng/tháng/người.

Năm ngoái, ĐH Dược Hà Nội cũng áp dụng học phí là 1.430.000 đồng/tháng đối với sinh viên hệ đại học chính quy. Đến năm học 2022-2023, nhà trường đã thông báo mức thu khác.

Cụ thể, đối với hệ đại trà, ngành Dược học áp dụng mức thu học phí 24,5 triệu đồng/năm. Ngành Hóa dược thu 18,5 triệu đồng/năm. Ngành Công nghệ sinh học và ngành Hóa học áp dụng mức thu 13,5 triệu đồng/năm.

Ở hệ chất lượng cao, mức học phí được ĐH Dược Hà Nội công bố là 45 triệu đồng/năm.

Ngoài ĐH Luật TP.HCM, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Công nghệ Thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM], ĐH Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM], ĐH Y Dược Hải Phòng, ĐH Y Dược [Thái Nguyên], ĐH Dược Hà Nội, nhiều trường khác cũng đã áp dụng khung học phí mới từ năm học 2022-2023. Dưới đây là danh sách các trường tăng học phí năm học 2022-2023 [bấm vào từng trường để xem]:

Theo Nghị định 81 về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí, từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự chủ tăng [trừ khối ngành II, Nghệ thuật]. Đặc biệt, khối ngành VI.2 [Y Dược] tăng 71,3% [từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 2,45 triệu đồng/tháng].

Theo quy định của Nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ có các mức khác nhau tùy thuộc vào từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập được tự chủ mức 1 [tự bảo đảm chi thường xuyên], mức học phí với khối ngành Y dược cao nhất có thể lên đến 4,9 triệu đồng/tháng/sinh viên.

Các trường tự chủ mức 2 [đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư], học phí nhóm ngành Y dược tối đa có thể lên đến trên 6 triệu đồng/tháng.

[PLO]- Từ năm học 2022-2023, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ tăng học phí từ 20,5 triệu đồng/năm học lên 30,25 triệu đồng/năm học.

Ngày 12-7, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đã có thông báo gửi đến phụ huynh, sinh viên và báo chí về việc liên quan đến học phí từ năm học 2022-2023.

Theo nhà trường, trước những bất ổn của đại dịch COVID-19 cùng giá cả leo thang theo cơ chế thị trường, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM là một trong số ít các trường ĐH vẫn quyết tâm giữ ổn định mức học phí để đồng hành với người học và gia đình vượt qua khó khăn. Trường đã duy trì mức học phí 20,5 triệu đồng/năm ổn định trong hai năm học 2020-2021 và 2021-2022.

Ngoài ra, trong thời gian đó trường còn trích nguồn thu để cấp học bổng và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn. Cụ thể, giảm 50% học phí học kỳ cuối năm 2020 cho gần 1.600 sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng vì lũ lụt miền Trung, tương đương hơn 8,2 tỷ đồng.

Cạnh đó là chính sách giảm 5% học phí cho tất cả người học ở các bậc/hệ [năm 2021]; trao 772 suất học bổng trị giá gần 4 tỷ đồng cho người học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; hỗ trợ các nhu yếu phẩm cần thiết và tài chính cho các sinh viên gặp khó khăn trong đợt dịch với tổng giá trị hơn 1,7 tỷ đồng; hàng ngàn suất học bổng khuyến khích, khó khăn hoặc hỗ trợ tân sinh viên…

Theo đó, từ năm học 2022-2023, học phí được quy định bởi nghị định 81/2021/NĐ-CP, theo đó mức học phí của trường sẽ được điều chỉnh ở mức 31,25 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, nhằm chia sẻ khó khăn cùng người học, trường vẫn tiếp tục giữ ổn định mức học phí đối với học kỳ một của năm học 2022-2023.

Chia sẻ về vấn đề này, GS.TS. Sử Đình Thành, Hiệu trưởng trường cho biết: “Việc giữ ổn định mức học phí trong những năm qua là cách trường đồng hành và chia sẻ với người học, gia đình vượt qua những giai đoạn khó khăn để hoàn thành giấc mơ học tập tại ngôi trường mơ ước. Đây cũng là một trong những cách chúng tôi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước”.

Được biết, từ năm học tới, theo nghị định 81/2021/NĐ-CP, tất cả cơ sở giáo dục trên cả nước sẽ áp dụng mức trần học phí mới [trừ tiểu học không thu học phí], gồm cả từ mầm non, THCS, THPT, giáo dục ĐH và cả giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể như sau:

Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên

Còn đối với cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên.

Những cơ sở giáo dục ĐH công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ có mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần này, tương ứng với từng khối ngành, từng năm học.

PHẠM ANH

Video liên quan

Chủ Đề