Đặc điểm chương trình giáo dục khoa học cho trẻ mầm non

Thứ tư, 18:14 03-11-2021

Giáo dục mầm non [GDMN] là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục giúp trẻ Khám phá khoa học [KPKH] là một trong những hoạt động quan trọng của chương trình đổi mới giáo dục mầm non hướng tới giai đoạn hiện nay.

Khám phá khoa học là một trong những hoạt động quan tọng của đổi mới GDMN. Khoa học với trẻ mầm non chỉ là quan sát những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh trẻ nhằm phân tích, giải thích cách thức hoạt động, sự tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Dưới đôi mắt trẻ thơ, khái niệm khoa học vô cùng đơn giản và giúp trẻ hiểu ra bản chất của sự vật, hiện tượng. Từ đó hình thành nền tảng kiến thức vững chắc và đi sâu vào tiềm thức từ khi còn nhỏ giúp trẻ dễ làm quen và tiếp thu với các chương trình học phức tạp khi lớn lên.

Trẻ em trong giai đoạn 0-6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cả về thể chất, trí tuệ, cảm xúc. Trẻ tương tác tích cực với những gì diễn ra xung quanh chúng. Bản chất việc học của trẻ em là thông qua sự bắt chước, khám phá, trải nghiệm, thực hành để hiểu về những sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh trẻ.

Mặt khác, trẻ mầm non rất tò mò và muốn chứng tỏ bản thân, do đó, chúng luôn quan sát và đặt câu hỏi với mọi sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình. Vì vậy, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống cũng như các đối tượng khác nhau để khuyến khích trẻ chơi, khuyến khích trẻ hoạt động cùng nhau. Giáo viên giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh và chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi này rất thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời đặt ra yêu cầu phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.

Mặc dù hoạt động khám phá khoa học đã được đưa vào chương trình giáo dục mầm non từ năm 2009, tuy nhiên, kết quả mang lại đến nay vẫn chưa được rõ nét nguyên nhân do trình độ, kiến thức khoa học, kinh nghiệm của giáo viên còn hạn chế và thiết bị dạy học, đồ dùng trực quan cho trẻ còn chưa đáp ứng được tính thẩm mỹ và chính xác về kiến thức.

Không ít giáo viên dạy trẻ theo phương pháp truyền thống một chiều "cô nói, trẻ nghe", vẫn còn khá nhiều giáo viên chọn việc trình chiếu cho trẻ xem hơn là việc tổ chức cho trẻ được hoạt động theo các hình thức khác nhau như theo các nhóm, cá nhân…, lớp học thụ động bị cuốn theo các hiệu ứng trên màn hình làm loãng đi trọng tâm của bài học, hiệu quả đạt được không cao, các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm chưa phong phú và đa dạng, giáo viên chưa tận dụng triệt để môi trường tự nhiên, sẵn có để dạy trẻ, đồ dùng đồ chơi cho trẻ vẫn chưa đáp ứng đủ theo quy định... Đây chính là những biểu hiện của việc chậm đổi mới các phương pháp giáo dục.

Đối với huyện Lạng Giang, một huyện đang rất phát triển, với mật độ dân số đông tại tỉnh Bắc Giang, nhu cầu gửi con vào các trường mầm non lớn. Trong những năm gần đây, các trường mầm non tư thục phát triển khá mạnh, cơ sở vật chất của các trường mầm non công lập cũng được quan tâm đầu tư tốt hơn. 21/21 trường mầm non trên địa bàn huyện đạt trường chuẩn quốc gia, 100% các trường đều đầu tư xây dựng khu khám phá trải nghiệm cho trẻ, cán bộ giáo viên thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay và dựa trên kết quả đánh giá trẻ về các nội dung khám phá, việc thực hiện hoạt động khám phá cho trẻ tại một số trường mầm non đang bộc lộ một số hạn chế, chưa đồng đều về mặt chất lượng. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức dạy học ở nhiều cơ sở mầm non trên địa bàn huyện Lạng Giang trong thời gian qua.

Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục mầm non ở huyện Lạng Giang nói chung và chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý  bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang" để nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình Quản lý giáo dục, với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn về GDMN của huyện hiện nay, từ đó có những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo GDMN huyện Lạng Giang hiện nay.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho giáo viên tại các trường mầm non trong huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang, đề tài đề xuất 5 giải pháp quản lý bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tổ chức hoạt động khám phá khoa học  cho giáo viên ở các trường mầm non như sau:

- Giải pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho giáo viên.

- Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường mầm non.

- Giải pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN.

- Giải pháp 4: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động KPKH cho GVMN.

- Giải pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và khuyến khích động viên tinh thần để GV tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Các giải pháp trên góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học toàn diện ở trường mầm non huyện Lạng Giang - Tỉnh Bắc Giang nói riêng và GDMN ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung./.


Nguồn: Bài đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam ngày 9.9.2021

Suốt cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở một khát vọng cứu nước, cứu dân. Ngày 5.6.1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, Người bắt đầu chuyến hành trình ra đi tìm đường cứu nước trên con tàu Amiral Latouche Tréville, mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Nối tiếp “hành trình” và “khát vọng” ấy, thế hệ trẻ Việt Nam luôn là lực lượng tiên phong, xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khát vọng dựng xây đất nước đã trở thành mạch nguồn cuộn chảy trong trái tim, huyết quản của mỗi thanh niên Việt Nam, luôn hòa nhịp với tầm nhìn của Đảng và sự phát triển của dân tộc.

Ngày 21.7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo cho phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài trung ương và địa phương.

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hóa, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hóa thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép”, vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong sản xuất kinh doanh, đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ, áp lực lạm phát và chi phí đầu vào tăng, vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội... Mặc dù đến nay, dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát cùng với tiến trình đẩy mạnh tiêm chủng vắcxin, nhưng để nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam cần phải có chính sách phục hồi kinh tế kịp thời, phù hợp, đúng căn nguyên, đủ liều lượng và thể chế thực thi hiệu quả. Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị chính sách phục hồi kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Đấu tranh nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách, trong đó có vấn đề biến đổi khí hậu, là mặt trận mới trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, các phong trào cánh tả trên thế giới hiện nay. Đây là nhiệm vụ quan trọng của những người XHCN trên con đường đi tới CNXH trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh chống biến đổi khí hậu của những người cánh tả nói chung và những người XHCN nói riêng ở các nước phương Tây luôn vấp phải sự chống đối của các thế lực đối lập, nhất là các thế lực có xu hướng cực hữu trong giai cấp tư sản.

XEM THÊM TIN

Video liên quan

Chủ Đề