Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Mục lục

  • 1 Điều kiện ra đời
    • 1.1 Nguyên nhân
    • 1.2 Những phong trào tri thức tại Châu Âu
    • 1.3 Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16
    • 1.4 Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lý
    • 1.5 Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)
  • 2 Khởi đầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 2.1 Điều kiện ra đời Cách mạng công nghiệp ở Anh
    • 2.2 Thành tựu của Cách mạng công nghiệp
    • 2.3 Những hệ quả của Cách mạng công nghiệp
  • 3 Các cuộc cách mạng công nghiệp
    • 3.1 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
    • 3.2 Cách mạng công nghiệp lần thứ 2
    • 3.3 Cách mạng công nghiệp lần thứ 3
    • 3.4 Cách mạng công nghiệp lần thứ 4
  • 4 Phát minh khoa học kỹ thuật
  • 5 Phát minh học thuyết chính trị
  • 6 Thành tựu văn học nghệ thuật
    • 6.1 Văn học
    • 6.2 Nghệ thuật
  • 7 Tham khảo
  • 8 Liên kết ngoài

Điều kiện ra đờiSửa đổi

Nguyên nhânSửa đổi

Sau thời kỳ Thập tự chinh, những chiến binh trở về mang theo những vật phẩm quý giá và mới lạ với xã hội châu Âu thời bấy giờ như nước hoa, các loại gia vị mới, các sản phẩm bằng thép,... Việc này thúc đẩy việc trao đổi mua bán của các thương nhân châu Âu.[4] Vào thế kỷ 15, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông.

Tại Tây Âu, tầng lớp quý tộc cũng tăng lên, do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm (dâu tằm tơ), ngà voi,... đã tăng vọt.

Trong khi đó, Con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị Đế quốc Ottoman theo đạo Hồi chiếm giữ khiến cho hoạt động giao thương của phương Tây không thể qua đây được, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.

Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thủy thủ dũng cảm.[4]

Những phong trào tri thức tại Châu ÂuSửa đổi

Những phong trào tri thức tại Châu Âu đã tạo ra nền tảng kiến thức cho các cuộc cách mạng công nghiệp ở châu lục này.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn thế kỉ 15–16Sửa đổi

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lý. Năm 1415 một trường hàng hải do Hoàng tử Henrique sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây châu Phi.[5]

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do Bartolomeu Dias chỉ huy đã tới được cực nam châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hảo Vọng.[5][6]

Năm 1497, Vasco da Gama đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Ông được phong làm Phó vương Ấn Độ[7]

Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt Trời lặn. Năm 1492, một đoàn thám hiểm do Cristoforo Colombo chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ.[4] Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombo không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.[4]

Năm 1519–1522, Ferdinand Magellan đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã thiệt mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người thiệt mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Những thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Tác dụng của những cuộc phát kiến địa lýSửa đổi

Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái Đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lý, thiên văn, hàng hải, sinh vật học,...

Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa trên thế giới diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân...[8]

Một làn sóng di cư lớn trên thế giới trong thế kỉ 16–18 với những dòng người châu Âu di chuyển sang châu Mĩ, châu Úc.[8] Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang châu Mĩ.[9][10]

Hoạt động buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ty buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập.

Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.[11]

Thắng lợi của phong trào cách mạng tư sản (thế kỷ 16–18)Sửa đổi

Sự phát triển của thị trường trên quy mô toàn thế giới đã tác động tới sự phát triển của nhiều quốc gia, trước hết là các nước bên bờ Đại Tây Dương, sự thay đổi về mặt chế độ xã hội sẽ diễn ra là điều tất yếu. Giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh về mặt kinh tế nhưng họ chưa có địa vị chính trị tương xứng, chế độ chính trị đương thời ngày càng cản trở cách làm ăn của họ. Thế kỉ 16-18 đã diễn ra nhiều cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

Bước chuyển đó đã được thực hiện qua hàng loạt những cuộc cách mạng tư sản như: Cách mạng tư sản Hà Lan (1566-1572), Cách mạng tư sản Anh (1640-1689), Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775–1783), Cách mạng tư sản Pháp (1789–1799),...

Các cuộc biến động xã hội đó tuy cách xa nhau về không gian, thời gian cũng cách xa nhau hàng thế kỉ nhưng đều có những nét giống nhau là nhằm lật đổ chế độ lạc hậu đương thời, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. Với sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời của các quốc gia tư bản, công nghiệp thương nghiệp đã có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Lịch sử nhân loại đang bước sang một giai đoạn văn minh mới.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đẩu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lẩn thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Trong số những thành tựu kỹ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải kể đến sáng chế “thoi bay” của Giôn Kây vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, Ri-sác Ác-rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước Năm 1785, Ét-mun Các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm 1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt.
Năm 1784, Hen-ry Cót tìm ra phương pháp luyện sắt từ quặng. Năm 1885, Hen-ry Bét-xen-mơ sáng chế lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đáp ứng được về yêu cầu rất lớn khối lượng và chất lượng thép đế chế tạo máy móc thời kỳ đó. Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời, khai sinh hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807,
Rô-bớt Phu-tông chể tạo thành công tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Những đặc trưng cơ bản Cách mạng Công nghiệp 4.0

Khái niệm "Cách mạng Công nghiệp 4.0" được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này.
Ngày đăng : 29/08/2017 Xem với cỡ chữ
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
Bản in

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới

TheoGartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nếu định nghĩa từGartnercòn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử".Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính.Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia.Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư này đang làm thay đổi cách thức sản xuất, chế tạo. Trong các “nhà máy thông minh”, các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định sẽ thay thế dần các dây chuyền sản xuất trước đây. Nhờ khả năng kết nối của hàng tỷ người trên trên thế giới thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận được với cơ sở dữ liệu lớn, những tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, Internet kết nối vạn vật, xe tự lái, công nghệ in 3 chiều, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử.

Tốc độ phát triển của những đột phá trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là không có tiền lệ trong lịch sử[1]. Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân[2]. Thời gian từ khi các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo được phôi thai, hiện thực hóa các ý tưởng đó trong các phòng thí nghiệm vàthương mại hóa ở qui mô lớn các sản phẩm và qui trình mới được tạo ra trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể. Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực như kể trên với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp: toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia. Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn.

Về mặt kinh tế, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả. Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn[3].

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu. Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy[4], ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống[5] v.v… đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn.

Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hết sức tích cực. Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo, thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào luôn có trần giới hạn.

Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghệ này đang tạo ra những thách thức liên quan đến những chi phí điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn do tác động không đồng đều đến các ngành khác nhau: có những ngành sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và có những ngành sẽ phải thu hẹp đáng kể. Trong từng ngành, kể cả các ngành tăng trưởng, tác động cũng có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ.

Tác động đến môi trường là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường. Các công nghệ giám sát môi trường cũng đang phát triển nhanh, đồng thời còn được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực, ví dụ thông qua các phương tiện như máy bay không người lái được kết nối bởi Internet được trang bị các camera và các bộ phận cảm ứng có khả năng thu thập các thông tin số liệu cần thiết cho việc giám sát.

Tác động đến xã hội thông qua kênh việc làm trong trung hạn là điều đáng quan ngại nhất hiện nay. Trong những thập niên gần đây, bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng nhanh, nổi bật là 1% số người giàu nhất nắm tài sản tương đương với 99% số người còn lại. Nhưng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư lại càng làm khuyếch đại thêm xu hướng này do lợi suất của ý tưởng tăng mạnh: nhờ có ý tưởng liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo nên đã xuất hiện nhiều tỷ phú đô la chỉ ở độ tuổi trên 20 dưới 30, điều rất khác biệt so với giai đoạn trước đây. Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy hay bổ trợ cho quá trình số hóa, tự động hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm – tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học) cũng tăng mạnh. Trong khi đó, các kỹ năng truyền thống đã từng có vai trò quan trọng trong giai đoạn trước, song đang bị người máy thay thế nên có lợi suất giảm mạnh. Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động giản đơn, ít kỹ năng do rất dễ bị thay thế bởi người máy và do vậy có giá đang giảm nhanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu, làm doãng chênh lệch về thu nhập và tài sản giữa một bên là lao động ít kỹ năng hay có kỹ năng dễ bị người máy thay thế chiếm tuyệt đại bộ phận người lao động, và bên kia là những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh.

Như vậy, ở những nước tư bản phát triển nhất đang diễn ra một mâu thuẫn mang tính nền tảng của kinh tế thị trường: dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cung gia tăng mạnh mẽ trong khi cầu không theo kịp do nhiều người lao động bị thay thế bởi quá trình tự động hóa nên không có thu nhập. Phổ thu nhập ở nhiều nước phát triển mang tính lưỡng cực với sự phân hóa rất rõ nét, tạo nên một khoảng trống lớn ở giữa. Đây cũng là mâu thuẫn đã được Các Mác chỉ ra giữa sự phát triển lực lượng sản xuất ở mức cao và phương thức phân phối của chủ nghĩa tư bản. Điều này dẫn đến việc một số nhà kinh tế nổi tiếng của thế giới như Dani Rodrik kêu gọi chủ nghĩa tư bản phải thực hiện thay đổi căn bản lần thứ hai, với việc đưa vào mô hình “Nhà nước sáng tạo”, sau lần thay đổi thứ nhất với sự ra đời của Nhà nước phúc lợi dưới tác động của cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Một số chuyên gia khác đề nghị người máy thông qua chủ phải đóng thuế thu nhập và đóng bảo hiểm xã hội để dùng tiền đó đào tạo lại và hỗ trợ cho những công nhân bị thay thế.

Những ý tưởng về sàn an sinh xã hội – mọi người đều được cấp một khoản tiền nhất định không phụ thuộc vào việc có đi làm hay không, những manh nha của phương thức phân phối cộng sản chủ nghĩa “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” - đang được xem xét ở một số nước tư bản phát triển. Ví dụ, gần đây một số quốc gia như Phần Lan, Hà Lan, Thuỵ Sỹ và gần đây nhất là Canada đã quyết định thử nghiệm việc “cho tiền” người dân hàng tháng bất kể họ có thất nghiệp hay không.

Những kế hoạch này có cơ sở hợp lý nếu xét về mức độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay ở một số nước có trình độ phát triển cao, đồng thời cũng phần nào giúp giải quyết những mâu thuẫn cố hữu của hệ thống phân phối của nền kinh tế thị trường có khả năng phá hủy cân đối cung cầu khi cách mạng công nghệ có khả năng tạo ra nhiều của cải vật chất nhờ tự động hóa thay thế nhiều lao động ít kỹ năng.

Hoàng Anh Tuấn


[1] Để đo tốc độ lan truyền của công nghệ, một số chuyên gia sử dụng tiêu chí thời gian mà sản phẩm công nghệ đạt ngưỡng 50 triệu người sử dụng. Theo tiêu chí này, tốc độ lan truyền công nghệ tăng mạnh trong giai đoạn gần đây: nếu như trước đây để đạt được con số 50 triệu người sử dụng, điện thoại cần 75 năm, radio cần 38 năm, TV cần 13 năm thì gần đây Internet chỉ cần 4 năm và Facebook chỉ cần 3,5 năm.

[2] Nguồn: World Economic Forum. 2016. “The Future of Jobs: Employment, Skills, and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution” (Diễn đàn kinh tế thế giới “Tương lai của công việc: Việc làm, kỹ năng và chiến lược phát triển lực lượng lao động phục vụ cho Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Tháng 1 năm 2016)

[3] Một ví dụ điển hình: Những điện thoại thông minh rẻ nhất, với mức giá 10 USD đã có mặt ở châu Phi và châu Á. Dự báo đến năm 2020, 70% nhân loại sẽ sở hữu điện thoại thông minh. Có một điểm quan trọng mà ít người chú ý đến là những chiếc điện thoại thông minh để vừa trong túi quần lại có tốc độ xử lý tương đương với các máy siêu tính lớn vài thập niên trước.

[4] Theo báo cáo năm 2015 của Boston Consulting Group, công ty tư vấn quản lý hàng đầu thế giới, doanh số bán robot công nghiệp tăng 23% trong năm 2014, và mức giao hàng có thể tăng lên đến 400.000 robot/năm đến năm 2018. Báo cáo dự báo trong một thập kỷ tới, mức tiết kiệm bình quân trên thế giới của giá robot so với mức nhân công sẽ ở mức 16%, nhờ vào chi phí sản xuất rẻ hơn của các nhà sản xuất máy móc.

[5] Năm 2013, ngành công nghệ in 3D trị giá khoảng 3,1 tỷ USD/năm, tăng 35% so với năm 2012. Trong vòng sáu năm tới, tốc độ tăng trưởng trung bình được dự đoán ở mức cao, khoảng 32%/năm và đạt mức 21 tỷ USD vào năm 2020.

BTG. Hoàng Anh Tuấn
Lần xem: 19038
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
Go top

CMCN4: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách cho Việt Nam

TS. Nguyễn Thắng - Giám đốc Trung tâm Phân tích & Dự báo, Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam

bởi
Ban quản trị
-
13/12/2016
56463
Facebook
Twitter
Pinterest
WhatsApp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đối với sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân

1. Nhận thức về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Trong lịch sử loài người đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp:

- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vào năm 1784 khởi nguồn từ nước Anh đặc trưng là cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và phát minh ra động cơ hơi nước (phát minh này của James Watt công bố năm 1775) - Kỷ nguyên sản xuất cơ khí.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ năm 1871 - 1914 đặc trưng là động cơ điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa và khởi nguồn từ Mỹ.

- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba từ năm 1969, với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Được xúc tác bởi chất bán dẫn, siêu máy tính, laptop (1970 và 1980), Internet (thập niên 1990) trung tâm và khởi nguồn từ Mỹ.

- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử từ năm 2011, thuật ngữ “cách mạng công nghiệp lần thứ tư” đã được đề cập và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Khái niệm “công nghiệp 4.0” (industry 4.0) hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover (Cộng hòa Liên bang Đức) vào năm 2011. Năm 2013, thuật ngữ công nghiệp 4.0 bắt đầu được tìm hiểu và tìm kiếm rộng rãi xuất phát từ một báo cáo của Chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Tại Diễn đàn kinh tế thế giới lần thứ 46 ở thành phố Davos-Klosters, Thụy Sĩ (tháng 01/2016) với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, Giáo sư Klaus Schwab - Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới đã đưa ra một khái niệm mới, mang tính phổ quát hơn: “Một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với hệ thống vật lý không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet các dịch vụ (IoS).

Sự phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba trụ cột chính:

- Nguồn dữ liệu lớn (big data):dữ liệu lớn được thể hiện ở cả ba phương diện thời gian, không gian, đối tượng.

- Trí tuệ nhân tạo (AI): được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào robot và camera nhận diện thông minh.

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển như vũ bão

- Internet kết nối vạn vật:Internet ngày nay đã trở thành một lực lượng vật chất quan trọng đối với mọi hoạt động của cuộc sống con người, không chỉ kết nối giữa con người với con người, giữa con người với vật thể mà còn giữa vật thể với vật thể - làm cho máy móc giao tiếp được với máy móc thông qua việc sử dụng công cụ hiện đại như email, website, điện thoại thông minh, thiết bị điện tử, thiết bị số hóa.

Đặc trưng của cách mạng công nghiệp 4.0 được thể hiện ở 3 điểm chính:

- Sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực tế: Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối IoT và các hệ thống kết nối IoS. Nhờ khả năng kết nối thông qua các thiết bị di động và khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu lớn, các tính năng xử lý thông tin sẽ được nhân lên bởi những đột phá công nghệ trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ người máy, xe tự lái, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học vật liệu, lưu trữ năng lượng và tính toán lượng tử.

- Có quy mô và tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người. “Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng (hay tuyến tính) thì tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số nhân”. Theo đó, những đột phá công nghệ diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tốc độ nhanh chóng và mức độ tương tác rộng lớn sẽ tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và hoạt động ngày càng trở nên hiệu quả, thông minh hơn.

- Có sự tác động mạnh mẽ và toàn diện đến thế giới đương đại. Điều này thể hiện ở sự ảnh hưởng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh… với các cấp độ từ toàn cầu đến châu lục, khu vực và trong từng quốc gia.

2. Sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân sẽ làm gì và làm như thế nào trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động sâu rộng tới nhận thức, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị, quan hệ giữa các dân tộc, tạo ra những cơ hội và những thách thức đối với mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay.Cùng với toàn bộ các cơ quan, ban, ngành trên cả nước, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đang khẩn trương xây dựng và triển khai các biện pháp nhằm chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, với vai trò của nguồn nhân lực trẻ, thế hệ kế cận của Đảng, của Ngành trong tương lai, lực lượng sinh viên các trường Công an nhân dân nói chung và sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân nói riêng đang đứng trước cơ hội nắm bắt công nghệ để có thể đương đầu với thách thức khi nước ta thực sự bước vào cuộc cách mạng công nghiệp, nắm bắt chìa khóa mở ra cánh cửa bước vào sân chơi toàn cầu hóa.

Do vậy, sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân sẽ làm gì và làm như thế nào trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

Một là,nhận thức sâu sắc về tác động, ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra động lực mới để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển sang nền kinh tế tri thức, sang xã hội “thông minh”. Sự giao thoa và hội tụ các lĩnh vực công nghệ cao sẽ xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/công đoạn, quy trình sản xuất, đặc biệt là các khâu thiết kế, gia công, lắp ráp và chế tạo ra sản phẩm, từ đó sản xuất sẽ đạt trình độ rất cao, tối ưu hóa cao, làm cho lợi ích kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ phân cực lực lượng lao động, nguy cơ thất nghiệp gia tăng không chỉ của người nghèo và ở nước nghèo. Do đó, các quốc gia muốn tiến vào cuộc cách mạng công nghiệpnày đòi hỏi phải có mộtnguồn nhân lực chất lượng cao có khả năng ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng vào thực tiễn sản xuất để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra.Chính vì vậy, ngay từ trên giảng đường đại học, sinh viên phải chủ động tích lũytri thức về công nghệ thông tin,chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào học tập, công tác và cuộc sống.

Hai là, ứng dụng thành tựu của cách mạng 4.0 trong học tập, nghiên cứu: Kết nối internet toàn cầu mang lại cho mỗi cá nhân nguồn tài nguyên khổng lồ, vô vàn cơ hội tìm kiếm thông tin, tư liệu, sách trực tuyến. Đối với các môn học thuộc bộ mộn Lý luận chính trị và khoa học xã hội nhân văn, Pháp luật, Tâm lý, Tin học, Ngoại ngữ,... sinh viên hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm và lưu trữ các nguồn tài liệu tham khảo, kiến thức bổ sung, ứng dụng các phần mềm trên điện thoại, máy vi tính, laptop để thực hiện bài tập một cách khoa học, sáng tạo, sinh động và dễ nhớ, dễ hiểu. Thậm chí trong các môn học Nghiệp vụ, công nghệ đã được ứng dụng vào thư viện nghiệp vụ của Nhà trường, nhờ đó sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm giáo trình, sách, tư liệu, tài liệu,.. trên hệ thống phần mềm lưu trữ. Vì kiến thức là vô tận và ngày càng hoàn thiện, nên chỉ có sự kết nối tri thức toàn nhân loại mới là thư viện lớn nhất, đáp ứng yêu cầu tìm tòi, nghiên cứu của người học. Mấu chốt chính là sự khác biệt giữa việc lựa chọn học tập chủ động hay thụ động, ứng dụng một cách tích cực để cách mạng 4.0 vừa là động lực thúc đẩy, vừa là công cụ hỗ trợ cho sinh viên thực hiện mục tiêu của mình.

Hơn bao giờ hết, trước những khó khăn mà đại dịch Covid-19 mang lại, cuộc cách mạng 4.0, sự kết nối toàn cầu, chuyển đổi số,... đã chứng minh được tầm quan trọng và sự tất yếu trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế - xã hội đến giáo dục - đào tạo. Để đảm bảo “mục tiêu kép”, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, vừa tích cực, chủ động triển khai và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn được giao, thầy và trò Trường Đại học An ninh nhân dân đã nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số, dạy và học trực tuyến qua nhiều ứng dụng công nghệ như Google Meet, Kahoot!, Quizziz,... an toàn, hiệu quả.

Ba là,không ngừng rèn luyện, phát triển kỹ năng đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới. Song song với nhiệm vụ học tập, nhiệm vụ rèn luyện, phát triển toàn diện của sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân cũng được chú trọng, và đã có nhiều thay đổi vượt bậc cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng lần thứ 4. Đoàn thanh niên, các Câu lạc bộ đã chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động ứng dụng khoa học, công nghệ như Cuộc thi online “Sáng mãi truyền thống anh hùng” theo hình thức trả lời các câu hỏi, tìm hiểu kiến thức trực tuyến trên nền tảng website myaloha.com, xây dựng video clip tuyên truyền, thường xuyên viết bài đăng tải tại Trang sinh viên và website của Nhà trường, qua đó đã định hướng, lan tỏa cho sinh viên các khóa tích cực nghiên cứu, phát triển toàn diện các kỹ năng, đồng thời tham gia và đạt nhều thành tích cao trong các hội thi, cuộc thi quy mô lớn như Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “Ánh sáng soi đường”, “Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ” do Trung ương Đoàn TNCS tổ chức, hay thi Hùng biện “Say to Succeed” của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của sinh viên từ nhiều trường đại học khác nhau.

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Tuổi trẻ Trường Đại học An ninh nhân dân vinh danh ở vị trí cao nhất của cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần II năm 2020.

Bốn là,mỗi sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân xác định rõ những cơ hội và thách thức của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia trước tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư”, đặc biệt là các mối nguy cơ về an ninh phi truyền thống. Với những yêu cầu trong tình hình mới đòi hỏi lực lượng Công an nhân dân, trong đó có sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân phải không ngừng nâng cao trình độ để đảm bảo an ninh, phòng chống tội phạm trên không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, đa quốc gia... Bên cạnh những mặt tích cực, cần trang bị hiểu biết và cách thức nhận diện, đấu tranh, loại bỏ những tác động tiêu cực của lỗ hổng an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, tác động xấu từ mạng xã hội...

Năm là,bản thân mỗi sinh viên của Nhà trường cần tự giác, chủ động, liên tục tìm tòi, cập nhật những tri thức mới, sẵn sàng học hỏi và đổi mới, đặc biệt là về những tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ năng ứng dụng vào thực tiễn (như việc sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông kết nối, cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhân hộ khẩu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý về an ninh trật tự, thủ tục xuất nhập cảnh, cấp thị thực điện tử…), phát triển toàn diện về ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Trong bối cảnh toàn lực lượng đang ra sức góp phần đẩy lùi đại dịch Covid-19, các khóa sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân không chỉ trực tiếp xung kích trên tuyến đầu chống dịch mà còn phải tích cực lan tỏa những thông tin đúng đắn, chủ động nhận diện thủ đoạn tinh vi của các phần tử xấu, bảo vệ “vùng xanh” trên không gian mạng trong tình hình hiện nay. Để “Với tinh thần đổi mới, sáng tạo và phát triển, tin tưởng rằng Trường Đại học An ninh nhân dân sẽ viết tiếp trang sử hào hùng của một tập thể đã trải qua muôn vàn thử thách trong cả thời chiến lẫn thời bình, xứng đáng với truyền thống Anh hùng để vững bước tiến lên” [2].

Hồ Thị Quỳnh Ngân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tô Lâm (2021). Đề cương chuyên đề “Những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Võ Hồng Công. Chuyển đổi số - Trọng tâm hiện đại hóa Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến 2030, từ .

Tin khác

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Tổ quốc gọi - Chúng ta lên đường(23/07/2021)

Phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân là nghĩa vụ, trách nhiệm, đồng thời là niềm vinh dự lớn lao của Công an nhân dân nói chung, lực lượng An ninh nhân dân nói riêng, trong đó có học viên, sinh viên của Trường Đại học An ninh nhân dân anh hùng.

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân đi thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà rồng)(30/10/2020)

Sinh viên Trường Đại học An ninh nhân dân đi thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Bến Nhà rồng) trong chương trình bồi dưỡng bổ sung, hoàn thiện kiến thức tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị

  • Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
Thư viện ảnh
  • Thư viện Ảnh
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Những hình ảnh Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Trường Đại học ANND (1989-1995), Phân hiệu Đại học ANND (1995-2001), Phân hiệu Học viện ANND (2001-2003)

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1984-1989

Giai đoạn 1984-1989: Trường Cao đẳng An ninh nhân dân II

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1976-1984

Giai đoạn 1976-1984: Trường Bổ túc sỹ quan Công an nhân dân

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Lịch sử truyền thống Trường Đại học An ninh nhân dân giai đoạn 1963-1976

Giai đoạn 1963-1976: Trường An ninh Trung ương cục miền Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây

Sự ra đời của lực lượng CAND - Tất yếu của lịch sử

"Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ". Thấm nhuần tư tưởng của Lênin trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang gồm Quân đội, Công an để bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-anh-883">
Thư viện Video
  • Thư viện Video
Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
videocam

Trường Đại học An ninh nhân dân - Nơi ươm mầm sĩ quan an ninh tương lai

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
videocam

Phim Tư liệu: 75 năm - Một bản hùng ca

Phim Tư liệu “75 năm - một bản hùng ca” góp phần ôn lại cũng như phát huy truyền thống anh hùng 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng An ninh nhân dân.

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
videocam

Học viên Trường Đại học An ninh nhân dân đảm bảo trực tết và phòng chống dịch Covid-19

Học viên các Trường CAND tham gia lực lượng ứng trực đảm bảo trực tết và phòng chống Covid-19

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
videocam

Hành trình gian nan đưa thi thể Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ

Hy sinh trong lúc ứng cứu người dân bị nước lũ cuốn trôi từ đêm ngày 17/10, tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, đến tối ngày 20/10 các đồng đội mới có thể đưa đồng chí Đại úy Trương Văn Thắng về nơi an nghỉ.

Cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới được thể hiện đặc trưng cơ bản nào sau dây
videocam

Xây dựng Đảng bộ Công an Trung ương trong sạch, vững mạnh

Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, xây dựng đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh, là đảng bộ kiểu mẫu, tiêu biểu về phẩm chất, năng lực lãnh đạo các mặt công tác công an.

href="http://dhannd.edu.vn/thu-vien-video">