Cuốn sách cuối cùng của Darwin nói về loài nào

Chính nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của Charles Darwin, thuyết tiến hóa đã dần được định hình và được giới khoa học dần dần đón nhận.

24/11/1859 - Charles Darwin xuất bản cuốn sách "Nguồn gốc của muôn loài", mở đường cho Thuyết tiến hóa

Charles Robert Darwin [12/2/1809 – 19/4/1882] là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Cuốn sách Nguồn gốc muôn loài [On the Origin of Species] được xuất bản vào ngày 24/11/1859 của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên. Đây được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng đặc ân thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Cuốn sách giới thiệu giả thuyết cho rằng dân số các loài tiến hóa qua các thế hệ thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này gây tranh cãi vì nó mâu thuẫn với các niềm tin tôn giáo lúc đó đặt bên dưới các giả thuyết về sinh vật học.

Cuốn sách của Darwin là những gì tinh túy nhất mà ông đã tích lũy trước đó trong chuyến đi trên tàu Beagle thuộc Hải quân Hoàng gia Anh với tư cách là một nhà tự nhiên học thực hiện một chuyến khảo sát kỹ càng khu vực Nam bán cầu vào thập niên 1830 và được mở rộng ra thông qua các cuộc điều tra và thí nghiệm kể từ khi ông quay về. Trong tất cả những nơi Darwin đã từng đặt chân đến thì quần đảo Galapagos đã để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất, ông nhận thấy rất nhiều sinh vật lạ bản thân chưa nhìn thấy bao giờ. Trong quá trình quay trở về nước Anh, Darwin đã ghi trong sổ tay như sau: “Những thứ khiến tôi ngạc nhiên đầu tiên là các hóa thạch của động vật có vẩy như loài armadillo hiện có [còn gọi là thú ăn kiến]. Ngoài ra, những động vật ngày càng tỏ ra khác biệt khi di chuyển về phía Nam. Cuối cùng, các sinh vật có sự khác biệt không hề nhỏ tính trong phạm vi quần đảo Galapagos dù cho xét theo niên đại địa chất thì đây là những hòn đảo khá trẻ”. Charles Darwin đã không nhận thức được ngay ý nghĩa từ sự thay đổi hình thức bên ngoài của các sinh vật nên ông đã ghi chép tất cả nhận xét để sau này nghiên cứu khi trở về nước Anh. Thực tê, ông vốn là người không chấp nhận những gì trong Kinh thánh đề cập tới, theo đó mọi chủng loại đã được tạo nên cùng một lúc và không thay đổi qua thời gian.

Bản phác thảo đầu tiên gồm 35 trang viết vào năm 1842, qua năm 1844 đã được nới rộng thành 230 trang. Câu hỏi chủ đạo của cuốn sách trong đầu Darwin là làm sao cắt nghĩa sự sống hữu cơ đã bắt đầu phát triển kể từ thời khởi đầu của Trái Đất, cắt nghĩa sự xuất hiện và biến đi của các loài vật. Tại sao các loài vật đã sinh ra, bị thay đổi qua thời gian, phân chia thành các ngành khác nhau và thường khi biến mất hoàn toàn? Trong hơn 20 năm liên tiếp, Charles Darwin đã biên soạn cuốn sách “Nguồn gốc của muôn loài”. Ông cố gắng cụ thể hóa các lý thuyết của mình bằng cách đọc vô số tài liệu: tạp chí, sách du lịch, sách thể thao, sách dạy trồng hoa, sách dạy nuôi súc vật và sách lịch sử tự nhiên. Darwin còn nói chuyện với nhiều nhà gây giống cây và thú vật, thậm chí đã gửi câu hỏi tới những người hiểu biết. Bên cạnh đó, ông cũng đã dùng các dữ kiện thu lượm được trong cuộc hành trình trên tàu Beagle để giải đáp nhiều bài toán liên quan tới thực vật học, động vật học, địa chất học, cổ sinh vật học...

Chính nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của Charles Darwin, thuyết tiến hóa đã dần được định hình và được giới khoa học dần dần đón nhận. Mặc dù vậy, lúc đầu bản thân Darwin và học thuyết của mình bị phản bác dữ dội từ phía Giáo hội và những nhà khoa học bảo thủ. Để tôn vinh công lao của ông với khoa học, sau khi Darwin qua đời thì tro cốt của ông được đặt cạnh vị trí của nhà khoa học Isaac Newton bên trong Tu viện Westminster, London.

Theo genk.vn

Charles Darwin đã viết 25 cuốn sách đã xuất bản trong suốt cuộc đời của mình. Ông viết cuốn sách cuối cùng của mình vào năm 1881, có tựa đề "Sự hình thành của nấm mốc thực vật, thông qua hành động của giun, với những quan sát về thói quen của chúng." Charles Darwin qua đời vào ngày 19 tháng 4 năm sau và được chôn cất tại Tu viện Westminster.

Ban đầu, Darwin học y khoa tại Đại học Edinburgh. Năm 1831, kế hoạch của ông thay đổi khi ông bắt tay vào một chuyến thám hiểm khoa học kéo dài 5 năm trên con tàu HMS Beagle. Chuyến đi cuối cùng đã hạ cánh Darwin đến Quần đảo Galapagos. Trong quá trình khám phá các hòn đảo, Darwin nhận thấy rằng mỗi hòn đảo đều chứa những con chim sẻ hơi khác so với những hòn đảo lân cận. Khi trở lại Anh vào năm 1836, sự tò mò của Darwin về những quan sát của ông đã khơi dậy sự quan tâm của ông đối với quá trình chọn lọc và tiến hóa tự nhiên. Darwin đã dành 20 năm để nghiên cứu lý thuyết của mình và xuất bản cuốn "Về nguồn gốc của các loài bằng các phương pháp chọn lọc tự nhiên" vào năm 1859.

Ngay nay nhắc tới Charles Darwin người ta lập tức nghĩ tới thuyết tiến hóa do ông đưa ra để giải thích về nguồn gốc và tiến hóa của các loài sinh vật sống trên trái đất sau khi cuốn sách “Nguồn gốc các loài” xuất bản vào năm 1859.

Nhưng ít ai biết rằng sau khi xuất bản học thuyết này, Darwin nhận được sự phản đối rất khủng khiếp từ xã hội cũng như cộng đồng khoa học đương thời và thuyết của ông không mấy được quan tâm. 

Charles Darwin cũng không phải là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tiến hóa và đã có người đưa ra ít nhất 20 năm trước. Thậm chí khi Darwin đưa cuốn sách này cho nhà xuất bản của Anh là Quarterly Review thì biên tập viên dù đánh giá đây là cuốn sách có giá trị, nhưng khó mà thu hút được sự quan tâm của độc giả lúc bấy giờ. Vì vậy, ông đề xuất Darwin viết sách về chim bồ câu vì “Ai cũng quan tâm đến bồ câu”.

Thuyết tiến hóa cũng không ghi danh chỉ riêng Darwin mà còn có tên của một nhà khoa học khác cũng phát minh ra quan điểm này, khi đó đang cách Darwin nửa vòng trái đất. Tuy nhiên, càng về sau thuyết tiến hóa càng nổi tiếng và nhà khoa học kia bị quên lãng dù không phải chủ ý của Darwin.

Thuyết tiến hóa của Darwin nằm trong cuốn “Nguồn gốc các loài” [đã được dịch tại VN] nhưng cuốn sách này lại không lý giải được các loài bắt nguồn từ đâu. Học thuyết này chỉ tập trung vào việc giải thích một loài có thể trở nên mạnh mẽ hơn thế hệ trước nhờ thích nghi với các điều kiện sống xung quanh. Và các đặc tính có lợi này sẽ di truyền cho các thế hệ sau giúp loài tiến hóa hơn.

Dù thành công về thương mại nhưng Nguồn gốc các loài không thành công về mặt học thuật khi dư luận và khoa học đương thời không quan tâm đến nó nhiều như Darwin kỳ vọng. Học thuyết tiến hóa của Darwin chỉ được chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1930-1940, hơn nửa thế kỷ sau khi ông qua đời.

Và nhà khoa học vĩ đại này dành những năm tháng cuối đời của mình để nghiên cứu về cơ chế hạt giống phát tán xuyên lục địa thông qua phân chim và đặc biệt là nghiên cứu về hành vi của các loài giun. 

Thật may mắn cho những người làm vườn vì dù sao ở lĩnh vực nghiên cứu về giun, Darwin đã có những phát kiến quan trọng và được nhiều người đồng tình hơn. 

Darwin là người đầu tiên [bằng nghiên cứu] nhận ra sự thiết yếu của giun đất đối với sự màu mỡ của đất đai. “Có lẽ không nhiều loài động vật đóng vai trò quan trọng đến thế trong lịch sử thế giới”, Darwin đã viết như vậy trong cuốn sách kinh điển về chủ đề này, The Formation of Vegetable Mould Through the Action of Worms [Sự hình thành đất trồng tơi xốp thông qua hoạt động của giun]. Cuốn sách ra đời năm 1881 này thậm chí còn nổi tiếng hơn nhiều so với cuốn Nguồn gốc các loài. Bạn có thể search cuốn sách này trên mạng.

Nguồn gốc các loài, sau đó là Nguồn gốc loài người của Darwin là những cuốn sách cách mạng, nhưng có lẽ ý tưởng của ông đi quá xa so với hiểu biết đương thời nên đều không được đánh giá cao mà phần ghi nhận này phải đợi đến hậu thế ghi nhận công lao của ông. Nhưng nói như vậy không phải Darwin không được ghi nhận ở thời đại ông sống. Darwin không chỉ nghiên cứu về thuyết tiến hóa, ông là một nhà bác học đúng nghĩa với từ này với tầm nghiên cứu rộng khắp từ động vật, thực vật, địa chất. Đây là những lĩnh vực mà ông được vinh danh khi còn sống và khi chết đi ông được chôn cất tại tu viện Westminster kế bên một nhà bác học lừng danh khác là Isaac Newton

Charles Robert Darwin [12/2/1809 – 19/4/1882] là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Khám phá của Darwin là lý thuyết thống nhất cho các ngành khoa học sinh vật vì có thể đưa ra lời giải thích duy lý cho sự đa dạng loài.

Cuốn sách Nguồn gốc muôn loài [On the Origin of Species] được xuất bản vào ngày 24/11/1859 của ông nói rằng tiến hóa qua các thế hệ là do biến dị và điều này cung cấp lời giải thích khoa học cho sự đa dạng trong tự nhiên. Đây được coi là một trong các ấn phẩm khoa học tiêu biểu và là tác phẩm nòng cốt của ngành sinh học tiến hóa. Tên đầy đủ của cuốn sách là Về nguồn gốc các loài thông qua chọn lọc tự nhiên, hay việc gìn giữ các chủng đặc ân thông qua cuộc đấu tranh sinh tồn. Cuốn sách giới thiệu giả thuyết cho rằng dân số các loài tiến hóa qua các thế hệ thông qua một quá trình chọn lọc tự nhiên. Điều này gây tranh cãi vì nó mâu thuẫn với các niềm tin tôn giáo lúc đó đặt bên dưới các giả thuyết về sinh vật học.

Cuốn sách của Darwin là những gì tinh túy nhất mà ông đã tích lũy trước đó trong chuyến đi trên tàu Beagle thuộc Hải quân Hoàng gia Anh với tư cách là một nhà tự nhiên học thực hiện một chuyến khảo sát kỹ càng khu vực Nam bán cầu vào thập niên 1830 và được mở rộng ra thông qua các cuộc điều tra và thí nghiệm kể từ khi ông quay về. Trong tất cả những nơi Darwin đã từng đặt chân đến thì quần đảo Galapagos đã để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất, ông nhận thấy rất nhiều sinh vật lạ bản thân chưa nhìn thấy bao giờ. Trong quá trình quay trở về nước Anh, Darwin đã ghi trong sổ tay như sau: “Những thứ khiến tôi ngạc nhiên đầu tiên là các hóa thạch của động vật có vẩy như loài armadillo hiện có [còn gọi là thú ăn kiến]. Ngoài ra, những động vật ngày càng tỏ ra khác biệt khi di chuyển về phía Nam. Cuối cùng, các sinh vật có sự khác biệt không hề nhỏ tính trong phạm vi quần đảo Galapagos dù cho xét theo niên đại địa chất thì đây là những hòn đảo khá trẻ”. Charles Darwin đã không nhận thức được ngay ý nghĩa từ sự thay đổi hình thức bên ngoài của các sinh vật nên ông đã ghi chép tất cả nhận xét để sau này nghiên cứu khi trở về nước Anh. Thực tê, ông vốn là người không chấp nhận những gì trong Kinh thánh đề cập tới, theo đó mọi chủng loại đã được tạo nên cùng một lúc và không thay đổi qua thời gian.

Bản phác thảo đầu tiên gồm 35 trang viết vào năm 1842, qua năm 1844 đã được nới rộng thành 230 trang. Câu hỏi chủ đạo của cuốn sách trong đầu Darwin là làm sao cắt nghĩa sự sống hữu cơ đã bắt đầu phát triển kể từ thời khởi đầu của Trái Đất, cắt nghĩa sự xuất hiện và biến đi của các loài vật. Tại sao các loài vật đã sinh ra, bị thay đổi qua thời gian, phân chia thành các ngành khác nhau và thường khi biến mất hoàn toàn? Trong hơn 20 năm liên tiếp, Charles Darwin đã biên soạn cuốn sách “Nguồn gốc của muôn loài”. Ông cố gắng cụ thể hóa các lý thuyết của mình bằng cách đọc vô số tài liệu: tạp chí, sách du lịch, sách thể thao, sách dạy trồng hoa, sách dạy nuôi súc vật và sách lịch sử tự nhiên. Darwin còn nói chuyện với nhiều nhà gây giống cây và thú vật, thậm chí đã gửi câu hỏi tới những người hiểu biết. Bên cạnh đó, ông cũng đã dùng các dữ kiện thu lượm được trong cuộc hành trình trên tàu Beagle để giải đáp nhiều bài toán liên quan tới thực vật học, động vật học, địa chất học, cổ sinh vật học...

Chính nhờ những nỗ lực không biết mệt mỏi của Charles Darwin, thuyết tiến hóa đã dần được định hình và được giới khoa học dần dần đón nhận. Mặc dù vậy, lúc đầu bản thân Darwin và học thuyết của mình bị phản bác dữ dội từ phía Giáo hội và những nhà khoa học bảo thủ. Để tôn vinh công lao của ông với khoa học, sau khi Darwin qua đời thì tro cốt của ông được đặt cạnh vị trí của nhà khoa học Isaac Newton bên trong Tu viện Westminster, London.

Tổng hợp

Loài người đang tiến hóa từ chọn lọc tự nhiên sang chọn lọc trí tuệ

Video liên quan

Chủ Đề