Con trai nghiện game thì tính như thế nào năm 2024

Vấn nạn nghiện game có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và thật đáng báo động khi tỷ lệ thiếu nhi, thanh thiếu niên nghiện game đang ngày càng tăng cao. Ngay lúc này cần có sự quan tâm, can thiệp của ba mẹ để giúp con cai nghiện game điện tử một cách triệt để.

Một số dấu hiệu trẻ nghiện game bố mẹ nên nắm rõ quan sát

Hiện tượng nghiện game là hành vi tham gia các trò chơi điện tử một cách vô kiểm soát trong một thời gian dài, bỏ bê những công việc khác mà không quan tâm đến những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra. Người nghiện game sẽ phải chịu sự tác động không nhỏ đến sức khỏe thể chất, bên cạnh đó tinh thần cũng bị ảnh hưởng, có nguy cơ bị trầm cảm và mắc các bệnh về tâm lý.

Do đó, để phát hiện và chữa trị kịp thời, ba mẹ nên ghi nhớ những dấu hiệu nhận biết trẻ nghiện game dưới đây:

Chơi game liên tục không ngừng nghỉ

Dấu hiệu đầu tiên mà ba mẹ nên cảnh giác chính là khi con chơi game điện tử trong nhiều giờ liền, thậm chí ngay cả khi được yêu cầu giảm thời gian chơi game lại. Trẻ có thể chơi game từ sáng đến tối, thậm chí có trường hợp thức thâu đêm để chơi. Lúc nào trẻ cũng chỉ có tư tưởng chơi game, những chủ đề nói chuyện, tranh ảnh, thời gian rảnh đều là dành cho game.

Chơi game liên tục không ngừng nghỉ là dấu hiệu rõ nhất của những người nghiện game

Không kiểm soát được thời gian chơi cũng như bắt đầu nói dối

Ban đầu không đưa trẻ nào nghĩ rằng mình sẽ bị nghiện game cả, nhưng sẽ đến thời điểm bé mải mê chơi và không còn kiểm soát được thời gian nữa. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hi bé có dấu hiệu nói dối ba mẹ về thời gian chơi game hoặc lén lút chơi khi không được cho phép, đó chính là dấu hiệu bắt đầu chứng nghiện game.

Liên tục kể về trò chơi

Khi có đam mê về một thứ gì đó, người ta sẽ có xu hướng nói rất nhiều và kể về những thứ liên quan đến lĩnh vực mình quan tâm. Không có gì sai khi tự hào về điều mình yêu thích nhưng sự quan tâm quá nhiều về game điện tử là một điều cần phụ huynh phải để ý nhằm tránh tình trạng nghiện game cho con.

Mất tập trung, kết quả học tập sa sút

Một khi đã nghiện game, lúc nào trẻ cũng chỉ muốn được chơi game, không còn tập trung vào những thứ xung quanh kể cả việc học tập, các mối quan hệ bạn bè hoặc gia đình. Đôi khi trong lớp học bé còn làm việc riêng, lén lút chơi game và từ đó dẫn đến ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.

Xem thêm: Tác hại của nghiện game – Những nguy cơ không thể bỏ lơ

Chất lượng giấc ngủ kém, thiếu ngủ

Nhiều trẻ lợi dụng lúc người lớn đi ngủ sẽ lén chơi game, do đó vào thời điểm đáng nhẽ các con phải đi ngủ thì chúng lại chơi game. Lâu dần dẫn đến thói quen thức khuya, thiếu ngủ, chất lượng giấc ngủ không tốt và ảnh hưởng đến tinh thần vào ngày hôm sau.

Việc chơi game liên tục hoặc thức xuyên đêm khiến cơ thể không nghỉ ngơi được đầy đủ, gây tình trạng mệt mỏi, ngủ gật

Tinh thần uể oải, ngại giao tiếp

Dành nhiều thời gian trước màn hình điện tử, người nghiện game không có đủ thời gian nghỉ ngơi, thêm vào đó là không chăm lo ăn uống dẫn đến cơ thể xanh xao. Việc ít vận động cũng dễ khiến bé bị mắc nhiều căn bệnh. Giữ thói quen ngày ngày chỉ chơi game mà không gặp gỡ, giao tiếp với ai, trẻ em có xu hướng ngại giao tiếp, sợ người lạ và thích ở một mình.

Cảm xúc bất thường, dễ nổi giận

Vì thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều, không thường xuyên vận động và còn thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, tinh thần không được tỉnh táo, thường xuyên nổi giận và cảm xúc rất bất thường.

Bỏ bê các thú vui khác

Cho con theo đuổi đam mê, vừa học vừa giải trí để tránh bé chơi game nhiều

Thời gian dành cho game gần như chiếm phần lớn thời gian trong ngày của các bé. Chính vì sự hưng phấn và được tạo ra trong quá trình chơi game mà các bé rất khó để ngừng lại được. Trẻ nghiện game không còn quan tâm đến các trò tiêu khiển khác, thậm chí còn không quan tâm đến việc học, trốn học để đi chơi.

Tâm trạng thất thường, chán nản và cô đơn

Những trẻ nghiện game bỏ qua cơ hội để giao tiếp, làm quen với người khác hay tham gia sinh hoạt cùng bạn bè. Chúng chỉ tập trung làm bạn với các thiết bị điện tử. Dần dần bé sẽ có cảm giác cô đơn, bị cô lập và không thể nào hòa nhập với mọi người.

Nói dối thường xuyên, trộm cắp

Dù trước đây con bạn có là một đứa trẻ ngoan hay hơi nghịch ngợm một chút thì khi có dấu hiệu nói dối hoặc thậm chí phạm phải các tệ nạn như trộm cắp, đánh nhau, ba mẹ nên ngày lập tức tìm hiểu nguyên nhân và ngăn chặn bé tiếp tục làm sai.

Ở độ tuổi đang phát triển, trẻ em có xu hướng dễ bị lôi kéo, sa đọa vào những trò chơi điện tử. Tuy nhiên ba mẹ đừng nên quá lo lắng, mọi loại bệnh đều sẽ có thuốc đặc trị và nghiện game cũng vậy. Ba mẹ hãy bắt đầu áp dụng các phương pháp dưới đây vào việc chữa nghiện game cho con.

Bố mẹ cần hiểu đúng và có thái độ đúng đắn về game trước tiên

Ba mẹ không nên có cái nhìn quá tiêu cực về trò chơi điện tử. Những trò chơi này thực chất mang lại rất nhiều lợi ích cho bé như giúp bé giải trí, tăng khả năng sáng tạo, thúc đẩy phát triển tư duy, rèn luyện tính kiên trì và hỗ trợ cho học tập hiệu quả. Vấn đề nào cũng có 2 mặt của nó, vận dụng đúng sẽ đem lại lợi ích còn nếu lạ dụng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng xấu. Giống như sách vậy, không ai có thể phủ định nguồn kiến thức vô giá mà sách mang lại, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những thể loại sách chức các nội dung độc hại.

Ba mẹ thường có một tâm lý khá vô lý chính là khi không kiểm soát được thì sẽ cấm. Chính hành động này vô tình khiến bị bị áp lực, gò bó dẫn đến sự ngỗ nghịch và phản tác dụng.

Bố mẹ cần tìm hiểu để có cái nhìn đúng đắn hơn về game và đặc biệt là các trò mà con mình chơi

Các bộ phụ huynh hay tìm hiểu nhiều về game hơn, đặc biệt là những tựa game mà con mình đang chơi để có kiến thức rõ hơn, phân biệt được tính chất của game và đưa ra cách xử lý thích hợp, đặt ra thời gian chơi hợp lý cho bé.

Xem thêm: TOP 30 game tư duy cho trẻ vận dụng sáng tạo và bổ ích nhất

Giải pháp cho trẻ nghiện game – Tâm sự với con nhiều hơn

Mỗi việc làm của con đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó. Các bé chơi điện tử không phải vì mục đích dấn thân vào con đường nghiện game, đôi khi con đang gặp vấn đề gì đó trong cuộc sống, áp lực học tập, bị bắt nạt hay có chuyện buồn trong gia đình.

Trước hết, phụ huynh hãy mạnh dạn nói chuyện thẳng thắn với con, lắng nghe những suy nghĩ và vấn đề mà con đang gặp phải cũng như tìm hiểu về sự thú vị mà game điện tử mang lại, từ đó giữa ba mẹ và con cái sẽ trở nên thấu hiểu nhau nhiều hơn. Dần dần ba mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu về những tác hại khi nghiện game và đồng hành cùng con tìm cách cai nghiện cho con. Trong độ tuổi này, trẻ rất dễ bị nhạy cảm nên ba mẹ cần dùng những từ ngữ nhẹ nhàng, tránh thái độ gắt gỏng dễ làm bé xuất hiện tư tưởng chống đối.

Ba mẹ hãy lắng nghe và thẳng thắn nói chuyện với con để phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết cùng nhau

Đừng ngăn cấm, hãy giúp con kiểm soát

Có một sự thật rằng, khi càng ngăn cấm người ta càng dễ có tâm lý thực hiện những điều đó, nhất là dối với trẻ em. Đó là lý do vì sao khi dạy một kiến thức mới hoặc khuyên nhủ con về một vấn đề nào đó, các bậc phụ huynh thường dùng từ ngữ nhẹ nhàng, mang tính hỏi ý kiến để bé cảm nhận được sự tôn trọng, từ đó dễ dàng tin tưởng ba mẹ hơn.

Đối với trẻ nghiện game, ba mẹ không nên cấm bé chơi ngay lập tức mà hãy xây dựng chế độ chơi điều độ, dần dần giảm thời gian chơi qua từng ngày vì khi cấm đoán ở độ tuổi này đôi khi lại mang lại hệ quả tiêu cực và thậm chí khiến bé bước vào những tệ nạn khác như nói dối, cúp học, trộm tiền để chơi game,…

Ba mẹ hãy giúp con lập thời gian biểu cho từng ngày, giúp bé tự lập và dần làm quen với những thói quen lành mạnh khác. Ngoài ra, ba mẹ có thể biến việc chơi game thành phần thưởng mỗi khi được điểm tốt hay làm xong công việc được giao. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng hình thức này, tránh việc bé ỷ lại vào những lần sau, phải đòi hỏi lợi ích rồi mới làm.

Tham gia nhiều hơn các hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời

Nếu có con đang rơi vào tình trạng nghiện game, thay vì để bé mãi chìm đắm trong thế giới ảo, ba mẹ hãy cho bé tham gia vào các hoạt động thể chất, hoạt động ngoài trời. Để tăng sự hứng thú và nâng cao tinh thần gắn kết gia đình , các thành viên nên tham gia hoạt động cùng nhau.

Các hoạt động ngoài trời sẽ làm bé bận rộn hơn, khiến bé không có thời gian để nghĩ đến trò chơi điện tử nữa. Hoạt động thể thao không những mang lại sức khỏe mà còn giúp trẻ giảm được căng thẳng, phiền muộn, quên đi hứng thú khi chơi game và dần dần thoát khỏi chứng nghiện game.

Tham gia hoạt động ngoài trời cùng nhau không những hỗ trợ cai nghiện game mà còn nâng cao sức khoẻ, cải thiện mối quan hệ trong gia đình

Ba mẹ nên lựa chọn cho bé các bộ môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và sở thích của bé như đá bóng, đạp xe, bơi lội, bóng rổ, nhảy dây, chạy bộ,… Trong trường hợp ba mẹ không có nhiều thời gian, nên cho trẻ tham gia vào các câu lạc bộ để bé tiếp xúc và học hỏi nhiều hơn ở môi trường mới.

Làm việc nhà

Bên cạnh phương pháp tập luyện thể chất, ba mẹ hãy thử tập cho bé thói quen làm việc nhà. Trong thời gian đó sẽ hạn chế tối đa thời gian rảnh của con, khiến các bé không còn nhớ đến việc chơi game và còn có thể tự lập, học hỏi những điều thú vị cùng ba mẹ.

Chú ý hãy làm cho bé có động lực để tự nguyện làm việc nhà thay vì tâm trạng chán nản vì bị ép buộc. Ba mẹ có thể cùng bé sáng tạo nên những điều thú vị hoặc có những phần thưởng khi hoàn thành xong công việc.

Làm việc nhà giúp trẻ em bắt đầu tự lập hơn, hạn chế thời gian chơi game của bé

Bố mẹ cũng cần làm gương

Ba mẹ chính là tấm gương gần gũi nhất mà bé có thể dễ dàng học theo. Để bé chịu nghe lời, ba mẹ cần đưa ra những nguyên nhân hợp lý cho bé hiểu về tác hại của nghiện game. Ngoài ra những điều gì ba mẹ đã căn dặn với bé thì nhất định phải làm được để bé tin tưởng và làm theo.

Hiện nay mỗi khi đi làm về đa phần người lớn thường cầm ngay vào điện thoại để chơi game hoặc xem phim. Ba mẹ cần chú ý những lúc này con của bạn có thể quan sát và học theo. Phụ huynh nên chú ý giữ gìn hình tượng để là tấm gương sáng cho con làm theo.

Giúp con phát triển năng khiếu, sở thích

Ngoài việc học trên trường, bố mẹ cũng nên tạo điều kiện cho con tham gia vào các lớp học năng khiếu, phù hợp với sở thích của bé. Nhiều bố mẹ quan sát thấy con có đam mê với máy tính và các trò chơi nên đã định hướng cho con tham gia các lớp học lập trình, IT để khơi dậy đam mê của con. Ba mẹ nên sắp xếp các buổi học cho bé vào cuối tuần để bé vừa học và vừa được giải trí, quên đi những cám dỗ từ game điện tử.

Cho con theo đuổi đam mê, vừa học vừa giải trí để tránh bé chơi game nhiều

Không để các thiết bị chơi game trong phòng riêng của con từ sớm

Trong phòng ngủ nên hạn chế tất cả các thiết bị chơi game. Trong trường hợp bé đang rất rảnh rỗi và muốn làm gì đó, nếu xuất hiện các thiết bị chơi game ngay bên cạnh sẽ làm khả năng nghiện game của bé ngày càng cao. Hãy cất các thiết bị chơi game ở nơi thích hợp, tránh bỏ trong phòng ngủ. Điều này còn giúp bé đỡ bị phân tâm, hình thành được thói quen ngủ sớm và giúp ngủ sâu giấc hơn. Hãy đặt điện thoại, máy tính hoặc các thiết bị chơi game ở một nơi mà ba mẹ có thể nhìn thấy, bé sẽ hiểu rằng ba mẹ đang theo dõi thời gian chơi game của con để đánh giá tình hình và đưa ra thời gian biểu phù hợp.

Điều trị tâm lý nếu tình trạng quá nghiêm trọng!

Nghiện game cũng được xác nhận là một loại bệnh tâm thần, nó khiến người bệnh dần dần lánh xa cộng đồng, chỉ lủi thủi một mình, không muốn giao tiếp hay kết bạn với nhiều người. Thậm chí có những trường hợp nguy hiểm hơn chính là chứng trầm cảm, nó đem lại những suy nghĩ tiêu cực cho mỗi người.

Trong quá trình điều trị, ba mẹ hãy là những người quan sát và so sánh về sự nhiệt tình và niềm vui lành mạnh với chứng rối loạn lâm sàng. Trẻ em nghiện game và người thân cần hạ quyết tâm đạt được những thứ mình muốn.

Điều trị tâm lý còn có những phương pháp được cung cấp để xác định thời điểm trẻ mất hứng thú và ham mê chơi game theo những thứ khác. Việc phân tích rất quan trọng, nó giúp ba mẹ nhìn ra được suy nghĩ và mấu chốt vấn đề để có thể ngăn chặn kịp thời, tìm cách chữa cho bé.

Trẻ bị nghiện game cũng không khó để nhận biết, một khi được phát hiện sớm và có nỗ lực điều trị, chắc chắn bệnh nghiện game ở trẻ em có thể được điều trị nhanh chóng. Chơi game điện tử không phải là xấu, thậm chí nếu được vận dụng đúng cách còn giúp trẻ em nâng cao kết quả học tập, rèn luyện sự nhanh nhạy và tính kiên trì. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần có sự kiểm soát bản thân chặt chẽ và sự quan tâm từ ba mẹ.

Bật mí thêm với các bậc phụ huynh! Ngoài các phương pháp vừa nêu trên, ba mẹ hãy cùng bé tham gia các chương trình rèn luyện kỹ năng sống như khoá học KidUP của UPO.

Trải qua một quá trình hình thành và phát triển nhiều năm qua, UPO đang dần khẳng định vị trí của mình trên con đường giúp đỡ nhiều trẻ em nâng cao kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tránh xa những tệ nạn xã hội. UPO là môi trường đào tạo chuyên nghiệp, lành mạnh cho bé dành cho các bé từ 9 – 16 tuổi. Với mục tiêu đào tạo khai phóng và tư duy tự thức, ngoài các kỹ năng sống UPO còn hướng đến giúp các con xây dựng thái độ sống đúng đắn, tích cực và khám phá tiềm năng bản thân.

Để tìm hiểu thêm về khóa học KidUP, các bậc phụ huynh có thể tham khảo theo đường dẫn dưới đây:

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Chủ Đề