Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền bắc năm 2024

Tham dự Đại hội có các thành viên HĐQT, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát, đại diện lãnh đạo các phòng, đơn vị trực thuộc; các cổ đông và người đại diện cổ đông có quyền biểu quyết tại Đại hội.

Tại ĐHĐCĐ bất thường, các cổ đông đã thảo luận và thông qua các tờ trình về bổ nhiệm và miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị; Đổi tên Công ty; Sửa đổi Điều lệ Công ty; Ủy quyền cho Hội đồng quản trị xây dựng, phê duyệt phương án chuyển trụ sở Công ty vào TP HCM và Báo cáo việc thay đổi phương án sử dụng nguồn vốn thu được từ đợt phát hành cổ phần riêng lẻ cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS).

Với tên gọi mới được ĐHĐCĐ bất thường thống nhất thông qua là Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam (viết tắt là PV GAS LPG), Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí Miền Bắc đã bước qua một chặng đường mới, đặc biệt khác biệt khi hiện là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh thương hiệu PETROVIETNAM GAS trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền bắc năm 2024
Đại hội đồng cổ đông bất thường 2020

PV GAS LPG tiếp tục nhận nhiệm vụ kinh doanh sản phẩm LPG trên thị trường toàn quốc, với hệ thống kho cảng, trạm chiết nạp LPG, các trung tâm sơn sửa kiểm định bình gas đồng bộ tại phía Bắc từ Đà Nẵng trở ra và là một trong những công ty đang chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại khu vực phía Bắc. Tại thị trường khu vực phía Nam, PV GAS LPG ngay lập tức có nhiều tiềm năng để phát triển khi kết hợp tiềm lực mạnh mẽ của doanh nghiệp và sự chỉ đạo, hỗ trợ to lớn từ công ty mẹ là PV GAS.

PV GAS LPG xác định, năm 2020 và giai đoạn 2020-2025 là giai đoạn đầy thách thức, với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi cấp Covid–19 và giá LPG liên tục giảm sâu từ đầu năm đã tác động rất xấu và lâu dài đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động SXKD của công ty nói riêng. Trong bối cảnh đó, PV GAS LPG quyết liệt triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch theo Chiến lược phát triển thị trường bán lẻ LPG dân dụng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; trọng tâm là thực hiện các giải pháp về kinh doanh, giữ vững và phát triển thị trường đã đạt được và từng bước phát triển vững chắc mở rộng thị trường phía Nam; bám sát thị trường, đồng hành và hỗ trợ các kênh bán hàng để tập trung ổn định nguồn hàng phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển hệ thống bán lẻ LPG để mở rộng thị trường trên toàn quốc, đặc biệt là tại Nam bộ và Nam Trung Bộ.

Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền bắc năm 2024
Ra mắt các thành viên mới của Hội đồng quản trị PV GAS LPG

Bên cạnh đó, PV GAS LPG tiếp tục chú trọng việc định vị, bảo vệ và phát triển thương hiệu PETROVIETNAM GAS theo định hướng của PV GAS, tiếp tục thực hiện đồng bộ 4 chiến lược: Chiến lược cạnh tranh; Chiến lược kênh phân phối; Chiến lược marketing; Chiến lược thương hiệu.

Để phát triển bền vững kinh doanh bán lẻ LPG, PV GAS LPG chủ động thông tin, phối hợp tham gia với cơ quan chức năng trong việc an toàn phòng chống cháy nổ, chống gian lận thương mại và hàng giả trên thị trường kinh doanh LPG; Đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ trực tiếp tại các thị trường trọng điểm và trung tâm các tỉnh/thành cả nước, nhằm điều tiết hệ thống phân phối và nhanh nhạy nắm bắt tình hình thị trường, tăng cường công tác quản trị công ty và quản lý bán hàng tới người tiêu dùng; Phân loại khách hàng để có chính sách hỗ trợ phát triển bán bình PETROVIETNAM GAS. Để tăng hiệu quả kinh doanh, PV GAS LPG triệt để khai thác các phương tiện vận chuyển, kho chứa, trạm nạp LPG thuộc sở hữu, hạn chế thuê nhiều trạm nạp nhỏ đảm bảo cung ứng kịp thời nhu cầu LPG an toàn, chất lượng của khách hàng, cũng như tận dụng tối đa lợi thế nguồn hàng từ PV GAS… Những điều kiện thuận lợi đó chính là tiền đề chắc chắn để PV GAS LPG phát triển bền vững, mở rộng thị trường kinh doanh LPG, gia tăng lợi ích cho các cổ đông trong thời gian sắp tới.

Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền bắc năm 2024
Toàn cảnh đại hội

Đại hội cũng lắng nghe và trả lời các cổ đông về cơ hội và thách thức trong việc kinh doanh một loại sản phẩm, cũng như việc cân nhắc kỹ đối với phương án chuyển đổi trụ sở Công ty.

Trong bài phát biểu tại Đại hội, ông Trần Trọng Hữu, Chủ tịch Hội đồng quản trị PV GAS LPG thay mặt cho gần 500 người lao động trong Công ty và Ban lãnh đạo đã được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PV GAS, các khách hàng, đối tác và đặc biệt là cổ đông đã luôn hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành với PV GAS LPG trong những năm qua và trên hành trình phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

Tình hình kinh doanh vẫn chưa hé lộ điểm sáng do những khó khăn chồng chất chưa thể khắc phục một sớm một chiều, Công ty cổ phần Khí hóa lỏng miền Bắc (PV Gas N, mã PVG, sàn HNX) buộc phải nhẫn nại chờ thời.

Gánh nặng nợ khó đòi

Một trong những gánh nặng đeo trên vai đại gia số một ngành khí hóa lỏng khu vực miền Bắc này là khoản phải thu khó đòi lên tới 47 tỷ đồng tại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Đình Vũ (PVTex).

Công ty cổ phần khí hóa lỏng miền bắc năm 2024
PV Gas N là doanh nghiệp đứng đầu thị trường khí đốt khu vực miền Bắc, xếp trên nhiều thương hiệu lớn khác như Gas Petrolimex, Giadinh Gas, Total Gas

Ngoài con nợ lớn nhất mang tên PVTex, thì PV Gas N còn bị đeo đẳng nhiều khoản nợ khó đòi khác, với tổng nợ xấu tính đến cuối năm 2016 lên tới 74 tỷ đồng. Chính những khoản nợ xấu trên là một trong những “thủ phạm” kéo tụt lợi nhuận của PV Gas N xuống thê thảm trong năm 2016. Bởi lẽ, riêng khoản trích lập dự phòng đã lên tới hơn 22,3 tỷ đồng. Theo đó, mặc dù doanh thu năm 2016 đạt xấp xỉ năm trước, nhưng lợi nhuận sau thuế đạt có 608 triệu đồng, chỉ bằng 1/40 lần so với lợi nhuận ròng 24 tỷ đồng của năm 2015.

Bối cảnh tương tự có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài qua năm 2017. Bởi lẽ, khi nói về khoản nợ của PVTex, ông Trần Trọng Hữu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PV Gas N đánh giá, với tình hình thực tế hiện nay của PVTex, khả năng thu hồi công nợ rất khó khăn. Do đó, nếu trong năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vẫn chưa có biện pháp xử lý tại PVTex, thì khoản nợ của PV Gas N tại PVTex có thể sẽ vẫn chưa thể đòi được và Công ty còn tiếp tục trích lập dự phòng đối với khoản nợ này trong năm tới.

Đại gia trong thời khó

Ngoài các mặt hàng truyền thống, thời gian qua, PV Gas N cũng đã mở rộng sản phẩm mới là mặt hàng khí CNG. Tuy nhiên, mặt hàng này khi đưa vào kinh doanh đã không đạt được hiệu quả do đúng giai đoạn “vùng trũng” của giá dầu. Theo ông Hữu, nguồn khí CNG mà Công ty mua từ mỏ Thái Bình có giá đầu vào rất cao, trong khi Công ty phải bán cho khách hàng với giá thấp khiến mặt hàng này bị lỗ. “Tuy nhiên, vì đây là sản phẩm mới ra nên PV Gas N vẫn phải phát triển thị trường để giữ mối khách hàng”, ông Hữu nói. Theo tính toán của lãnh đạo PV Gas N, chỉ khi giá dầu thế giới vượt lên trên mốc 60 USD/thùng thì mặt hàng khí CNG mới có thể lãi.

Thực chất, nếu xét về vị thế trong ngành thì PV Gas N là doanh nghiệp đứng đầu thị trường khí đốt khu vực miền Bắc, xếp trên nhiều thương hiệu lớn khác như Gas Petrolimex, Giadinh Gas, Total Gas… Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của PV Gas N lại tỏ ra lép vế hơn các đối thủ khác. Chẳng hạn, cũng chịu chung giai đoạn giá xăng dầu thấp như thời gian qua, nhưng lãi cơ bản trên cổ phiếu năm 2016 của Gas Petrolimex vẫn đạt tới 1.708 đồng/cổ phiếu, tăng gần 11% so với năm 2015. Trong khi chỉ số này của PV Gas N lại rất khiêm tốn, với chỉ 22 đồng/cổ phiếu.

Theo ông Hữu, nếu so sánh chi phí, thì Gas Petrolimex có lợi thế nhờ tận dụng hệ thống phân phối qua các cửa hàng xăng dầu, khả năng giữ vỏ bình gas dễ dàng hơn. Trong khi kinh doanh gas, chi phí bảo vệ vỏ bình là rất lớn, do các thương hiệu lớn luôn phải đối mặt với tình trạng gian lận thương mại từ hành động chiếm dụng vỏ bình của các đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ.

Ngoài ra, cơ sở vật chất của PV Gas N phần lớn mới được đầu tư nên vẫn trong giai đoạn phải trích khấu hao lớn. Riêng năm 2016, số tiền trích khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư của Công ty lên tới 33,6 tỷ đồng. Đây cũng là lý do khiến lợi nhuận của doanh nghiệp đạt thấp.