Công thức hóa lớp 8 9

Các công thức hóa học lớp 9 có lẽ được các con tìm kiếm trong quá trình làm bài tập khá nhiều. Môn hóa học có những công thức và ngôn ngữ riêng của nó. Do đó, để học tốt và có đặt nền tảng quan trọng kiến thức sau này, việc học thuộc và nắm chắc công thức là rất cần thiết. 

Ở bài viết này, gia sư Thành Tâm sẽ lần lượt tóm tắt những đại lượng hóa học, công thức hóa học có liên quan ở chương trình lớp 8 cũng như trong suốt quá trình học hóa sau này. Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Đang xem: Công thức hóa học đầy đủ

Việc ghi nhớ các công thức hóa học là điều cần thiết
Nội dung bài viết ẨN 1. Bảng tổng hợp các kí hiệu có trong các công thức hóa học lớp 9 2. Các công thức hóa học lớp 8, lớp 9 từ cơ bản đến nâng cao 2.1. Công thức tính số mol 2.2. Công thức tính thể tích dung dịch 2.3. Công thức tý khối của chất khí – Các công thức hóa học lớp 9 2.4. Công thức tính nồng độ mol của dung dịch 2.5. Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch 2.6. Công thức liên quan giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch 3. Các định luật bảo toàn hóa học lớp 9 3.1. Định luật bảo toàn khối lượng 3.2. Định luật bảo toàn eletron

4. Cách học nhanh các công thức hóa học lớp 9

Bảng tổng hợp các kí hiệu có trong các công thức hóa học lớp 9

Khi học từ lí thuyết đến giải các bài toán hóa học, chắc chắn các con sẽ gặp các kí hiệu về khối lượng, số mol, phân tử khối,… Theo cuộc khảo sát thực tế từ các bạn học viên lớp 8, khi mới tiếp cận chúng các bạn cũng rất dễ quên và bị nhầm lẫn với nhau. Chính vì vậy, để học được công thức thì các bạn phải nắm và phân biệt được các đại lượng hóa học liên quan. Cụ thể là:

READ:  Hướng Dẫn Cách Viết Công Thức Hóa Học Hữu Cơ Trong Word Với Chem4Word

n: số mol [mol].m: khối lượng [gam], bao gồm có: khối lượng chất tan, khối lượng dung môi, khối lượng hỗn hợp,…M: Khối lượng mol [gam/mol].V: thể tích [lit] bao gồm thể tích khí và thể tích dung dịch.C%: nồng độ phần trăm.CM: nồng độ mol [mol/l]H%: hiệu suất phản ứng.

Bên cạnh đó các con sẽ gặp thể tích trung bình, khối lượng trung bình hay phân tử khối trung bình, các con chỉ cần thuộc các kí hiệu chuẩn như trên rồi thêm dấu gạch ngang trên đầu là xong.

Bảng các công thức hóa học lớp 8, lớp 9

Các công thức hóa học lớp 8, lớp 9 từ cơ bản đến nâng cao

Gia sư hóa lớp 8  và lớp 9 của Thành Tâm xin gửi đến các em hệ thống các công thức hóa học như sau: 

Công thức tính số mol

Khi nói đến công thức tính số mol, chúng ta thường liên tưởng đến một trong số các công thức sau:

Theo khối lượng: n=m/M [m: khối lượng chất [g], M: phân tử khối của chất đó ]Theo thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn: n = V/22,4 [ V là thể tích khí [[lit].Theo thể tích khí được đo ở một nhiệt độ bất kì: n=PV/RT, với P: áp suất [atm], V: thể tích khí [lit], R=0.082, T= 273 + độ C.Dựa vào nồng độ mol của dung dịch: n= Cm.V [Cm là nồng độ mol [M], V là thể tích dung dịch [lit]].

Công thức tính thể tích dung dịch

Vdd= n/Cm = mdd/D

Trong đó:

Vdd: thể tích dung dịch [lit].n: số mol chất tan [mol].D: khối lượng riêng [gam/lit].mdd: khối lượng dung dịch [gam].

Công thức tý khối của chất khí – Các công thức hóa học lớp 9

d= M[A]/M[B]

Trong đó: M[A], M[B] là phân tử khối lần lượt của chất khí A và B

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch

Nồng độ mol/lít [CM]: CM=n/V,

Trong đó:

n là số mol chất tan trong dung dịch [mol], V là thể tích dung dịch[ lít].

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Nồng độ phần trăm [C%]: C%=mct.100/mdd [%] 

Trong đó:

mct: khối lượng chất tan cần tính nồng độ phần trăm [gam]mđ: khối lượng dung dịch chứa chất tan [gam]

Công thức liên quan giữa nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch

Để giải nhanh các bài toán khi cho sẳn các đại lượng nồng độ mol, khối lượng riêng và nồng độ phần trăm của chất, các con nên áp dụng công thức sau:

CM = [10*d*C%]/M

Trong đó:

CM: nồng độ mol dung dịch [mol/l]C%: nồng độ phần trăm [%]D: Khối lượng riêng [gam/l]M: phân tử khối của chất.

Các định luật bảo toàn hóa học lớp 9

Điều quan trọng sau khi các con đã thuộc hệ thống các công thức hóa học lớp 8, lớp 9 nói trên, các con phải nắm được các định luật bảo toàn hóa học. Chương trình hóa học lớp 8 bao gồm các định luật sau:

Định luật bảo toàn khối lượng

Nội dung định luật được phát biểu rõ ràng như sau: “ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng”.

Tổng khối lượng các chất tham gia = Tổng khối lượng các chất sản phẩm

Điều các con cần lưu ý ở đây chính là: sau phản ứng xảy ra, nếu có tạo khí hay kết tủa thì phải trừ khối lượng các chất đó ra.

Ví dụ: Natri + Nước tạo thành Natrihidroxit và khí Hidro

Theo định luật bảo toàn ta có: m[natri] + m[nước] = m[natrihidroxit] – m[hidro]

Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng:

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 9 gam kim loại magie [Mg] trong không khí thu được 15 g hỗn hợp chất magieoxit [MgO]. Biết rằng kim loại magie cháy là xảy ra phản ứng với oxi trong không khí và phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Xem thêm: Phân Bón Hóa Học Là Gì – Có Mấy Loại Phân Hóa Học

a. Viết phản ứng hóa học trên.

b. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.

c. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

Bài 2: Đốt cháy m[g] cacbon cần 16 g oxi thì thu được 22 gam khí cacbonic. Tính m

Định luật bảo toàn eletron

Trong phản ứng oxi hoá – khử, số mol electron mà chất khử cho bằng số mol electron mà chất oxi hoá nhận.

READ:  Công Thức Tính Độ Kiềm Của Nước, Độ Kiềm Của Nước

∑ne cho = ∑ne nhận

Định luật này thường được dùng để giải các bài toán hóa nâng cao hóa lớp 8. Nếu các con có tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi hóa các con cần phải nắm định luật này.

Cách nhớ công thức hóa học lớp 8 không phải ai cũng biết

Cách học nhanh các công thức hóa học lớp 9

Các bạn học viên lớp 8 chia sẻ với gia sư dạy hóa rằng: ” Thầy [Cô] có cách nào để ghi nhớ nhanh các công thức hóa học này không?”.

Thật ra có những công thức hóa chúng ta có thể dùng những câu “thần chú” hay một đoạn thơ đặc trưng nào đó để giúp chúng ta nhớ nhanh những kiến thức đó. Ví dụ như: Bài ca hóa trị, Kí hiệu nguyên tố hóa học hay thứ tự hoạt động của kim loại từ mạnh đến yếu,…

Quay lại vấn đề trên: “Có cách nào để học nhanh công thức hóa lớp 8 hay không ?”. Thật sự mà nói, các công thức này không có một quy tắc ghi nhớ nào cả. Cách tốt nhất để ghi nhớ nhanh các công thức hóa học là các con phải thường xuyên làm bài tập. Trong quá trình làm bài, các con sẽ tự rút ra được vấn đề và cách nhớ chúng một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, những công thức nào còn chưa hiểu hay gặp khó khăn về việc đổi đơn vị, các con phải hỏi bạn bè, thầy cô. Đừng bao giờ giấu những điều mà mình không biết các con nhé !

Gia sư Thành Tâm hi vọng, qua bài viết này, các con sẽ tổng hợp được các công thức hóa học lớp 8, lớp 9 một cách chính xác nhất. Đồng thời vận dụng chúng một cách nhuần nhuyễn trong quá trình làm bài tập. Điều này giúp các con nắm bắt kiến thức nền tảng một cách logic nhất.

Xem thêm: Hệ Thống Công Thức Vật Lý 12 Chương 6 : Lượng Tử Ánh Sáng, Công Thức Vật Lý 12 Chương 6: Lượng Tử Ánh Sáng

Trung tâm gia sư Thành Tâm chân thành cảm ơn các đơn vị đối tác, quý phụ huynh và học viên đã tin tưởng sử dụng dịch vụ gia sư của chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Công thức

Công thức hóa học lớp 8 lớp 9 với những công thức cơ bản nhưng sẽ theo bạn suốt trong quá trình học môn Hóa học. Vì thế bạn cần ghi nhớ cũng như nắm bắt chắc chắn các công thức đó\

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cho bạn những công thức bạn cần lưu ý và ghi nhớ nó nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Công thức tính áp suất là gì ?

1. Công thức hóa học là gì ?

– Công thức hóa học được dùng để biểu thị thông tin về các nguyên tố có của hợp chất hóa học hoặc đơn chất hóa học. Ngoài ra, nó còn được dùng để diễn tả phản ứng hóa học xảy ra như thế nào.

– Với phân tử, nó là công thức phân tử, gồm ký hiệu hóa học các nguyên tố với số các nguyên tử các nguyên tố đó trong phân tử.

Các kí hiệu của công thức hóa học 

2. Các công thức hóa học cần ghi nhớ

    1. Công thức tính số mol [n]

– Theo khối lượng: n= m/M [m là khối lượng, M là phân tử khối]

Theo thể tích [ chất khí ở đktc]: n= v/22,4 [v là thể tích khí]

n=PV/RT, trong đó: P là áp suất [atm], V là thể tích khí [lít], R là hằng số= 0,082, T là độ Kenvil =273 + độ C.

Công thức tính số mol theo nồng độ mol[M]: n=CM.V, trong đó: V là thể tích[ lít], CM là nồng độ mol [M].

   2. Công thức tính nồng độ phần trăm

C% = mct/mdd x 100%

Trong đó:

  • C%: Nồng độ phần trăm
  • mct: Khối lượng chất tan
  • mdd: Khối lượng dung dịch
  • Mặt khác: mdd = mct + mdm [ mdm là khối lượng của dung môi]

   3. Công thức tính nồng độ mol

– Nồng độ mol được tính bằng lượng chất tan [n] chia cho thể tích dung dịch [V]

Công thức tính nồng độ mol: CM = n/Vdd

– Từ công thức tính nồng độ mol ta có thể suy ra hai công thức khác:

Công thức tính số mol chất tan: n = CM x Vdd

Công thức tính thể tích dung dịch: Vdd = n/CM

   4. Công thức tính khối lượng riêng

– Gọi D là khối lượng riêng, ta có công thức tính như sau:

D = m / V

Trong đó:

  • D là khối lượng riêng, đơn vị là kg/m3
  • m là khối lượng, đơn vị là kg
  • V là thể tích, đơn vị là m3

– Từ đó suy ra:

Cụ thể, khối lượng riêng tại một vị trí trong vật được tính bằng khối lượng của một thể tích vô cùng nhỏ nằm tại vị trí đó, chia cho thể tích vô cùng nhỏ này.

Một số đơn vị khác hay gặp của khối lượng riêng là g/cm3.

   5. Công thức tính thể tích dung dịch

   6. Định luât bảo toàn khối lượng

Cho phản ứng: A + B → C + D

Áp dụng định luật BTKL:

mA + mB = mC + mD

   7. Tính hiệu suất phản ứng

– Dựa vào 1 trong các chất tham gia phản ứng:

+ H%= [Lượng thực tế đã dùng phản ứng : Lượng tổng số đã lấy] x 100%

– Dựa vào 1 trong các chất tạo thành

+ H% = [Lượng thực tế thu được : Lượng thu theo lí thuyết] x 100%

Trên đây là một số công thức cơ bản bạn cần lưu ý để tính và áp dụng trong những bài toán dạng khó hơn, nâng cao hơn trong bộ môn hóa học

Hãy nắm bắt những kiến thức cơ bản nhất để chinh phục được bộ môn hóa này nhé !

Video liên quan

Chủ Đề