Đại học có cộng điểm vùng không năm 2022

Thí sinh cần nắm vững các quy định cộng điểm ưu tiên áp dụng năm 2022

Tại Quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 2 Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020. Các xã này được hưởng chính sách ưu tiên khu vực đến hết năm ban hành quyết định phê duyệt [trừ trường hợp được hưởng ưu tiên tại các văn bản khác].

Đối với các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thì chế độ ưu tiên khu vực được thực hiện như hướng dẫn tại Mục 2 Công văn số 389/UBDT-CSDT ngày 30/3/2020 hướng dẫn thực hiện chính sách dân tộc, trong đó có việc quy định các xã, thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135; các đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập, đổi tên.

Xã an toàn khu không vào diện đầu tư của Chương trình 135 thì không được hưởng chế độ chính sách về ưu tiên khu vực; các xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 nhưng có quyết định ra khỏi diện đầu tư Chương trình 135 thì không được hưởng chính sách ưu tiên về khu vực kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt. Các xã an toàn khu khi có quyết định vào diện đầu tư của Chương trình 135 thì được hưởng chính sách ưu tiên về khu vực kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt.

Ưu tiên khu vực đối với thí sinh học tại các cơ sở giáo dục THPT và tương đương có sự thay đổi chế độ ưu tiên: Đối với các cơ sở giáo dục THPT do thay đổi địa giới hành chính, chuyển địa điểm hoặc thay đổi cấp hành chính, chính sách dẫn đến thay đổi mức ưu tiên khu vực thì mỗi giai đoạn hưởng mức ưu tiên khác nhau, cơ sở giáo dục sẽ được gán một mã cơ sở giáo dục khác nhau cùng với một mức ưu tiên khu vực phù hợp. Thí sinh căn cứ thời gian học tập tại cơ sở giáo dục THPT chọn và điền đúng mã cơ sở giáo dục theo các giai đoạn để được hưởng đúng mức ưu tiên theo khu vực.

Ví dụ: Trường THPT Nguyễn Đình Liễn từ năm 2013 về trước đóng trên địa bàn xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV2- NT, từ năm 2014 trường chuyển đến địa bàn xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh thuộc KV1. Vậy trường này sẽ được gán 2 mã khác nhau: Mã 068 - gán cho trường trong thời gian từ năm 2013 về trước; Mã 053 – gán cho trường trong thời gian từ năm 2014 đến nay. Nếu thí sinh học tại trường này từ năm 2013 đến năm 2015, lớp 10 sẽ khai mã trường là 068, lớp 11 và lớp 12 khai mã trường là 053.

Hồ sơ để được hưởng ưu tiên theo đối tượng gồm: Bản photocopy Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên. Đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số, giấy chứng nhận để hưởng đối tượng ưu tiên 1 là Bản photocopy giấy khai sinh trên đó ghi rõ dân tộc thuộc dân tộc thiểu số và hộ khẩu thường trú hoặc giấy tờ hợp pháp minh chứng thí sinh có nơi thường trú trên 18 tháng [tính đến ngày thi đầu tiên của Kỳ thi tốt nghiệp THPT] tại khu vực 1 trong thời gian học THPT.

Đối với thí sinh thuộc đối tượng người có công với cách mạng hoặc con của người có công với cách mạng, cần Giấy chứng nhận để hưởng ưu tiên là Bản photocopy Quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với người có công của Sở LĐTB&XH. Thí sinh xuất trình bản chính của các giấy tờ nói trên để các cơ sở đào tạo đối chiếu khi làm thủ tục nhập học.

Đối với xác định mức điểm ưu tiên: Các quy định “điểm xét tốt nghiệp” trong quy chế được hiểu là một điều kiện [ngưỡng đảm bảo chất lượng] để thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, cơ sở đào tạo không được sử dụng để làm căn cứ xét tuyển trực tiếp [Quy chế thi tốt nghiệp THPT quy định “điểm xét tốt nghiệp” đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng, mức ưu tiên không giống với mức ưu tiên trong Quy chế tuyển sinh].

Để tránh việc thí sinh cộng điểm ưu tiên 2 lần, nếu cơ sở đào tạo sử dụng “điểm xét tốt nghiệp” để xét tuyển, thì phải trừ đi điểm ưu tiên đã được cộng vào trong “điểm xét tốt nghiệp”; sau đó mới cộng thêm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh để xét tuyển.

Vừa qua, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022. Trong đó quy định một số điểm mới so với các năm trước, nhất là quy định về điểm ưu tiên.

Dự kiến điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT

Điều chỉnh quy định về điểm ưu tiên

Cụ thể, Bộ GD&ĐT điều chỉnh nội dung liên quan tới điểm ưu tiên khu vực. Theo đó, mức điểm cộng ưu tiên giữ nguyên [khu vực 1 [KV1] là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 điểm và khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm].

Tuy nhiên thí sinh cần lưu ý một nội dung quan trọng, đó là điểm cộng ưu tiên khu vực dự kiến chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp]. Trong trường hợp thí sinh đã tốt nghiệp THPT, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực [như khu vực 3].

Về nguyện vọng xét tuyển

Những thay đổi mà bộ GD&ĐT thông tin trước đây cũng được đưa vào dự thảo quy chế như lọc ảo tất cả các phương thức trong 1 lần, đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải có căn cứ và lộ trình hợp lý khi bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới, chỉ tiêu phương thức, tổ hợp sử dụng trong năm trước không giảm quá 30% chỉ tiêu của ngành, CTĐT.

Cũng theo đó, các trường không được sử dụng quá 4 tổ hợp xét tuyển cho một ngành, một chương trình đào tạo [trừ trường hợp các tổ hợp môn chỉ khác nhau ở môn ngoại ngữ]

Các thí sinh dự tuyển đào tạo chính quy đợt 1 [bao gồm cả những thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo] thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống [qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia] theo kế hoạch chung và hướng dẫn của Bộ..

Theo đó, thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau, không hạn chế số nguyện vọng, các nguyện vọng được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp thí sinh có nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển thì chỉ được công nhận trúng tuyển, gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh thể hiện nguyện vọng thông qua các lựa chọn trên phiếu đăng ký [theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT] như sau: thứ tự ưu tiên của nguyện vọng [số 1 thể hiện nguyện vọng cao nhất]; lựa chọn về cơ sở đào tạo, đơn vị tuyển sinh [mã trường]; lựa chọn ngành, nhóm ngành, chương trình đào tạo và phương thức tuyển sinh [mã ngành]; lựa chọn tổ hợp xét tuyển [mã tổ hợp] đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi theo môn thi, hoặc phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập các môn học THPT.

Quy định về việc xác nhận nhập học của thí sinh

Năm nay, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ví dụ: thí sinh A đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Kế toán của trường B. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em phải đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Kế toán. Còn nếu vẫn thích học ngành Kế toán của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.

Các thí sinh trúng tuyển theo phương thức tuyển thẳng có thể các nhận nhập học sớm nếu đủ điều kiện, hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Nhà trường không được bắt buộc thí sinh xác nhận nhấp học sớm. Khi chưa thực hiện xác nhận nhập học, các em vẫn có thể đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung và có thêm cơ hội trúng tuyển như những thí sinh khác.

Ngoài ra, việc xác nhận nhập học của thí sinh phải được thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống.

Nếu cơ sở đào tạo quy định thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thích khác [qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại cơ sở đào tạo hoặc có thể kết hợp trong quy trình nhập học], cơ sơ đào tạo phải thực hiện xác nhận nhập học cho thí sinh trên hệ thống.

Trường hợp trong thời hạn quy định mà thí sinh không xác nhận nhập học:

– Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;

– Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cá nhân, tổ chức thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.

– Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;

Ngoài ra, thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo sẽ không được tham gia xét tuyển ở nơi khác, hay ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp có sự cho phép của cơ sở đào tạo.

Chi tiết dự thảo quy chế tuyển sinh:

Bộ GD&ĐT: Một số yêu cầu mới đối với phương thức xét học bạ năm 2022

Tốt nghiệp THPT 2022 Tuyển sinh 2022

Video liên quan

Chủ Đề