Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Tháng 3/2019, Đất Việt tiếp khởi công các công trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 100m3/ngày đêm , 300m3/ngày đêm.

    

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

   Hệ thống xử lý nước thải công suất 100m3/ ngày đêm (hệ thống xây nổi)

 Để đạt tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt được xả thải thì nguyên tắc xử lý thô sơ của bề phốt, bể tự hoại không còn phù hợp đó chỉ là bước tiền xử lý sơ bộ, lọc được chất thải kích thước lớn tron khi hàm lượng các chất hữu cơ, vi sinh vật gây bệnh không được xử lý triệt để. Trên cơ sở tính chất ô nhiễm nước thực tế thì phương pháp sinh học hiếu khí kết hợp kỹ thuật màng vi sinh tầng chuyển động (MBBR) đang là phương pháp được sử dụng rộng rãi bởi những ưu điểm vượt trội như:

– Chất lượng nước thải sau xử lý luôn ổn định đạt chuẩn cho phép xả thải.

– Hạn chế tối đa mùi hôi:

– Không chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường:

– Có thể xử lý dễ dàng rất nhiều chất ô nhiễm độc hại:

– Chi phí vận hành hợp lý: Hệ thống được thiết kế nhằm giảm tối đa chi phí vận hành với tiêu chí chọn những thiết bị hiện đại và được cung cấp bởi các nhà sản xuất có uy tín trên thế giới, ít hao tốn năng lượng trong quá trình vận hành. Bể nén bùn được thiết kế đủ để lưu lượng bùn dư trong thời gian thích hợp, vì vậy bùn dư sẽ được nén tách nước đáng kể

– Thời gian lưu động nước nhanh:

– Dễ dàng bảo trì: Các thiết bị hoạt động (bơm, máy thổi khí…) đều có thiết bị dự phòng bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục. Đồng thời, các bơm nước nước thải là loại bơm chìm, có gắn khớp nối nhanh và thanh trượt, xích neo nên dễ dàng tháo lắp và đưa bơm ra khỏi bể, thuận tiện cho công tác bảo trì  & sửa chữa thiết bị về sau;

–  Dễ dàng nâng cấp và sửa chữa, thay thế, bảo trì: Trong quá trình này ít ảnh hưởng đến hoạt động chính của nhà máy, công trình sau sửa chữa có thể hoạt động ngay với 100% công suất thiết kế;

– Dễ dàng nâng cao và mở rộng công xuất

– Vận hành tự đông.

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Giá thể sinh học 

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VIỆT 

·         Dịch vụ tư vấn môi trường ( Lập báo cáo DTM, Kế hoạch BVMT, Sổ chủ nguồn thải, Hồ sơ xả thải, báo cáo hoàn thành công trình BVMT….)

·         Quan trắc (Quan trắc môi trường định kỳ, Quan trắc môi trường Lao động…)

·         Tư vấn, thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải, khí thải (Thay than hoạt tính, cung cấp chế phẩm vi sinh…)

·         Các dịch vụ liên quan đến môi trường

Trụ sở: Số 86, Đỗ Văn Quýnh, phường Xương Giang, Tp Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

Hotline: 0911 011 599 – 0915 539 255

Email: [email protected]

Tin cùng chuyên mục

I. Tổng quan về nước thải sinh hoạt

1. Nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải công suất 200m3/ngày với nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực thương mại, công sở, trường học… Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn. Tùy thuộc vào mức sống, thói quen người dân, điều kiện khí hậu, ước tính 65-90% lượng nước được cấp.

Ở Việt Nam, tiêu chuẩn cấp nước theo đầu người khoảng từ 100-200l/người.ngày đêm. Lưu lượng nước thải sinh hoạt thải ra trong ngày thường có sự dao động theo thời gian trong phạm vi lớn như hình minh họa bên dưới:

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sự biến động lưu lượng của nước thải sinh hoạt theo thời gian
>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

2. Các đặc tính của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều tạp chất khác nhau. Trong đó khoảng 52% là chất hữu cơ, 48% là chất vô cơ và một lượng lớn vi sinh vật. Thường ở dạng virus và vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn… Trong nước thải cũng có các vi khuẩn không có hại, có tác dụng phân hủy các chất hữu cơ. Thành phần của nước thải sinh hoạt tương đối ổn định, phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm của hệ thống thoát nước, trang thiết bị vệ sinh…Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sinh hoạt để xử lý nước thải công suất 200m3/ngày như sau:

a. Các chỉ tiêu vật lý
  • Tổng chất rắn (TS): là phần còn lại sau khi đã cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ từ 103 –105oC. Đơn vị mg/l.
  • Chất rắn lơ lửng (SS): là những chất rắn không tan trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi. (mg/L).
  • Chất rắn dễ bay hơi (VS): là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550oC cho đến khi khối lượng không đổi (mg/L). Người ta thường sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ có trong mẫu nước.
  • Chất rắn hòa tan (DS): là những chất tan được trong nước. Bao gồm cả chất vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch qua lọc. Khi mà lọc được 1 lít nước mẫu cho qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh. Rồi ta sấy khô chúng ở 105oC cho tới khi khối lượng không đổi (mg/L).
  • Mùi: Khi nước thải sinh hoạt bị phân hủy yếm khí các chất hữu cơ. Tạo ra các hợp chất như H2S, indol, scatol… gây mùi khó chịu.
  • Độ màu: màu của nước là do chất mùn, các chất hòa tan, chất dạng keo hoặc do thực vật thối rữa. Sự có mặt của một số ion kim loại (Fe, Mn), tảo, than bùn…có thể làm cản trở khả năng khuếch tán của ánh sáng vào nguồn nước. Gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của hệ thủy sinh thực vật. Độ màu còn làm mất mỹ quan nguồn nước nên dễ bị sự phản ứng của cộng đồng lân cận.
  • Độ đục: do các chất lơ lửng và các chất dạng keo chứa trong nước thải tạo nên. Đơn vị đo độ đục thông dụng là NTU.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải là một trong những thông số quan trọng. Bởi vì phần lớn các sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt đều ứng dụng xử lý sinh học. Mà quá trình đó thường bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ. Nhiệt độ của nước thải ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh vật, sự hòa tan oxy trong nước.
Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
b. Các chỉ tiêu hóa học
  • Hàm lượng oxy hòa tan (DO): là một chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe của nguồn nước. Phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Oxy là chất không thể thiếu đối với tất cả sinh vật.
  • Nhu cầu oxy sinh hóa BOD: là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định, mg/l. Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. Giá trị BOD càng lớn thì nước thải bị ô nhiễm càng cao. Giá trị thường sử dụng là BOD5 (lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở 20oC).
  • Nhu cầu oxy hóa học COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa chất hữu cơ thành CO2 và H2O dưới tác dụng của các chất oxy hóa mạnh, mg/l. Tỉ số BOD/COD thường nằm trong khoảng 0.5 –0.7.
  • Hàm lượng Nitơ: Nitơ có trong nước thải ở dạng vô cơ và hữu cơ. Trong đó phần lớn Nitơ hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa. Còn các Nitơ vô cơ gồm các dạng khử NH4+, NH3 và các dạng oxy hóa NO2- và NO3-. Tuy nhiên, về nguyên tắc trong nước thải chưa xử lý thường không có NO2- và NO3-.
  • Hàm lượng Photpho: Photpho và các hợp chất chứa Photpho có liên quan đến hiện tượng phú dưỡng nguồn nước. Hợp chất photpho tìm thấy trong nước thải sinh hoạt thường phát sinh từ: phân bón, chất thải của người và động vật, các hóa chất tẩy rửa và làm sạch.
  • pH: pH có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật trong nước. Trong xử lý sinh học, pH có ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật. Do đó ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý. Ngoài ra pH còn ảnh hưởng tới quá trình tạo bông cặn ở bể lắng. Nước thải sinh hoạt thường có giá trị pH khá ổn định trong khoảng từ 7÷8.2.
  • Các chỉ tiêu khác: tổng các chất hoạt động bề mặt, kim loại nặng, các hóa chất độc hại, độ kiềm, độ axit, sunfua…
c. Các chỉ tiêu vi sinh

Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được đánh giá bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ thị (những vi khuẩn không gây bệnh). Về nguyên tắc là nhóm trực khuẩn coliform. Thường dùng chỉ số tổng coliform để đánh giá chất lượng nước về mặt vi sinh. Đơn vị MPN/100ml.

Một số giá trị đặc trưng của các thông số cơ bản trong nước thải sinh hoạt được cho trong bảng dưới đây:

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Thành phần nước thải sinh hoạt

Như vậy nước thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng khá cao. Phù hợp để xử lý sinh học. Thông thường tỉ lệ BOD/COD >= 0.5 và tỉ lệ BOD5: N: P bằng 100 : 5 : 1. Có thể áp dụng phương pháp xử lý sinh học. Một trong những phương pháp xử lý nước thải công suất 200m3/ngày là sử dụng bể aerotank truyền thống.

II. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công suất 200m3/ngày bằng công nghệ Aerotank

1. Bể Aerotank truyền thống

Bể Aerotank là một công trình xử lý sinh học hiếu khí. Trong bể Aerotank, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân. Để vi sinh vật cư trú, sinh sản, phát triển lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính. Các vi sinh vật đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng. Cung cấp cho sự sống và phát triển sinh khối. Đồng thời giải phóng ra CO2 và H2O.

Như vậy các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hóa thành các chất vô cơ như H2O, CO2 ít độc hại với môi trường. Bể Aerotank có hình tròn hoặc hình khối chữ nhật. Nước thải được đưa vào bể, chảy qua suốt chiều dài bể và được sục khí, khuấy trộn. Nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.

Bùn hoạt tính sẽ phân hủy các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nước thải. Do đó làm giảm nồng độ BOD và các chất dinh dưỡng trong nước. Sau một thời gian xử lý trong bể hiếu khí nước thải được đưa sang bể lắng bùn sinh học. Để tách các bông bùn ra khỏi nước đến nồng độ cho phép. Trước khi xả thải ra ngoài môi trường đi vào các hệ thống xử lý nước thải công suất 200m3/ngày sau đó.

Một phần bùn hoạt tính sau lắng được tuần hoàn lại bể Aerotank. Để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể, phần dư còn lại sẽ được xả ra ngoài.

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sơ đồ công nghệ xử lý bằng bể aerotank
>> Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải khách sạn

2. Quy trình công nghệ xử lý

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

3. Thuyết minh quy trình công nghệ

Nước thải sinh hoạt đi qua song chắn rác để tách các tạp chất thô có kích thước lớn. Sau đó đưa qua bể lắng cát tách tạp chất thô có khối lượng lớn ra khỏi dòng nước thải. Tiếp đó, nước thải được dẫn vào bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.

Không khí được cấp vào bể điều hòa nhằm ngăn quá trình lắng cặn và phân hủy yếm khí tạo mùi hôi. Sau bể điều hòa, nước thải được bơm sang bể lắng I với lưu lượng Q m3/h. Để tách bớt chất rắn lơ lửng mà chủ yếu là các chất vô cơ, đến nồng độ chất rắn lơ lửng <=150mg/l.

Nước thải từ bể lắng I sẽ chảy sang bể Aerotank. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ do vi sinh vật trong bùn hoạt tính. Không khí sẽ được cấp vào liên tục để cung cấp oxy cho hoạt động hô hấp của vi sinh vật và đảm bảo bùn hoạt tính luôn lơ lửng. Để vi sinh vật có thể tiếp xúc được với chất dinh dưỡng trong nước.

Công suất hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Xử lý nước thải bằng công nghệ aerotank

Vi sinh vật phát triển sẽ tạo ra một lượng sinh khối lớn. Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải sẽ tự chảy đến bể lắng bùn sinh học. Bể này có nhiệm vụ tách bùn ra khỏi nước. Nước trong sẽ chảy tràn lên trên, qua máng thu và sang hệ thống khử trùng sau đó.

Bùn lắng thu được, một phần được tuần hoàn lại bể hiếu khí. Phần dư sẽ được dẫn đến bể nén bùn rồi đem phơi khô hoặc đưa đi phân hủy yếm khí thu khí sinh học. Nước sau khử trùng đã đạt yêu cầu về chất lượng (QCVN 14:2008/BTNMT) sẽ được thải ra môi trường. Tùy vào mục đích sử dụng nước sau xử lý nước thải công suất 200m3/ngày mà các yêu cầu chất lượng đầu ra sẽ khác nhau.

Hãy liên hệ ngay với Xuyên Việt để được tư vấn một cách tốt nhất và miễn phí!

Đc: 537/18/4 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP.HCM

HOTLINE: 09 123 12357

Tel: (+84) 028 3895 3166 – Fax: (+84) 028 3895 3188

Email: -